Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người giữ hồn lễ Bok Chu Bur ở vùng Loan

Ngọc Ngà - 11:17, 01/05/2021

Hơn 20 năm làm chủ Lễ hội Bok Chu Bur, Ya Thung chưa từng nghĩ đến việc mình làm để được gì. Bởi với ông đó là sứ mệnh mà thần linh chọn, người già tin và bà con gửi gắm. Nhưng nay ông vui. Niềm vui ấy không chỉ bởi ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú mà hơn hết vì Lễ hội Bok Chu Bur của dân tộc Chu Ru được nhiều người biết đến.

Nghệ nhân Ya Thung thổi một điệu kèn saranai cho cháu thưởng thức.Ảnh: Ngọc Ngà
Nghệ nhân Ya Thung thổi một điệu kèn saranai cho cháu thưởng thức.Ảnh: Ngọc Ngà

Duyên nợ với văn hóa dân gian

Sinh năm 1959, cư ngụ tại thôn Ma Am, xã Ninh Loan (thuộc vùng Loan), huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, Ya Thung hiện là một trong số ít những người Chu Ru nơi này biết đánh cồng, thổi kèn bầu từ nhỏ. Bởi thế các âm thanh, giai điệu ấy đã ăn sâu vào trong ông như một phần cơ thể. Nhiều người già ở Ma Am khi nhắc tới chuyện ngày xưa vẫn nhớ cậu bé Ya Thung 13 tuổi đã chơi thuần thục các loại nhạc cụ. Đặc biệt còn biết cách cảm âm, chỉnh âm và phối âm để các nhạc cụ đó hòa quyện vào nhau trong những đêm lễ hội. Cũng như bao đứa trẻ khác ở nơi này, Ya Thung lớn lên trong tình yêu tiếng cồng, tiếng kèn bầu, tiếng trống và những lễ hội truyền thống của người Chu Ru. Tình yêu ấy bắt nguồn từ sự truyền cảm hứng của bố mẹ và lớn dần theo năm tháng khi biết cảm nhận và yêu.

“Người già khắt khe lắm. Họ không chủ động hướng dẫn cho một ai. Chỉ khi nào nhìn thấy đứa trẻ say mê, tự mày mò bên cồng, bên kèn, bên trống thì người già mới chỉ dạy,” ông Ya Thung nhớ lại. Đó là hành trình mà ông học đánh cồng, đánh trống ghi năng và thổi kèn bầu. Dường như năng khiếu chơi các loại nhạc cụ đã có sẵn trong máu nên Ya Thung sớm trở thành người “lão luyện” trong sử dụng các nhạc cụ của người Chu Ru.

Riêng về lễ Bok Chu Bur, Ya Thung đã sớm được người chủ lễ trước nhìn thấy khi tự mình có thể học được các nghi thức tế cũng như các bài cúng mỗi khi ông tham gia đoàn người phụ việc trong ngày hội đến. Theo học ông Ya Tang - người chủ lễ trước - từ năm gần 30 tuổi mãi cho đến khi 38 tuổi, Ya Thung mới thuần thục các nghi lễ cúng. Ban đầu, các chủ lễ cho ông phụ trách những lễ nhỏ. Tới năm gần bước vào tuổi 40, Ya Thung chính thức là chủ lễ. Hiện, Ya Kiết (46 tuổi) và Ya Ngang (32 tuổi) đang là thế hệ tiếp nối. Họ hiện đang phụ việc trong các nghi thức tổ chức lễ Bok Chu Bur.

Trong căn nhà sàn của vợ chồng ông Ya Thung nằm sâu trong ngõ nhỏ ở thôn Ma Am, ở gian nhà chính giữa, ông cẩn thận đặt ở nơi trang trọng chiếc kèn bầu và trống ghi năng. Đây là những nhạc cụ ông đặt làm từ đầu những năm 2000 ở tỉnh Ninh Thuận. “Ngày ấy nghèo lắm, có mùa ăn chẳng đủ no nhưng ông ấy vẫn đi bộ xuống tận Ninh Thuận đặt người ta làm các loại nhạc cụ này giá cả chỉ vàng. Đã hơn 20 năm làm việc này, mỗi lần có ai đến nhà hỏi han, hay các nhà nghiên cứu văn hóa đến tìm hiểu về lễ hội này là ông nhà tôi đều thắp hương xin, báo cáo, mang trống, kèn ra thổi vài bài, sau đó thì mải mê nói. Nói về Lễ hội Bok Chu Bur, ông ấy có thể say sưa từ lúc mặt trời mọc cho tới lúc lặn”, bà Ma Vinh - vợ ông Ya Thung bộc bạch. Một nhiệm kỳ làm chủ lễ Bok Chu Bur kéo dài suốt 35 năm và Ya Thung bao năm qua vẫn miệt mài với trọng trách ấy.

Không chỉ là chủ lễ Bok Chu Bur, Ya Thung còn là Người uy tín của bon làng. Ông chính là người khơi dậy tình yêu những nét văn hóa truyền thống đã có sẵn những chưa thức dậy trong những người trẻ. Ông đã từng tham gia đứng lớp giảng dạy bộ môn này cho gần 30 học viên. Cả 5 đứa con trai gái của ông cũng là học viên của lớp học.

Nghệ nhân Ya Thung say sưa truyền tình yêu âm nhạc dân gian cho cháu nội.
Nghệ nhân Ya Thung say sưa truyền tình yêu âm nhạc dân gian cho cháu nội.

Năm 2019, Ya Thung vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú ở lĩnh vực nghệ thuật trình diễn dân gian: Tập quán xã hội và tín ngưỡng. Vì ông đã có cống hiến xuất sắc trong gìn giữ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc. Đây không chỉ là niềm vui, niềm tự hào của riêng ông mà còn là niềm vui chung khi một loại hình nghệ thuật, một trong những lễ hội, nét truyền thống tốt đẹp của người Chu Ru bao đời nay được ghi nhận. Đây là động lực để ông tiếp tục theo đuổi công việc thiêng liêng mà cộng đồng đã giao phó hàng chục năm nay. Và tiếp tục tận tâm trong việc tìm, chọn và đào tạo người kế nhiệm làm chủ lễ Bok Chu Bur.

Chủ Lễ Bok Chu Bur - đảm nhiệm sứ mệnh thần linh giao phó

Theo nghệ nhân Ya Thung, người Chu Ru sống chủ yếu bằng nông nghiệp, bởi vậy trong mùa vụ hằng năm, bà con thường tổ chức nhiều nghi lễ như: Mừng lúa mới, cắm cây nêu trong lễ mừng lúa chín, những lễ hội tạ ơn các vị thần đã giúp họ biết gieo trồng, cho mùa màng bội thu, lúa bắp đầy bồ…

Trong tâm thức tín ngưỡng của người Chu Ru, thần Pô Dăm là người có công lớn khai khẩn đất đai, lập làng, đuổi thú dữ, dạy cho dân làng biết trồng lúa nước, nuôi trâu cày ruộng, dệt vải, tạo dựng cuộc sống ấm no, thanh bình. Lễ Bok Chu Bur là hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng, tâm linh đặc trưng của người Chu Ru nhằm tạ ơn thần Pô Dăm, được tổ chức hằng năm vào ngày 18 - 19/12 âm lịch-khi mùa màng đã thu hoạch xong, mùa mưa chấm dứt, mùa khô đến dần.

Trong không khí trang nghiêm, thành kính, lễ được diễn ra với nhiều nghi thức cúng ngưỡng vọng với nhiều vật hiến tế được bài trí trang trọng cầu thần Pô Dăm cho dân làng được bình an, sức khỏe dồi dào, làm ra nhiều của cải, đời sống ấm no, mọi người đều gặp may mắn. Sau phần lễ, dân làng cùng tham gia phần hội trình diễn các nhạc cụ truyền thống: cồng chiêng, trống ghi năng, kèn bầu (rơkèl), cùng hòa vào điệu dân vũ Aya, T’rumpô, Đămtơra, Păhgơnăng, cùng hát các làn điệu dân ca...

Lễ Bok Chu Bur là dịp để đồng bào Chu Ru được sống lại trong không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng, từ đó đoàn kết xây dựng cuộc sống ấm no, thêm yêu quý, trân trọng bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

Làm chủ lễ Bok Chu Bur mấy chục năm nay, nghệ nhân Ya Thung chính là người đảm nhiệm sứ mệnh thần linh giao phó và luôn nhận được sự sự tin tưởng, nể trọng của cả cộng đồng người Chu Ru.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tu Mơ Rông (Kon Tum): Khai mạc Hội thi ẩm thực quốc tế

Tu Mơ Rông (Kon Tum): Khai mạc Hội thi ẩm thực quốc tế

Tối 25/4, tại Làng tái định cư Tu Thó (xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum), UBND huyện Tu Mơ Rông tổ chức Khai mạc Hội thi ẩm thực quốc tế dược liệu - Tinh hoa núi rừng Ngọc Linh Kon Tum và công bố xác lập kỷ lục Việt Nam về 120 món ăn chế biến từ sâm dây.
Tin nổi bật trang chủ
Đổi danh hiệu cho di sản văn hóa phi vật thể - Điều không dễ !?

Đổi danh hiệu cho di sản văn hóa phi vật thể - Điều không dễ !?

Cùng với Ca trù và Nghệ thuật làm gốm của người Chăm đã được UNESCO ghi vào Danh sách “Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp”, hồ sơ Mo Mường đã được Chính phủ đồng ý đệ trình UNESCO xem xét, đưa vào danh sách này. Nhưng sau khi được đưa vào danh sách thì cần phải làm gì, làm như thế nào để đổi danh hiệu cho di sản, từ “cần được bảo vệ khẩn cấp” sang “đại diện của nhân loại” là điều không dễ.
Quảng Ngãi: Xây dựng nông thôn mới ở các xã miền núi còn nhiều thách thức

Quảng Ngãi: Xây dựng nông thôn mới ở các xã miền núi còn nhiều thách thức

Chính sách dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 3 giờ trước
Nhằm khuyến khích các xã khó khăn nỗ lực để về đích nông thôn mới (NTM), ngày 1/3/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 211/QĐ-TTg về việc sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021 – 2025. Tuy nhiên, tại Quảng Ngãi để các xã khu vực II, III đạt các tiêu chí về đích NTM không dễ dàng...
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Ấm no trên những bản làng vùng cao (Bài cuối)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Ấm no trên những bản làng vùng cao (Bài cuối)

Phóng sự - Thúy Hồng - 8 giờ trước
Trải qua những năm tháng khó khăn, bất ổn, được sự quan tâm chăm lo đầu tư, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước; tinh thần trách nhiệm của các cấp, lực lượng chức năng... diện mạo cơ sở hạ tầng, đời sống của đồng bào DTTS ở những bản làng vùng biên giới nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc hôm nay đã và đang ngày càng khởi sắc.
Điện Biên: Đề án 09 giúp 5 nghìn hộ đồng bào nghèo an cư

Điện Biên: Đề án 09 giúp 5 nghìn hộ đồng bào nghèo an cư

Xã hội - Văn Hoa - 8 giờ trước
5.000 ngôi nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ cận nghèo ở Điện Biên được hoàn thành trong hơn 200 ngày đêm. Đây là kết quả phản ánh những nỗ lực của địa phương trong thực hiện Đề án vận động hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (Đề án 09). Thành công này, càng khẳng định tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết của toàn hệ thống chính trị chung tay thực hiện chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước đối với hộ đồng bào nghèo.
Vân Đồn (Quảng Ninh): Nhiều hộ dân “ở không được, đi cũng không xong”

Vân Đồn (Quảng Ninh): Nhiều hộ dân “ở không được, đi cũng không xong”

Xã hội - Mỹ Dung - 8 giờ trước
Theo phản ánh của người dân, hàng chục hộ ở 2 thôn 10/10, xã Vạn Yên và Đồng Dọng cũ, xã Bình Dân, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) chật vật gần 20 năm nay do dự án hồ chứa nước Đồng Dọng "án binh bất động". Tại đây, không ít hộ dù chưa được đền bù giải phóng mặt bằng nhưng cũng bị giải tỏa, mất kế sinh nhai.
Tập huấn vận hành, sử dụng Sổ tay Đảng viên điện tử cho đảng viên thuộc Đảng bộ Ủy ban Dân tộc

Tập huấn vận hành, sử dụng Sổ tay Đảng viên điện tử cho đảng viên thuộc Đảng bộ Ủy ban Dân tộc

Tin tức - Hoàng Quý - 22:25, 25/04/2024
Sáng 25/4, tại Hà Nội, Đảng bộ cơ quan Ủy ban Dân tộc (UBDT) phối hợp với Đảng bộ Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tập huấn vận hành, sử dụng Sổ tay Đảng viên điện tử cho toàn thể đảng viên thuộc Đảng bộ cơ quan UBDT. Chủ trì buổi tập huấn có đồng chí Cầm Văn Thanh - Phó Bí thư Đảng bộ, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp UBDT. Đồng chí Mai Anh Chung - Ủy viên Ban Thường vụ, Chánh Văn phòng Đảng ủy Bộ Thông tin và Truyền thông là Báo cáo viên tại buổi tập huấn.
Tin trong ngày - 25/4/2024

Tin trong ngày - 25/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Nhiều hoạt động đặc sắc trong phiên chợ vùng cao dịp 30/4 - 1/5 tại “Ngôi nhà chung”. Kon Rẫy (Kon Tum): Đường ĐH22 chậm tiến độ, đồng bào DTTS lo lắng. Gia đình 7 đời làm nghề chạm bạc trên cao nguyên đá. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.

"Quả ngọt" trên đất núi Quảng Nam

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 22:22, 25/04/2024
Những quả đồi đất đá khô cằn ở xã Tam Thạnh, huyện Núi Thành (Quảng Nam), tưởng chừng như không trồng được loại cây gì, thế nhưng, thời gian gần đây, nhiều hộ dân địa phương đã đầu tư trồng cây dứa. Thấy dứa phát triển tốt, họ mạnh dạn mở rộng diện tích, mỗi vụ thu về hàng trăm triệu đồng.
Ngoại hạng Anh: Thua khó tin trước Everton, Liverpool dần rời xa cuộc đua vô địch

Ngoại hạng Anh: Thua khó tin trước Everton, Liverpool dần rời xa cuộc đua vô địch

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 21:47, 25/04/2024
Đá bù vòng 29 Ngoại hạng Anh, Liverpool đã phải nhận thất bại 0-2 khi hành quân đến sân của Everton. Sau trận đấu này, Liverpool tạm đứng thứ 2 (74 điểm/34 trận), kém đội đầu bảng Arsenal 3 điểm, hơn đội xếp sau Man City 1 điểm nhưng đá nhiều hơn 2 trận.
Ngoại hạng Anh: Man United lội ngược dòng ngoại mục trước Sheffield United

Ngoại hạng Anh: Man United lội ngược dòng ngoại mục trước Sheffield United

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 21:46, 25/04/2024
Mặc dù gặp đội cuối bảng xếp hạng Sheffield United, nhưng Man United đã phải rất vất vả mới có thể giành được chiến thắng trong trận đá bù vòng 29 Ngoại hạng Anh.
Futsal châu Á 2024: Thất bại đáng tiếc trước Uzbekistan, Futsal Việt Nam phải chờ tranh vé vớt dự World Cup

Futsal châu Á 2024: Thất bại đáng tiếc trước Uzbekistan, Futsal Việt Nam phải chờ tranh vé vớt dự World Cup

Thể thao - Hoàng Minh - 21:45, 25/04/2024
Đội tuyển Fusal Việt Nam vừa để thua ngược đội tuyển Futsal Uzbekistan trong trận Tứ kết giải Futsal châu Á 2024. Thất bại này khiến đội tuyển Futsal bị loại khỏi giải và phải chờ tranh vé vớt dự World Cup.
Triệt phá đường dây tín dụng đen quy mô gần 4 nghìn tỷ đồng

Triệt phá đường dây tín dụng đen quy mô gần 4 nghìn tỷ đồng

Pháp luật - Minh Nhật (t/h) - 21:43, 25/04/2024
Ngày 24/4, Công an TP. Hồ Chí Minh cho biết, các đơn vị nghiệp vụ vừa triệt phá đường dây cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự quy mô rất lớn, với mức giao dịch gần 4.000 tỷ đồng.