Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghệ nhân Ksor Thu: Tâm huyết truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ

Ksor H’Yuên - 22:34, 05/01/2025

Nghệ nhân, Người có uy tín Ksor Thu ở buôn Sô Ma Lơng A, xã Chrôh Pơnan, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai đã có hơn 40 năm gắn bó với nghệ thuật cồng chiêng. Nay, ông còn trực tiếp tham gia truyền dạy cồng chiêng cho thanh, thiếu niên dân tộc Gia Rai tại các buôn làng.

Nghệ nhân, Người có uy tín Ksor Thu (thứ ba, bìa trái) hướng dẫn học viên trình diễn cồng chiêng tại buổi tổng kết lớp truyền dạy cồng chiêng.
Nghệ nhân, Người có uy tín Ksor Thu (thứ ba, bìa trái) hướng dẫn học viên trình diễn cồng chiêng tại buổi tổng kết Lớp truyền dạy cồng chiêng

Trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc (18/11) vừa qua, Đội cồng chiêng thanh, thiếu niên dân tộc Gia Rai tại buôn Sô Ma Lơng B, xã Chrôh Pơnan, huyện Phú Thiện đã trình tấu những màn cồng, chiêng vui nhộn, âm thanh vang vọng khắp buôn làng. Để có được bầu không khí sôi động này, phải kể đến vai trò truyền dạy cồng chiêng của nghệ nhân, Người có uy tín Ksor Thu.

Năm 2024 là năm thứ hai nghệ nhân Ksor Thu được mời tham gia truyền dạy cồng chiêng cho các thanh, thiếu niên dân tộc Gia Rai tại các làng thuộc 2 xã Ia Hiao, Chrôh Pơnan, huyện Phú Thiện. Mỗi lớp có khoảng 30 học viên tham gia. Đối với nghệ nhân Ksor Thu, việc truyền dạy cồng chiêng là niềm vinh dự lớn lao, vừa là trách nhiệm đối với thế hệ trẻ Gia Rai để giáo dục di sản, nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Gia Rai.

Nghệ nhân Ksor Thu cho biết, các cháu thanh, thiếu niên dân tộc Gia Rai đều đã biết chơi cồng chiêng trong các dịp lễ hội tại địa phương, do vậy, khả năng cảm âm, chơi chiêng của các cháu đều khá tốt. Các cháu tiếp thu nhanh các bài nhạc, từ những bài chiêng cổ đến hiện đại. Lợi thế này tạo cho tôi có thêm động lực truyền đạt hết những kỹ năng, sự hiểu biết về cồng chiêng, giúp các cháu hoàn thiện khả năng chơi chiêng truyền thống, tiếp tục lan tỏa niềm đam mê nghệ thuật cồng chiêng cho các thế hệ sau.

Các học viên trình diễn cồng chiêng sau khi hoàn thành khóa học.
Các học viên trình diễn cồng chiêng sau khi hoàn thành khóa học

Anh Nay Soan, buôn Sô Ma Lơng B, xã Chrôh Pơnan chia sẻ: “Tôi rất vui vì được tham gia lớp học truyền dạy cồng chiêng năm nay. Đây là dịp để tôi học hỏi, trau dồi thêm sự hiểu biết, kỹ năng chơi các bài nhạc khác nhau, nhất là các bài nhạc chiêng cổ mà trước giờ mình chưa từng biết đến”.

Kể về hành trình bén duyên với cồng chiêng, nghệ nhân Ksor Thu chia sẻ: Từ nhỏ, bản thân tôi đã được sống trọn vẹn với âm thanh tuyệt diệu của cồng chiêng. Vào những dịp lễ hội như lễ mừng lúa mới, pơ thi, cúng bến nước…, tôi luôn hòa vào không khí chung bằng việc chơi trống, chơi cồng chiêng lẻ. Thời đó, thanh, thiếu niên nào cũng có thể chơi cồng chiêng, chị em nào cũng thành thạo múa xoang. Càng nghe nhiều, càng thích thú. Khả năng cảm âm cồng chiêng của tôi tốt dần lên mỗi ngày. Rồi tôi chủ động học hỏi cách chỉnh, chơi dàn cồng chiêng dài (từ 18 đến 20 chiếc) từ những người già am hiểu sâu về cồng chiêng trong buôn. Đến năm 13 tuổi, tôi đã tự tin diễn xướng dàn chiêng dài cùng anh em, kể cả người già có thâm niên chơi cồng chiêng lâu năm trong các lễ hội do buôn tổ chức.

Đội cồng chiêng thanh niên dân tộc Gia Rai giao lưu sinh hoạt cồng chiêng dịp cuối tuần.
Đội cồng chiêng thanh niên dân tộc Gia Rai giao lưu sinh hoạt cồng chiêng dịp cuối tuần

Không chỉ tham gia diễn xướng cồng chiêng phục vụ sinh hoạt trong phạm vi làng, xã mà nghệ nhân Ksor Thu còn tích cực tham gia các hội thi, hội diễn liên hoan cồng chiêng do huyện, tỉnh tổ chức, mang về nhiều thành tích cao cho toàn đội. Đơn cử năm 2023, nghệ nhân Ksor Thu trực tiếp tập luyện, tham gia cùng đội thi xã Chrôh Pơnan và đạt giải Ba tiết mục diễn xướng cồng chiêng cổ tại Hội thi Văn hóa Thể thao các DTTS huyện Phú Thiện lần thứ XIV năm 2023. Bên cạnh đó, nghệ nhân Ksor Thu còn tích cực tham gia giao lưu, trình diễn cồng chiêng tại Festival văn hóa cồng chiêng Gia Lai năm 2023, các buổi trình diễn cồng chiêng cuối tuần tại thành phố Pleiku,…

Để thỏa niềm đam mê với nghệ thuật cồng chiêng, đầu năm 2022 nghệ nhân Ksor Thu tự bỏ tiền ra đầu tư một bộ cồng chiêng cải tiến với số tiền 35 triệu đồng, đồng thời phục vụ sinh hoạt, lễ hội truyền thống trong và ngoài địa phương. Nghệ nhân Ksor Thu bày tỏ: Trước đây, ông bà tôi cũng sở hữu bộ chiêng riêng của gia đình. Trong thời kỳ chiến tranh, do phải chuyển buôn nên nhiều cồng chiêng quý đã bị thất lạc. Hiện nay, người Gia Rai ở Phú Thiện vẫn tổ chức các nghi lễ, lễ hội truyền thống nên không thể thiếu âm thanh cồng chiêng. Nhận thức được điều đó, tôi đã dùng số tiền tiết kiệm được trong nhiều năm để mua bộ cồng chiêng cho gia đình, phục vụ việc truyền dạy miễn phí cho thanh, thiếu niên xa.

Ông Ksor Thu là Người uy tín gương mẫu, có nhiều kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền, vận động bà con thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước. Đồng thời là nghệ nhân có nhiều đóng góp quan trọng trong các hoạt động, phong trào văn hóa, văn nghệ của địa phương. Ông tích cực tham gia truyền dạy cồng chiêng cho thanh, thiếu niên, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS trên địa bàn xã.

Ông Trần Văn ThiềuPhó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Chrôh Pơna
Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Người có uy tín góp sức cho những công trình từ Chương trình MTQG 1719

Người có uy tín góp sức cho những công trình từ Chương trình MTQG 1719

Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS đang phát huy vai trò quan trọng tham gia việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719). Người có uy tín trở thành một trong những lực lượng nòng cốt, tiên phong trong việc huy động sức mạnh tổng hợp, để thực hiện thành công Chương trình.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Chúng ta đang nắm trong tay trách nhiệm và sứ mệnh vẻ vang trước mối đe dọa lớn nhất với hành tinh

Thủ tướng: Chúng ta đang nắm trong tay trách nhiệm và sứ mệnh vẻ vang trước mối đe dọa lớn nhất với hành tinh

Chiều 16/4, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Lễ khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) Việt Nam năm 2025 với chủ đề "Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm".
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu thông điệp chính sách tại Hội nghị P4G Việt Nam 2025

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu thông điệp chính sách tại Hội nghị P4G Việt Nam 2025

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, nhìn về tương lai, Việt Nam đang nhanh chóng thúc đẩy các đột phá chiến lược, nỗ lực chuẩn bị tốt nhất cho quá trình phát triển vừa nhanh, vừa xanh, bao trùm và bền vững.
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết Trung ương 11

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết Trung ương 11

Thời sự - BDT - 6 giờ trước
Sáng 16/4, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Tổng Bí thư Tô Lâm dự, phát biểu chỉ đạo Hội nghị tại điểm cầu Trung ương. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Tác dụng của lá hẹ với sức khỏe

Tác dụng của lá hẹ với sức khỏe

Media - BDT - 6 giờ trước
Lá hẹ là loại rau được sử dụng làm gia vị trong nhiều món ăn và còn là vị thuốc trong Đông y, có tác dụng chữa nhiều bệnh. Theo Đông y, hẹ có tên gọi Phỉ thái, có vị cay, ngọt, tính ấm, có tác dụng kiện tỳ ôn trung, hành khí, tán ứ, chủ trị các trường hợp đau ngực, nấc, chấn thương… tăng cường thể lực, thúc đẩy tuần hoàn máu qua đó giúp cải thiện tình trạng dương khí suy yếu.
Mùa bánh trứng kiến

Mùa bánh trứng kiến

Media - BDT - 6 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 15/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Thắk-kôn của đồng bào Khmer Sóc Trăng. Mùa bánh trứng kiến. “Vua sâm” giúp dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đền thờ Mẫu – Chốn linh thiêng ở kỳ quan Đèo Ngang

Đền thờ Mẫu – Chốn linh thiêng ở kỳ quan Đèo Ngang

Dân tộc - Tôn giáo - Phạm Tiến - 7 giờ trước
Nằm trên hành trình thiên lý Bắc – Nam, Đền thờ Mẫu Liễu Hạnh đã trở thành điểm đến tâm linh đầy huyền bí. Qua bao cuộc biến thiên, tích xưa “Công chúa Quỳnh Hoa giáng trần giúp dân bản tránh khỏi nạn dịch, xua đuổi thú dữ, dạy người trồng lúa…” vẫn trường tồn ở vùng đất sơn thủy hữu tình này.
Mùa bánh trứng kiến

Mùa bánh trứng kiến

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 15/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Thắk-kôn của đồng bào Khmer Sóc Trăng. Mùa bánh trứng kiến. “Vua sâm” giúp dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đại tướng Phan Văn Giang tham gia Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9 tại Trung Quốc

Đại tướng Phan Văn Giang tham gia Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9 tại Trung Quốc

Tin tức - Như Tâm - 7 giờ trước
Sáng 16/4, các hoạt động trong khuôn khổ Chương trình giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9 chính thức diễn ra. Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam do Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn đã đến Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị (huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn) tham dự Lễ chào, tô son Cột mốc 1.116 và sau đó xuất cảnh qua Cửa khẩu Hữu Nghị tham gia hoạt động giao lưu tại Trung Quốc.
Thủ tướng chủ trì Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị Thượng đỉnh P4G

Thủ tướng chủ trì Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị Thượng đỉnh P4G

Thời sự - PV - 7 giờ trước
Chiều 16/4, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón chính thức các Đoàn khách quốc tế tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) Việt Nam năm 2025.
Lời tự tình của đàn goong

Lời tự tình của đàn goong

Sắc màu 54 - Tiêu Dao - 7 giờ trước
Giữa không gian thảo nguyên bao la, tiếng đàn goong dìu dặt vang lên như lời tự tình của người Ba Na gửi vào gió núi, sương rừng. Mộc mạc mà tha thiết, tiếng đàn gói trong đó cả tình yêu, nỗi nhớ, niềm vui và sự gắn kết cộng đồng. Như hơi thở đại ngàn, âm thanh ấy đã, đang và sẽ mãi ngân vang trong không gian văn hóa Tây Nguyên.
Hiệu quả từ Dự án 6, Chương trình MTQG 1719: Văn hóa đã trở thành động lực phát triển kinh tế

Hiệu quả từ Dự án 6, Chương trình MTQG 1719: Văn hóa đã trở thành động lực phát triển kinh tế

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 7 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), nhiều địa phương đã tích cực triển khai Dự án 6, với các giải pháp hiệu quả. Từ đó, từng bước khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch.
Đắk Nông: Phát huy hiệu quả tín dụng chính sách trong giai đoạn mới

Đắk Nông: Phát huy hiệu quả tín dụng chính sách trong giai đoạn mới

Kinh tế - Phương Linh - Nguyễn Lương - 7 giờ trước
Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển trong bối cảnh mới, ngày 30/10/2024, Ban Bí thư Trung ương Ðảng ban hành Chỉ thị số 39-CT/TW về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách trong giai đoạn mới. Chỉ thị số 39-CT/TW tiếp nối thành công của Chỉ thị 40-CT/TW trước đó được triển khai, đã góp phần quan trọng vào công cuộc giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Tại tỉnh Đắk Nông, đây là một trong những giải pháp quan trọng của Ðảng và Nhà nước để đảm bảo an sinh xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân trên địa bàn.