Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Rượu cần và Tây Nguyên

PV - 09:44, 25/06/2021

Cho đến bây giờ, chưa có nhà nghiên cứu văn hoá nào cất công nghiên cứu "Văn hóa rượu cần" ở Tây Nguyên một cách đầy đủ như là một công trình nghiên cứu sâu sắc nhất, đúng nghĩa nhất.

Rượu cần tham gia vào mọi sinh hoạt lớn nhỏ của cộng đồng. Ảnh: T.L
Rượu cần tham gia vào mọi sinh hoạt lớn nhỏ của cộng đồng. Ảnh: T.L

Đó là một điều đáng tiếc. Tôi thấy đây là một đặc điểm sinh hoạt văn hóa folklore (dân gian) rất đặc thù của vùng cao nguyên rừng núi giàu truyền thống này.

Nếu như người Việt xưa lấy "miếng trầu làm đầu câu chuyện" thì người Tây Nguyên coi tiếp khách, đãi bạn hay tổ chức các cuộc gặp mặt, nhỏ lẻ hay đông vui đều không thể thiếu rượu cần để đưa chuyện.

Thiếu rượu cần, không nên việc

Càng say tít càng uống nữa. Uống đến khi rượu lạt rồi, rượu chỉ còn dính chút men lá rừng trong nước suối thôi. Khi ấy ta sẽ tỉnh táo khoẻ khoắn trở lại và bạn có biết không? Hồn rượu đã dìu ta ra khỏi cơn say tít trở về với cộng đồng đấy.

Không giống như người Việt, việc uống rượu, thưởng thức văn hoá rượu chỉ dành cho các bậc cao niên bô lão, các nhà thức giả... Ở Tây Nguyên, khi trẻ vừa lớn lên đồng thời cũng là quá trình tập uống rượu cần và tập múa (xoang), chơi các nhạc cụ dân tộc như đánh cồng chiêng, đàn t'rưng, đàn goong, t'ní, k'lôngput, đinh tuk, đinh yơng… Nhạc cụ có loại nhạc cụ phân biệt trai gái, nhưng rượu cần thì không. Rượu cần có ở trong nhà, ngoài chòi rẫy, thậm chí cất ở trong kho ngoài rừng. Rượu cần tham gia vào mọi sinh hoạt lớn nhỏ của cộng đồng, từ lễ hội pơthi - một lễ hội lớn nhất của đồng bào Tây Nguyên, cho đến đôi ba người tâm tình chuyện trò rì rầm to nhỏ tâm sự chuyện vui chuyện buồn suốt ngày thâu đêm.

Đối với cộng đồng, mọi sinh hoạt nếu cuộc nào thiếu rượu cần là không thể. Nếu làng xã buôn sang có việc mà không có rượu cần thì việc ấy trở nên nhạt nhẽo, không ra gì. Rượu cần là chất xúc tác gắn kết người ta với nhau. Đầu tiên và sau cùng. Không rượu cần thì rất khó lôi kéo tụ tập được ai. Chưa nói lễ hội thì không thể không có rượu cần. Lễ hội nào cũng có luật lệ, có loại không thành văn. Có loại được người già nhớ nằm lòng. Có loại hội đồng các già làng ai ai cũng thuộc và không ai đòi hỏi "văn bản", ấy là trước tiên xem xét xem rượu cần ít nhiều, ngon hay không ngon, ghè to ghè nhỏ, ghè cổ hay ghè mới, giá trị cái ghè (bao bì!) tính bằng trâu bằng chiêng ché… nhưng lại chuẩn nhất.

Không có một loại hình sinh hoạt công cộng nào mà thiếu rượu cần. Đối với cá nhân và mỗi gia đình, thiếu rượu cần là thiếu phần hồn cho những câu chuyện, kể cả chuyện tâm tình lẫn chuyện làm ăn.

Nếu đo độ của rượu cần chắc chỉ ngang với bia hơi. Ghè rượu ngon - dở còn tùy thuộc vào tay người làm, tùy thuộc vào nguyên liệu và quan trọng hơn cả là kinh nghiệm của người làm ra nó.

Người Tây Nguyên nói chung rất tôn trọng các luật tục truyền thống. Trong luật tục không thành văn của người Jrai và người Ba Na, kẻ uống rượu say quậy phá bị phạt rất nặng. Kẻ uống rượu say nằm ngủ không quậy phá, tức là đang được thần ghè rượu nâng giấc, đón đi chơi ngoài rừng. Rượu cần không phân biệt giàu nghèo. Dù giàu có như các tù trưởng thuở trước, hay nghèo khó như bà cháu Yạ Bôm - một nhân vật nghèo khổ trong các truyện cổ tích, trong các truyền thuyết dân gian, thì cũng vẫn phải tuân theo lệ tục của ông bà để lại.

Rượu cần có mặt ở cả trong nhà giàu sang quyền quý lẫn nhà nghèo xác xơ. Chỉ cần một gùi sắn là người ta có thể có một ghè rượu ngon. Một ghè rượu ngon cũng có khi trị giá hàng chục con trâu bởi cái ghè cổ cả vùng chỉ có một, và bởi người chủ của nó cúng thần ghè bằng trâu, bò, heo, gà, mời được cả PLei (làng) uống chung, được các già làng gật gù tán thưởng. Rượu cần được phân chia thành đẳng cấp sau khi con người ở nơi đây có kẻ giàu người nghèo, cũng như mọi thứ vật dụng sinh hoạt khác.

Luật uống rượu cần cũng đơn giản và cũng không đơn giản chút nào. Dù ghè rượu nhỏ, vài ba người uống với nhau, trước khi uống người chủ ghè phải cúng xin thần linh, đọc lời khấn. Những cuộc liên hoan lớn, người uống can (đơn vị đo rượu cần tính từ miệng ghè xuống hơn một đốt ngón tay) đầu tiên phải là già làng, rồi đến các già làng trong hội đồng bô lão, sau đó đến khách khứa và các nhà chức sắc, và cuối cùng là đến toàn dân.

Rượu cần và tấm lòng nồng hậu

Hàng trăm ghè rượu đã được chuẩn bị cho buổi lễ của đồng bào dân tộc thiểu số ở Gia Lai. Ảnh: Hoàng Ngọc
Hàng trăm ghè rượu đã được chuẩn bị cho buổi lễ của đồng bào dân tộc thiểu số ở Gia Lai. Ảnh: Hoàng Ngọc

Người Tây Nguyên theo đa thần giáo. Tất cả mọi vật quanh ta đây đều có hai phần: Phần xác và phần hồn. Cái phần hồn ta không nhìn thấy nên phải cúng và gọi chung là yàng (có học giả dịch Yàng là Thần linh, lại có học giả dịch Yang là Trời, là Thần, còn tôi dịch là Hồn). Hồn núi. Hồn sông. Hồn nước Hồn cây. Hồn đá. Hồn ché rượu… Người Tây Nguyên không quan niệm thế giới bên kia là âm ti như người Việt, mà họ cho rằng sau khi chết "cái hồn" vẫn lẩn quất đâu đây, nó cần được ăn, được uống như người sống, chỉ đến khi làm lễ bỏ mả (pơthi), lễ tiễn đưa hồn pơtâu (hồn ma) về thế giới bên kia, nơi ấy cũng ở trên mặt đất này, nhưng xa lắm, cuối rừng cuối núi, nơi ấy, mọi thứ đều ngược lại với chúng ta: Ngày là đêm. No là đói. Sướng là khổ. Sống là chết. Buồn là vui...

Rượu cần được chế tác từ gạo, củ sắn, quả chuối chín, mít , kê, ngô… Men rượu cần được làm từ củ riềng, ớt, một số rễ lá cây rừng vừa rất đơn giản lại cũng vừa rất cầu kỳ, không khác quá trình ủ men của người Việt là mấy, chỉ khác là sau khi ủ men, người ta trộn với trấu (để khi cắm cần uống không bị trít lỗ), và cho vô ghè, dùng lá chuối bịt kín, chừng 10 ngày sau rượu ngấu, đem ra, chế nước suối vô là cắm cần uống được. Vị của rượu cần: Ngòn ngọt, cay cay, chua chua, đăng đắng.

Tôi đã nhiều lần được cùng bà con các dân tộc Tây Nguyên uống rượu cần. Sau mỗi trận đánh, về làng, bà con lấy ra ché rượu cho các con (bộ đội) giải phóng uống bồi dưỡng. Tôi cũng đã từng nhiều lần được cùng bà con uống rượu cần trong lễ hội mừng được mùa, lễ hội ăn cốm mới, đám cưới, đám ma…

Tôi nhớ những đêm sâu hun hút trong rừng già, cánh lính huyện đội chúng tôi ngồi chụm đầu bên các già làng, quanh ché rượu cần, bàn chuyện phá ấp dành dân, bàn chuyện liên hoan văn nghệ mừng ngày thắng trận. Tôi nhớ những đêm ngoài chòi rẫy cùng bà con canh chừng bọn thú rừng, bên bếp lửa nhà chòi, nằm gối đầu lên gộc củi, ăn thịt thú rừng nướng, nghe các nghệ nhân hát thâu đêm suốt sáng. Đa số các câu chuyện về những chàng trai tráng, giỏi đánh trận, giỏi săn thú và giỏi đan lát, giỏi cung tên, tài leo núi luồn rừng như các chàng Dăm Yông, Đăm Ji, về anh em Yoong Yứ đạp núi núi lở, chạy trên mặt nước thần, cưỡi trên mây trên gió đánh bọn cướp cứu nàng H'Bia xinh đẹp về buôn với cảnh hoành tráng, rượu cần xếp từ trên nhà rông tràn xuống sân làng, người quanh vùng tới uống múa hát mừng chiến thắng rộn ràng ngày nọ nối ngày kia có cả Mười con trăng!

Tôi cũng đã có nhiều lần say tít mù vì rượu cần, vì tấm lòng nồng hậu của bà con Tây Nguyên. Và vì bị say nhiều mà tôi được các bạn chung ghè trao cho kinh nghiệm mà tôi rút ra một bài học, nếu say tít thì hãy uống nữa, uống nữa. Càng say tít càng uống nữa. Uống đến khi rượu lạt rồi, rượu chỉ còn dính chút men lá rừng trong nước suối thôi. Khi ấy ta sẽ tỉnh táo khoẻ khoắn trở lại và bạn có biết không? Hồn rượu đã dìu ta ra khỏi cơn say tít trở về với cộng đồng đấy. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bình Định: Khai mạc Lễ hội Tinh hoa đất biển năm 2024

Bình Định: Khai mạc Lễ hội Tinh hoa đất biển năm 2024

Tối 11/7, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, Tp. Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định tổ chức khai mạc Lễ hội Tinh hoa đất biển Bình Định năm 2024, với chủ đề “Bình Định - Khát vọng biển”. Sự kiện đã thu hút hàng ngàn người dân và du khách tham gia.
Tin nổi bật trang chủ
Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 20:27, 26/07/2024
Ngày 26/7, ngay sau Lễ an táng, Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có Lời cảm ơn.
Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - BDT - 13:23, 26/07/2024
13 giờ hôm nay (26/7), Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông. Lễ an táng diễn ra lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.
Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Thời sự - Ngọc Chí - 11:07, 26/07/2024
Mặc dù trời mưa lớn, nhưng 8 giờ sáng ngày 26/7, 86/86 thôn làng đồng bào Xơ Đăng huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đã tổ chức lễ tưởng nhớ, tiễn đưa đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn, thể hiện tình cảm của đồng bào Xơ Đăng dành cho Tổng Bí thư, người lãnh đạo luôn một lòng vì nước, vì dân.
Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Xã hội - Minh Thu - 10:51, 26/07/2024
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, những ngày qua, tại hai tỉnh Sơn La và Điện Biên đã có mưa to đến rất to, gây lũ quét, lũ ống, làm thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Hiện hai địa phương đang tập trung triển khai các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:50, 26/07/2024
Từ sáng sớm nay (26/7), hàng nghìn người dân tiếp tục xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Nhiều người bày tỏ niềm tiếc thương với Tổng Bí thư bằng những bức ảnh, bài thơ tự sáng tác.
Tin trong ngày - 25/7/2024

Tin trong ngày - 25/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Người dân bày tỏ niềm thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 2. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:48, 26/07/2024
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng ra đi không chỉ là mất mát to lớn của gia quyến, của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam, mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân các dân tộc Lào cũng mất đi người bạn thân thiết nhất. Đất nước Lào sẽ giữ mãi trong tim những tình cảm chân thành, tình đồng chí trân trọng đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Thời sự - Thanh Nguyễn - 07:21, 26/07/2024
Trong suốt sự nghiệp chính trị của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng đã dành những tình cảm đặc biệt cho quê hương Nghệ An. Bằng chứng là, trên cương vị người đứng đầu của Đảng, Tổng Bí thư đã 2 lần về thăm, làm việc tại tỉnh Nghệ An vào các năm 2012, 2017, đồng thời, chủ trì 3 cuộc làm việc của Bộ Chính trị về ban hành, sơ kết, tổng kết các Nghị quyết phát triển Nghệ An. Những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc và làm việc của người đứng đầu Đảng đã để lại tình cảm, sự trân quý trong lòng người dân xứ Nghệ.
Vị Xuyên hôm nay...

Vị Xuyên hôm nay...

Phóng sự - Tào Đạt - 06:57, 26/07/2024
Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang) từ một địa bàn được xác định là thứ yếu, trở thành một điểm nóng ác liệt. Ở đây, những câu chuyện về sự hi sinh của người lính đã trở thành một bản anh hùng ca bất diệt. Và sự “thay da đổi thịt” ở mảnh đất này ngày hôm nay làm càng tôn lên giá trị của hòa bình, mang theo đó là những ước vọng nơi biên cương Tổ quốc.
Những giọt nước mắt của sự kính trọng, tiếc thương!

Những giọt nước mắt của sự kính trọng, tiếc thương!

Thời sự - Nhóm PV - 22:31, 25/07/2024
Tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội; Hội trường Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh và tại quê nhà của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội, ngày 25/7, rất đông người dân đứng xếp hàng từ sớm, lặng lẽ chờ đợi để được vào viếng Tổng Bí thư trong niềm xúc động và tiếc thương vô hạn. Càng về đêm, dòng người hướng về Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội càng đông. Mọi người xếp hàng ngay ngắn, thành kính chờ đến lượt vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đồng bào cả nước tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn

Đồng bào cả nước tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn

Thời sự - Thúy Hồng - 21:51, 25/07/2024
Ngay từ sáng sớm ngày 25/7, dòng người từ TP. Hà Nội và các tỉnh, thành lân cận trong cả nước đã đến xếp hàng dọc các con phố dẫn tới Nhà Tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội và quê hương của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội để chờ được vào thắp nén tâm hương tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh đạo hết lòng vì nước, vì dân, dành trọn cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước.