Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Về thăm “biệt phủ” của dòng họ 14 đời trấn ải biên cương

Thiên Đức - 07:57, 28/05/2021

Khu nhà ở của dòng họ Vi ở thôn Bản Chu, xã Khuất Xá, huyện Lộc Bình (tỉnh Lạng Sơn)- dòng họ 14 đời trấn ải biên cương, một thời được coi là “biệt phủ” nguy nga tráng lệ. Tiếc thay, theo thời gian, khu “biệt phủ” ấy hiện chỉ còn là những tàn tích; thế hệ con cháu họ Vi cũng không có ai sinh sống lập nghiệp ở vùng đất này....

Cổng chính vào biệt phủ của họ Vi
Cổng chính vào biệt phủ của họ Vi

Bảng lảng chiều biên giới

Chúng tôi tới Bản Chu vào một buổi chiều bảng lảng vắng bóng người qua lại. Khác hẳn với hình dung về một vùng đất vốn là “thủ phủ” miền Đông Bắc, bản Chu mang vẻ trầm mặc, có phần heo hút. Tới thăm nhà của nhân sĩ cách mạng vốn là quan Tổng đốc trong thời kỳ Pháp thuộc Vi Văn Định, chúng tôi còn ngạc nhiên hơn nữa.

“Biệt phủ” của quan Tổng đốc khi xưa chỉ còn lại chiếc cổng đã rêu phong, những bức tường bị phá nham nhở trơ lại nền móng. Thế nhưng, nếu nhìn kỹ một chút, biệt phủ tuy đã đã bị tàn phá nhưng vẫn toát lên sự uy nghi, nhất là ở vị thế đắc địa. Mặt biệt phủ hướng ra con sông Kỳ Cùng, lưng dựa vào những dãy núi bao bọc trùng trùng điệp điệp phía mờ xa. Đó là thế đắc địa “tọa sơn hướng thủy” trong thuật phong thủy. Quan sát có thể cảm nhận được đây là một thành quách “bất khả xâm phạm”.

Có lẽ vì thế mà, biệt phủ của Tổng đốc Vi Văn Định tuy đổ nát, nhưng vẫn còn có 1 người tình nguyện ở lại giữ phủ. Đó là ông Hoàng Văn Báo, con của người lái xe Hoàng Đình Trọng (ông Trọng là lái xe riêng của của cụ Vi Văn Định).

Chia sẻ về dòng họ Vi, ông Báo say sưa kể, dòng họ Vi ở Bản Chu vốn có gốc tích từ Nghệ An. Sau khi Lê Lợi tập hợp binh mã, đứng lên đánh đuổi giặc Minh, ông Vi Kim Thăng với con trai Vi Phúc Hân đã cùng chủ tướng đuổi theo tiêu diệt Liễu Thăng ở Chi Lăng, Lạng Sơn. Sau khi đất nước được bình định, ông được phong làm Thảo Lộ tướng quân, trấn giữ vùng biên ải phía Bắc.

Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng, hai cha con ông Vi Kim Thăng đã chọn mảnh đất ở Bản Chu để khai hoang, lập ấp. Con cháu đời sau nối tiếp trấn ải phương Bắc. Trải qua nhiều đời, đến đời ông Vi Văn Định là 14 đời trấn ải biên cương.

Khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta bùng nổ, Bác Hồ luôn có chủ trương tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, không để cho kẻ thù lợi dụng, lôi kéo đồng bào dân tộc thiểu số vào những mục tiêu đen tối của chúng. Do đó, Bác đã cho đón “vua Mèo” Vương Chí Sình từ Hà Giang về Hà Nội, kết nghĩa anh em và đổi tên họ cho ông sang Hồ Chí Thành. Bác cũng nói: Con cháu cụ Vi đều đi theo cách mạng cả, hãy mời cụ Vi về Hà Nội.

Do đó, Bác đã cử người tới Bản Chu đón cụ Vi Văn Định đi theo cách mạng. Trước khi rời Lạng Sơn, ông Vi Văn Định đã cho làm cỗ chia tay và bà con địa phương đến rất đông. Uy danh dòng họ hơn 10 đời làm thổ ty ở Lạng Sơn có nhiều công trạng với quốc gia cho tới giữa thế kỷ XX vẫn còn quá lớn trong lòng đồng bào dân tộc thiểu số ở đây...

Đi theo cách mạng, cụ Vi Văn Định được bầu tham gia Mặt trận Việt Minh và Liên Việt (1951), Mặt trận Tổ quốc Việt nam (1955). Việc cụ Vi Văn Định đồng ý đi theo cách mạng đã tác động rất tốt tới khối đại đoàn kết dân tộc, chung tay chống giặc ngoại xâm. 

Những bức tường đổ nát của tòa biệt phủ
Những bức tường đổ nát của tòa biệt phủ

 Suối nguồn vẫn chảy

 Nếu như những dinh thự nguy nga tráng lệ của họ Vương ở Đồng văn, Hà Giang, Dinh của Hoàng A Tưởng ở Bắc Hà, Lào Cai vẫn nguyên vẹn và trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng, thì tiếc thay “biệt phủ” của dòng họ Vi đến nay dường như thành phế tích. Tuy nhiên, những gì còn sót lại cùng với giá trị lịch sử của nó, chúng ta hoàn toàn có thể phát triển khu di tích này thành một địa điểm du lịch nổi tiếng. Ngày 10/11/2020 tại xã Khuất Xá, huyện Lộc Bình, UBND huyện Lộc Bình đã tổ chức lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh đối với di tích: Khu di tích lưu niệm dòng họ Vi.

Nói về biệt phủ của họ Vi, ông Báo cho biết, công trình này được xây hai lần. Lần thứ nhất là do cụ Vi Văn Lý (thân sinh ra cụ Vi Văn Định) xây tầng 1. Sau khi bố mất, cụ Vi Văn Định xây tiếp 4 tầng uy nghiêm và hệ thống kiến trúc độc đáo. Tiếc thay, từ khi con cháu họ Vi không về lại bản Chu, cùng với sự tàn phá của chiến tranh, biệt phủ vì thế cũng bị bỏ hoang, đổ nát. Điều còn lại nơi đây, có lẽ là 1 mạch nguồn nối liền quá khứ với hiện tại- mạch nước Bó Lìn.

Đây chính là giếng nước mà Tổng đốc Vi Văn Định tự tay đào năm 1910, cạnh khu vực ngôi chùa có gốc đa cổ thụ. Không giống như những giếng khác cần phải mồi lấy nước, giếng này chỉ cần mở nút giếng là nước tự phun nước ra. Vì thế, người dân vẫn thường gọi giếng này là Bó Lìn (tiếng Tày dịch ra là mạch nước).

Già làng Bùi Văn Kê, thôn bản Chu cho biết, già vẫn nghe các cụ cao niên đời trước kể,  xưa kia dù giếng nước của nhà quan Tổng đốc, nhưng ông vẫn cho cả làng dùng chung. Bà con thường đến lấy nước, tắm giặt từ vòi nước trong giếng. Hiện nay, các gia đình đều đã có giếng khoan riêng, hoặc máy bơm, nhưng như một thói quen, thỉnh thoảng họ vẫn đến giếng Bó Lìn lấy nước về sinh hoạt.

"Khi đi xa, người dân ở bản Chu bao giờ cũng mang theo chai nước Bó Lìn như một kỷ vật của quê hương. Những người dân khi đi thăm con cháu ở xa cũng không quên mang theo thứ “đặc sản” này của quê mình", ông Kê chia sẻ thêm.

Cũng theo lời kể của ông Hoàng Văn Báo, từ khi cụ Vi Văn Định ra đi, con cháu họ Vi không về lại bản Chu lập nghiệp sinh sống, nhưng thông tin về người trong dòng họ Vi thì người trong bản vẫn biết và quan tâm. Ví dụ như, con trai Tổng đốc Vi Văn Định là ông Vi Văn Kỳ, từng là nhân viên Bộ Nội vụ thuộc Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, con gái là bà Vi Kim Ngọc (vợ của cố Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Huyên), người con gái khác là bà Vi Kim Phú (vợ Giáo sư Hồ Đắc Di, Hiệu trưởng Đại học Y Hà Nội), cháu nội cụ là Vi Thị Nguyệt Hồ (vợ Giáo sư y khoa Tôn Thất Tùng)... 

 Năm 2011, con cháu họ Vi cũng đã cho dựng lại gian nhà nhỏ để lưu giữ lịch sử gia tộc. Mỗi khi có dịp về quê, con cháu họ Vi khi ra đi đều không quên mang theo chai nước giếng Bó Lìn để ghi nhớ với quê cha đất Tổ. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bảo tồn múa phồn thực trong Lễ hội Rija Nưgar

Bảo tồn múa phồn thực trong Lễ hội Rija Nưgar

Chiều ngày 10/5/2025, tại làng Chăm Bỉnh Nghĩa thuộc xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận, Ban Phong tục thôn tổ chức Lễ hội Rija Nưgar đón mừng năm mới theo Chăm lịch. Nét độc đáo của Bỉnh Nghĩa là trong nghi lễ Rija Nưgar có hai tiểu lễ ở các làng khác không có, đó là hát đối đáp nam nữ (Adaoh pasa) và múa phồn thực (Tamia klai kluk) do các vị chức sắc và người dân tham gia thực hiện. Nghi lễ múa phồn thực thể hiện tư duy cặp đôi, âm dương hòa hợp, khát vọng về sự sinh sôi nảy nở của vạn vật.
Tin nổi bật trang chủ
Gắn kết chặt chẽ việc học tập, làm theo Bác với xây dựng lực lượng Công an nhân dân

Gắn kết chặt chẽ việc học tập, làm theo Bác với xây dựng lực lượng Công an nhân dân

Chiều 19/5, Đảng ủy Công an Trung ương tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và đánh giá kết quả thực hiện Quy định số 09-QĐ/ĐUCA ngày 19/5/2023 của Đảng ủy Công an Trung ương về chế độ học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Bảo tồn múa phồn thực trong Lễ hội Rija Nưgar

Bảo tồn múa phồn thực trong Lễ hội Rija Nưgar

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 20:25, 19/05/2025
Chiều ngày 10/5/2025, tại làng Chăm Bỉnh Nghĩa thuộc xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận, Ban Phong tục thôn tổ chức Lễ hội Rija Nưgar đón mừng năm mới theo Chăm lịch. Nét độc đáo của Bỉnh Nghĩa là trong nghi lễ Rija Nưgar có hai tiểu lễ ở các làng khác không có, đó là hát đối đáp nam nữ (Adaoh pasa) và múa phồn thực (Tamia klai kluk) do các vị chức sắc và người dân tham gia thực hiện. Nghi lễ múa phồn thực thể hiện tư duy cặp đôi, âm dương hòa hợp, khát vọng về sự sinh sôi nảy nở của vạn vật.
Tuyên Quang đang ở trong mức độ thiên tai cấp rất nguy hiểm

Tuyên Quang đang ở trong mức độ thiên tai cấp rất nguy hiểm

Tin tức - Minh Nhật - 17:50, 19/05/2025
Theo thông tin từ Đài khí tượng thủy văn tỉnh Tuyên Quang, trong 24 giờ qua, trên địa bàn đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, báo động mức độ thiên tai ở cấp rất nguy hiểm, đồng thời cảnh báo nguy cơ sạt lở cao trong 6 giờ tới.
Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Cái nghèo đu bám (Bài 1)

Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Cái nghèo đu bám (Bài 1)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 16:22, 19/05/2025
Dưới cái nắng tháng 5, chúng tôi trở lại vùng chồng lấn địa giới hành chính (ĐGHC) xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) và xã Đăk Nên (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum). Hàng chục năm nay, người dân nơi đây bị cái nghèo đu bám do việc chồng lấn địa giới hành chính chưa được giải quyết.
Thanh Hóa: Nhiều hộ nuôi tôm trái phép tại khu vực ven biển

Thanh Hóa: Nhiều hộ nuôi tôm trái phép tại khu vực ven biển

Media - Quỳnh Trâm - CTV - 16:15, 19/05/2025
Theo thống kê của thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, trên địa bàn hiện có khoảng 60 trường hợp nuôi tôm tự phát, trái phép trên đất nông nghiệp, đất dự án. Dù chính quyền địa phương đã có những giải pháp xử lý vi phạm, thế nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết dứt điểm tình trạng này, gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến môi trường trên địa bàn, hiện UBND thị xã Nghi Sơn đang triển khai các giải pháp để giải quyết dứt điểm, tình trạng này.
Những dấu ấn sâu đậm và bài học sâu sắc trong lòng mỗi người dân Việt Nam từ sinh nhật Bác

Những dấu ấn sâu đậm và bài học sâu sắc trong lòng mỗi người dân Việt Nam từ sinh nhật Bác

Sự kiện - Bình luận - PV - 16:14, 19/05/2025
Suốt cuộc đời tận hiến cho dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa từng xem sinh nhật của mình là một ngày đặc biệt.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kon Tum: Tuyên dương 30 tập thể, 46 cá nhân tiêu biểu trong Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Kon Tum: Tuyên dương 30 tập thể, 46 cá nhân tiêu biểu trong Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Trang địa phương - Ngọc Chí - 16:11, 19/05/2025
Sáng 19/5, Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII "về đẩy mạnh Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" và tuyên dương 30 tập thể, 46 cá nhân có thành tích xuất sắc trong Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, giai đoạn 2016 - 2025 và năm 2025.
Bình Định: Lãnh đạo tỉnh dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành

Bình Định: Lãnh đạo tỉnh dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 16:08, 19/05/2025
Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 19/5, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định tổ chức Lễ dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành.
Trình Quốc hội xem xét Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Trình Quốc hội xem xét Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Thời sự - Hoàng Quý - 16:07, 19/05/2025
Ngày 19/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường, để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.
Trình Quốc hội xem xét điều chỉnh Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Trình Quốc hội xem xét điều chỉnh Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Thời sự - Hoàng Quý - 16:06, 19/05/2025
Ngày 19/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1.
Di sản văn hóa ở làng Chăm Bỉnh Nghĩa

Di sản văn hóa ở làng Chăm Bỉnh Nghĩa

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 16:05, 19/05/2025
Những ngày cuối tháng 4, đầu tháng 5 dương lịch, các làng Chăm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận rộn ràng tổ chức đón mừng năm mới Chăm lịch 2025. Riêng làng Chăm Bỉnh Nghĩa tổ chức đón mừng năm mới với chuỗi hoạt động nghi lễ độc đáo, mang đậm sắc thái tâm linh cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, gia đình hạnh phúc. Nghi lễ đầu năm của người Chăm làng Bỉnh Nghĩa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2021.