Từ bao đời nay, đồng bào DTTS ở Gia Lai vẫn gìn giữ được không gian giọt nước mát ngọt cho buôn làng. Đây không chỉ là nơi cung cấp nguồn nước sinh hoạt mà còn là nơi dân làng cùng gặp gỡ, trò chuyện và thực hiện các nghi lễ trong đời sống tín ngưỡng.
Theo đề án Bảo tồn di sản Không gian văn hóa cồng chiêng giai đoạn 2023 - 2025, tỉnh Gia Lai phục dựng một số lễ hội có sử dụng cồng chiêng của dân tộc Ba Na và Gia Rai; mở các lớp dạy đánh chiêng.
Media -
BDT -
17:30, 03/06/2024 Lễ cầu mưa là nét văn hóa dân gian đặc trưng của đồng bào dân tộc Gia Rai. Người Gia Rai gọi mưa là “Hơ Jan” và rất coi trọng vì “Hơ Jan” giúp họ giải được nhiệt của cái nắng oi bức, rát bỏng, làm cây cối, hoa màu ở nương, rẫy trở nên tươi tốt. Bởi vậy, trong chuỗi nghi lễ dân gian của đồng bào Gia Rai, lễ cầu mưa là một trong những tín ngưỡng đặc trưng. Lễ hội này thường được tổ chức vào tháng 4, tháng 5 hằng năm với mục đích cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, mong cho dân làng có sức khỏe tốt, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Là một trong các nội dung, dự án thành phần thuộc Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2025, Dự án khôi phục Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên sẽ được tỉnh Gia Lai triển khai xây dựng 6 mô hình, gồm 6 nhà rông truyền thống và 6 bến nước truyền thống; mỗi năm xây dựng 2 mô hình, bắt đầu từ năm 2023.
Du lịch -
Tào Đạt -
10:31, 03/05/2024 “Theo dấu chân Người” là chủ đề của chuỗi các hoạt động tháng 5/2024, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội). Trong đó, có nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức như “Bài ca dâng Bác”, “Tây Nguyên với Bác Hồ - Bác Hồ với Tây Nguyên”, tái hiện lễ mừng chiến thắng của dân tộc Gia Rai, tỉnh Gia Lai…
Thời gian qua, huyện Ia Grai (Gia Lai) đã triển khai nhiều giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Trong đó, dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị di sản thuyền độc mộc và không gian văn hóa cồng chiêng của người Gia Rai ở xã biên giới Ia O” là một giải pháp hữu hiệu, tạo động lực cho đồng bào DTTS vùng biên giới gìn giữ nét văn hóa đặc sắc của dân tộc.
Huyện Chư Păh (Gia Lai) có tỷ lệ DTTS chiếm 52% dân số. Trong đó, chủ yếu là đồng bào Gia Rai với những di sản văn hóa phi vật thể như: Lễ Pơ Thi (bỏ mả), Pơ Jrao, cúng nhà rông, mừng chiến thắng, cúng giọt nước (bến nước)… Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào Gia Rai, mới đây, Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San đã phối hợp với Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện phục dựng lễ Pơ Jrao tại làng Mrông Yố 1 (xã Ia Ka).
Xã hội -
Ngọc Thu - H. Minh -
11:00, 10/06/2022 Với dáng người cao, đôi chân dài, hàng ngày chị H’Uyên Niê thoăn thoắt vượt đèo, lội suối đi khắp các thôn làng để gần gũi, giúp đỡ mọi người; đồng thời tuyên truyền đến từng gia đình xóa bỏ tảo hơn, chuyên tâm làm ăn, tích cực tham gia các phong trào phát động của địa phương... Những việc làm của chị H’Uyên Niê đã in dấu tốt đẹp trong lòng người Gia Rai ở xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh, Gia Lai.
Thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là chính sách bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, cùng với tâm huyết, tình yêu đối với văn hóa truyền thống của dân tộc Gia Rai, chị Ksor H’Nhi đã thành lập Câu lạc bộ “Truyền dạy cồng chiêng dân tộc Gia Rai” của xã Ia Rbol (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) cho thế hệ trẻ. CLB truyền dạy cồng chiêng đã góp phần bảo tồn, lan tỏa và phát huy di sản văn hóa truyền thống của đồng bào Gia Rai trong quá trình hội nhập và phát triển.
Tổ dân phố 6, phường Sông Bờ, thị xã Ayunpa (Gia Lai) vừa tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc nhân Kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2022), nay là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Thiếu tướng Rah Lan Lâm - Giám đốc Công an tỉnh; lãnh đạo tỉnh Gia Lai, thị xã Ayun Pa và nhân dân địa phương cùng chung vui.
Ngày 25/3, ông Lê Tấn Hùng - Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đăk Đoa (Gia Lai) cho biết: Vụ Đông Xuân 2011 - 2022, huyện Đăk Đoa đã triển khai cánh đồng lúa một giống, chất lượng cao HN6 tại địa bàn 3 xã gồm Hà Bầu, Ia Pết, Glar với quy mô 237 ha.
Trong khuôn khổ các hoạt động sự kiện Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2021, tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Gia Rai đến từ tỉnh Gia Lai đã tái hiện lại Lễ Bỏ mả (Pơ thi) truyền thống của dân tộc mình.
Xã hội -
Ngọc Thu -
11:10, 14/06/2023 Tối 13/6, tại xã Ia Phí (huyện Chư Păh, Gia Lai), Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Chư Păh phối hợp với UBND xã Ia Phí, Trường Tiểu học Ia Phí mở lớp xóa mù chữ. Tham gia, có 80 học viên là đồng bào DTTS Gia Rai trên địa bàn xã, được chia thành 4 lớp.
Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đã tổng kết lớp học cồng chiêng và múa xoang, trao chứng nhận cho 47 học sinh dân tộc Gia Rai của Trường Tiểu học số 1 xã Ia Băng.
Media -
Tố Oanh - Kim Anh -
10:41, 21/09/2022 Dân tộc Gia Rai hay còn gọi Giơ-rai, Chơ rai, Tơ Buăn, Hơbau, Hdrung, Chor gồm các nhóm địa phương: Chor, Hđrung (gồm cả Hbau, Chor), Aráp, Mthur, Tơbuân. Người Gia Rai Cư trú tập trung ở tỉnh Gia Lai, một bộ phận ở tỉnh Kon Tum và phía Bắc tỉnh Ðắk Lắk. Ngày nay, nhiều chương trình, chính sách của Đảng, Nhà nước đã giúp đồng bào Gia Rai có cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc, đặc biệt bảo tồn và phát huy hệ thống các giá trị văn hóa truyền thống.
Người Gia Rai quan niệm, thóc do Yàng ban tặng nên người và thóc không được “ở” cùng nhau. Bởi lẽ đó, sự tồn tại của kho thóc còn thể hiện sâu sắc triết lý và tín ngưỡng của người Gia Rai.
Hơn 40 năm qua Đại tá, Nghệ sĩ Nhân dân Rơ Chăm Phiang, dân tộc Gia Rai đã không ngừng nỗ lực để cống hiến cho nền âm nhạc nước nhà. Bà đã ghi nhiều dấu ấn với người hâm mộ khi chinh phục được rất nhiều giải thưởng lớn, nhỏ trong và ngoài nước. Đặc biệt, bà còn được xem là một trong những giọng Opera hiếm có của Việt Nam.
Bây giờ, có lẽ nhiều người đã lãng quên mất Lung Leng - địa danh từng một thời làm chấn động giới khảo cổ học cả nước. Các hố khai quật nằm ngay sát mép nước lòng hồ thủy điện chỉ có dòng sông và cánh rừng là trầm mặc như luyến tiếc dấu xưa. Ngàn đời đã trôi qua, và người dân xứ này vẫn ngày ngày sống trên vùng di chỉ.
Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2025 vừa được Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt. Đây là Đề án tổng thể với nhiều nội dung, nhiệm vụ, giải pháp thiết thực nhằm góp phần bảo vệ toàn vẹn không gian di sản văn hóa cồng chiêng.