Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Điểm sáng trong công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa của dân tộc Gia Rai

Ksor H’Yuên - 08:27, 06/10/2022

Thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là chính sách bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, cùng với tâm huyết, tình yêu đối với văn hóa truyền thống của dân tộc Gia Rai, chị Ksor H’Nhi đã thành lập Câu lạc bộ “Truyền dạy cồng chiêng dân tộc Gia Rai” của xã Ia Rbol (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) cho thế hệ trẻ. CLB truyền dạy cồng chiêng đã góp phần bảo tồn, lan tỏa và phát huy di sản văn hóa truyền thống của đồng bào Gia Rai trong quá trình hội nhập và phát triển.

Một buổi sinh hoạt cồng chiêng của CLB "Truyền dạy cồng chiêng dân tộc Gia Rrai" xã Ia Rbol
Một buổi sinh hoạt cồng chiêng của CLB "Truyền dạy cồng chiêng dân tộc Gia Rrai" xã Ia Rbol

Quy tụ người yêu chiêng vào CLB

Chia sẻ về quá trình thành lập CLB “Truyền dạy cồng chiêng dân tộc Gia Rai”, chị Ksor H’Nhi cho biết: Qua đọc báo, xem truyền hình và theo dõi trên các phương tiện thông tin đại chúng, mình nhận thấy nhiều dân tộc đã bảo tồn, phát huy rất tốt các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc trong đời sống văn hóa tinh thần và phát triển du lịch. Người Gia rai ở xã Ia Rbol cũng có di sản văn hóa rất phong phú, nhưng làm cách nào để bảo tồn?

“Trong một lần “lướt” facebook, mình vô tình thấy trang fanpage của Hội đồng Anh và Viện văn hóa Nghệ Thuật Việt Nam ViCas đang triển khai một cuộc thi viết ý tưởng về gìn giữ và phát huy văn hóa truyền thống dân tộc. Trong đầu mình chợt nghĩ ngay đến chủ đề gìn giữ văn hóa cồng chiêng của người Gia Rai. Sau đó mình tham gia viết ý tưởng rồi gửi bài thi cho Ban Tổ chức. Rất may mắn, ý tưởng của mình được lựa chọn tài trợ cho việc ra mắt và duy trì CLB sinh hoạt cồng chiêng”, chị Ksor H’Nhi chia sẻ.

Ban đầu, chị H’Nhi cảm thấy vui mừng vì ý tưởng thành lập CLB truyền dạy cồng chiêng của mình được chọn tài trợ. Song chị cũng rất lo lắng, bởi việc thành lập CLB không khó, nhưng việc duy trì sinh hoạt thường xuyên, phát huy di sản văn hóa cồng chiêng trong đời sống cộng đồng lại không hề dễ dàng.

Bằng tâm huyết, quyết tâm gìn giữ di sản văn hóa dân tộc, cộng với sự động viên, hỗ trợ của chính quyền địa phương, tháng 2/2021, CLB “Truyền dạy cồng chiêng dân tộc Gia Rai” chính thức được thành lập. Với vai trò chủ nhiệm CLB, chị H’Nhi đã chủ động tập hợp các nghệ nhân, già làng, những người biết chỉnh chiêng, thanh niên trong xã biết chơi cồng chiêng, múa xoang tham gia sinh hoạt CLB.

Đến nay, CLB đã phát triển lên 50 thành viên, trong đó có 30 thành viên nam tham gia chơi chiêng, 20 thành viên nữ múa xoang. CLB duy trì sinh hoạt vào các ngày cuối tuần, định kỳ 2 lần/tháng, mỗi buổi sinh hoạt từ 3 đến 4 tiếng đồng hồ. Thời gian linh hoạt để phù hợp với từng hoàn cảnh, công việc của mỗi thành viên. Những lúc nông nhàn, số buổi sinh hoạt có thể tăng thêm, còn thời điểm bước vào mùa vụ thì thời gian sinh hoạt có thể giảm xuống.

Là 2 thành viên lớn tuổi nhất trong CLB, ông Siu Nhơn (quản lý CLB) và ông Ksor Tuân (phụ trách chỉnh chiêng) có nhiệm vụ hướng dẫn, dạy cách chỉnh chiêng, chơi chiêng cho các thành viên nam. Còn các thành viên nữ thì linh hoạt, chủ động trong việc luyện tập múa xoang. Trong nhóm sẽ chọn một vài người múa đẹp, thuần thục trực tiếp dạy cho những thành viên khác để mỗi khi tham gia hội thi, hội diễn, cả đội cùng múa đều, múa đẹp.

Phát huy di sản văn hóa cồng chiêng

Các thành viên của CLB “Truyền dạy cồng chiêng dân tộc Gia Rai” xã Ia Rbol duy trì sinh hoạt tại nhà sinh hoạt cộng đồng buôn Rưng Ma Nin.
Các thành viên của CLB “Truyền dạy cồng chiêng dân tộc Gia Rai” xã Ia Rbol duy trì sinh hoạt tại nhà sinh hoạt cộng đồng buôn Rưng Ma Nin.

Tại xã Ia Rbol, cứ đến kỳ sinh hoạt là tiếng chiêng lại ngân lên thay cho lời thông báo. Các thành viên trong CLB chỉ cần nghe tiếng chiêng ngân vang từ nhà sinh hoạt cộng đồng của buôn Rưng Ma Nin là sẽ gọi nhau tập trung về địa điểm sinh hoạt để cùng tập luyện đánh chiêng, múa xoang và ca hát. “Mỗi buổi sinh hoạt, không chỉ có các thành viên trong CLB tụ họp, sinh hoạt mà nhiều cụ già, trẻ con ở các buôn cũng đến xem, thưởng thức các bài chiêng, múa hát,… Ai nấy đều hào hứng, phấn khởi”, ông Nay Nhơn - quản lý câu lạc bộ chia sẻ thêm.

Bên cạnh những thành viên lớn tuổi, giàu kinh nghiệm trong việc chỉnh chiêng, chơi chiêng, các thành viên độ tuổi thanh niên cũng luôn cố gắng học hỏi, lĩnh hội các kiến thức, kỹ năng truyền đạt của các thế hệ trước để hoàn thiện kỹ năng chơi chiêng, múa xoang ngày càng hay hơn, đẹp hơn.

Anh Kpă TơGrai, nhà ở buôn Rưng Ma Đoan chia sẻ: “Được trở thành thành viên của CLB truyền dạy cồng chiêng dân tộc Gia Rai, tôi rất vui và tự hào. Tôi được học hỏi nhiều điều bổ ích từ các thế hệ cha anh đi trước, nhất là kỹ năng chỉnh chiêng, chơi chiêng. Đây là môi trường tuyệt vời để thế hệ trẻ như tôi thêm hiểu biết về văn hóa dân tộc mình, từ đó tiếp tục phát huy trong đời sống hằng ngày”.

Dù chỉ mới thành lập song CLB “Truyền dạy cồng chiêng dân tộc Gia Rai” xã Ia Rbol đã đạt được nhiều thành tích nổi bật trong các hội thi, hội diễn văn hóa, cồng chiêng cấp tỉnh và thị xã. Tiêu biểu như tại Ngày hội văn hoá các DTTS tỉnh Gia Lai, lần thứ nhất - năm 2022, CLB đã giành giải Ba diễn xướng cồng chiêng; tại Hội thi văn hóa cồng chiêng các DTTS thị xã Ayun Pa lần thứ hai năm 2022, CLB giành giải Nhì diễn xướng cồng chiêng,…

Bên cạnh việc tham gia các hội thi, hội diễn tại tỉnh, thị xã, CLB còn tích cực tham gia phục vụ các sự kiện chính trị của địa phương và các sinh hoạt văn hóa cộng đồng,... Chị Rơcom Bình Nguyên, Bí thư Đoàn Thanh niên xã Ia Rbol cho biết: “Trước đây mỗi buôn đều có đội cồng chiêng riêng. Tuy nhiên, thành viên trong đội không ổn định nên khó khăn trong việc duy trì tập luyện. Việc thành lập “CLB truyền dạy cồng chiêng dân tộc Gia Rai” là một mô hình cần thiết nhằm tập hợp những người yêu thích chơi cồng chiêng, nhất là các bạn trẻ. Đoàn Thanh niên sẽ luôn đồng hành, hỗ trợ các điều kiện cần thiết giúp CLB duy trì luyện tập, tích cực tham gia các hội thi, hội diễn trong và ngoài xã để bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc”.

CLB “Truyền dạy cồng chiêng dân tộc Gia Rai” xã Ia Rbol hiện nay đang trở thành điểm sáng trong công tác giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống người Gia Rai trên địa bàn thị xã Ayun Pa nói riêng, của tỉnh Gia Lai nói chung. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thổ cẩm Hoa Tiến từ vùng cao xứ Nghệ đến bạn bè quốc tế

Thổ cẩm Hoa Tiến từ vùng cao xứ Nghệ đến bạn bè quốc tế

Tại bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu (Nghệ An) có một gia đình người Thái bao đời luôn trân trọng nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc, của gia đình như một di sản văn hóa quý giá. Đặc biệt, các thế hệ trong gia đình này luôn ý thức truyền nghề cho hế hệ sau. Cô gái trẻ Sầm Thị Tình là thế hệ thứ tư đã khởi nghiệp và bước đầu đã gặt hái những trái ngọt từ nghề truyền thống của gia đình
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam, Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam, Trung Quốc

Thời sự - PV - 22:13, 28/03/2023
Ngày 28/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp đồng chí Vương Ninh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Công tác dân nguyện đã góp phần tăng cường niềm tin của Nhân dân với Đảng và Nhà nước

Công tác dân nguyện đã góp phần tăng cường niềm tin của Nhân dân với Đảng và Nhà nước

Thời sự - PV - 22:10, 28/03/2023
Chiều 28/3, tại Nhà Quốc hội, Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập (17/3/2003 - 17/3/2023) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì.
Đồng bào Mông ở Sa Pa giữ nghề chạm bạc

Đồng bào Mông ở Sa Pa giữ nghề chạm bạc

Media - Trọng Bảo - 21:16, 28/03/2023
Trải qua hàng trăm năm, người Mông dưới chân núi Hoàng Liên vẫn gìn giữ nghề chạm khắc bạc truyền thống của dân tộc mình. Với họ, những trang sức làm bằng bạc là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tinh thần.
Thổ cẩm Hoa Tiến từ vùng cao xứ Nghệ đến bạn bè quốc tế

Thổ cẩm Hoa Tiến từ vùng cao xứ Nghệ đến bạn bè quốc tế

Sắc màu 54 - Tấn Vịnh - 21:12, 28/03/2023
Tại bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu (Nghệ An) có một gia đình người Thái bao đời luôn trân trọng nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc, của gia đình như một di sản văn hóa quý giá. Đặc biệt, các thế hệ trong gia đình này luôn ý thức truyền nghề cho hế hệ sau. Cô gái trẻ Sầm Thị Tình là thế hệ thứ tư đã khởi nghiệp và bước đầu đã gặt hái những trái ngọt từ nghề truyền thống của gia đình
Công tác dân vận vùng đồng bào DTTS trước hết phải làm cho người dân “ưng cái bụng”

Công tác dân vận vùng đồng bào DTTS trước hết phải làm cho người dân “ưng cái bụng”

Công tác Dân tộc - Thành Nhân - 21:02, 28/03/2023
Phú Yên có 3 huyện miền núi: Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh, có đông đồng bào DTTS sinh sống. Mỗi dân tộc có phong tục, tập quán riêng, nên chính quyền và các hội, đoàn thể ở địa phương luôn xác định rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác dân vận. Cán bộ nói bà con nghe, tin tưởng và “ưng cái bụng”. Nhờ vậy, tình hình an ninh chính trị ở vùng đồng bào DTTS luôn được giữ vững, cuộc sống của bà con ngày càng ấm no, diện mạo nông thôn miền núi ngày càng khởi sắc.
Đồng bào Mông ở Sa Pa giữ nghề chạm bạc

Đồng bào Mông ở Sa Pa giữ nghề chạm bạc

Trải qua hàng trăm năm, người Mông dưới chân núi Hoàng Liên vẫn gìn giữ nghề chạm khắc bạc truyền thống của dân tộc mình. Với họ, những trang sức làm bằng bạc là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tinh thần.
Ủy ban Dân tộc: Tập huấn triển khai Hệ thống theo dõi nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao

Ủy ban Dân tộc: Tập huấn triển khai Hệ thống theo dõi nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao

Tin tức - Việt Cường - 21:00, 28/03/2023
Ngày 28/3, tại Trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Văn phòng Ủy ban phối hợp với Cục Kiểm soát Thủ tục hành chính (Văn phòng Chính phủ) tổ chức Lớp tập huấn, hướng dẫn sử dụng phần mềm theo dõi nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao. Ông Lò Quang Tú - Chánh Văn phòng Ủy ban Dân tộc dự và khai mạc Lớp tập huấn.
Giao lưu văn hóa đồng bào Mông trên rừng Sơn Tra

Giao lưu văn hóa đồng bào Mông trên rừng Sơn Tra

Media - Thùy Anh - 20:46, 28/03/2023
Sơn Tra - loài hoa biểu tượng cho vẻ đẹp hoang sơ, sức sống bền bỉ, tinh thần vượt khó của cộng đồng dân tộc Mông nơi rẻo cao Nậm Nghẹp, huyện Mường La, tỉnh Sơn La lại có sức hấp dẫn kỳ lạ đối với hàng nghìn du khách đến trải nghiệm và khám phá giữa tiết trời dịu mát của tháng 3.
Vẻ xuân sắc của phụ nữ vùng cao Lai Châu

Vẻ xuân sắc của phụ nữ vùng cao Lai Châu

Sắc màu 54 - Hà Minh Hưng - 20:29, 28/03/2023
Nằm ở phía Tây Bắc địa đầu Tổ quốc, Lai Châu - vùng đất có 86% dân số là đồng bào DTTS thuộc 20 dân tộc anh em cùng sinh sống. Mỗi một dân tộc, từ con người đến tập quán sản xuất, sinh hoạt, đặc biệt là văn hóa có bản sắc rất đặc trưng, độc đáo. Có dịp đến với vùng đất, khoảng khắc mà chúng tôi ghi lại được là hình ảnh những thiếu nữ, những phụ nữ DTTS tràn đầy xuân sắc trong trang phục truyền thống - một vẻ đẹp riêng của "bức tranh văn hóa" nơi bản làng vùng cao.
Hơn 19.000 lượt khách hàng được vay vốn từ Nghị định 28 của Chính phủ

Hơn 19.000 lượt khách hàng được vay vốn từ Nghị định 28 của Chính phủ

Công tác Dân tộc - Mai Hương - 20:14, 28/03/2023
Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Chính phủ về “Chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025” (Nghị định 28) đã giúp cho hơn 19.000 lượt khách hàng đồng bào DTTS và miền núi phát triển sinh kế, vươn lên trong cuộc sống.
Giám sát triển khai 3 Chương trình MTQG

Giám sát triển khai 3 Chương trình MTQG

Media - Trọng Bảo - 20:12, 28/03/2023
Ngày 27/3, Đoàn giám sát của Quốc hội đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Lào Cai về việc triển khai thực hiện 3 Chương trình MTQG.