Phong tặng, vinh danh, khen thưởng cho các nghệ nhân hát Xoan; có chính sách hỗ trợ để duy trì hoạt động của các phường Xoan gốc; mở lớp đào tạo nghệ nhân kế cận và truyền dạy hát Xoan trong cộng đồng… là những hoạt động được tỉnh Phú Thọ đẩy mạnh sau gần 3 năm hát Xoan được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (tháng 12/2017).
Lù cở (gùi), là một trong những vật dụng phổ biến trong đời sống, sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số. Nếu có dịp lên vùng cao Sơn La, hình ảnh rất đỗi thân quen mà bạn dễ dàng bắt gặp là những người phụ nữ Mông khoác lù cở xuống chợ hoặc lên nương.
Với đam mê tìm hiểu văn hóa các DTTS, vợ chồng nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Thái Sinh và Khổng Yến Anh, xã Xuân Hòa, huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) đã có hơn 20 năm rong ruổi khắp mọi miền đất nước để lưu giữ những hình ảnh đẹp về đời sống, sinh hoạt của đồng bào DTTS.
Bá Thước là 1 trong 7 huyện miền núi khó khăn của tỉnh Thanh Hóa. Một trong những định hướng kinh tế mũi nhọn của huyện Bá Thước là phát triển du lịch, trọng tâm là mô hình du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, nhìn chung hạ tầng du lịch vẫn chưa bảo đảm đáp ứng nhu cầu cho du khách, do nguồn lực đầu tư còn hạn chế.
Sinh ra và lớn lên tại ấp Tín Nghĩa, xã Xuân Thiện (huyện Thống Nhất, Đồng Nai) nên từ nhỏ, anh Điểu Toa (dân tộc Chơro) luôn tìm tòi, sưu tầm, tự học hỏi những bài hát, những loại nhạc cụ truyền thống của đồng bào dân tộc Chơro...
Nhà rông là một kiến trúc độc đáo của các buôn làng đồng bào sống ở vùng Trường Sơn – Tây Nguyên. Không chỉ mang ý nghĩa vật chất, nhà rông còn chứa đựng linh hồn, "trái tim" của mỗi ngôi làng. Ở huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai), những mái nhà rông vẫn vững chãi cùng năm tháng, làm điểm tựa tinh thần cho bao thế hệ bà con buôn làng.
Từ nhỏ đã được nghe ông bà hát những làn điệu dân ca Thái hay đến mê mẩn. Những làn điệu ấy cứ thế thấm vào huyết quản ông tự lúc nào. Hát rồi sáng tác lời mới để mọi người cùng hát, thế là thành cây văn nghệ của bản. Ông là Nghệ nhân Ưu tú Lương Văn Nghiệp, dân tộc Thái, ở bản Cằng, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông (Nghệ An).
Từng thưởng thức nhiều tiết mục văn nghệ vùng cao nhưng tôi thật sự ấn tượng bởi những chàng trai, cô gái nhóm nghệ thuật “Hoa Núi” nơi Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang). Các tiết mục biểu diễn nghệ thuật được nhóm dàn dựng rất công phu, luôn đem đến cho người xem nhiều cung bậc cảm xúc thật khó quên.
“Tôi chỉ ước mong được ông trời cho có sức khỏe tốt để tiếp tục theo đuổi đam mê bảo tồn văn hóa truyền thống dân tộc Sán Dìu”, đó là tâm sự của Nghệ nhân Ưu tú (NNƯT) Lê Đại Năm, dân tộc Sán Dìu, 55 tuổi, ở xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc) - Người luôn trăn trở tìm cách “thắp lửa” cho giới trẻ ở quê hương giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Đàn Toong và A Took cùng một số loại nhạc cụ truyền thống như trống, cồng chiêng, khèn bè… gắn với truyền thuyết về thần lúa, về câu chuyện “đi sim” của những đôi trai gái và lễ hội Ada mừng lúa mới hằng năm của người Pa Kô giữa đại ngàn Trường Sơn… Vọng lại từ những dãy núi khuất sau màn sương là thanh âm từ cây đàn Toong và A Took mà người Pa Kô dùng để xua đuổi chim và thú rừng để bảo vệ nương rẫy.
Các hoạt động tháng 9 với chủ đề "Vui Tết độc lập" của Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam diễn ra từ ngày 1 - 30/9/2020, với sự tham gia của hơn 100 đồng bào của 16 dân tộc (Tày, Dao, Mông, Nùng, Thái, Mường, Khơ Mú, Ơ Đu, Tà Ôi, Cơ Tu, Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, Raglai, Ê Đê, Khmer)...
Dưới bóng mát của những cây cổ thụ trong khuôn viên nhà rông làng Lút (xã Ya Tăng, huyện Sa Thầy), những người đàn ông Gia Rai lớn tuổi say sưa truyền dạy cồng chiêng cho trẻ em trong làng. Đây là lớp truyền dạy cồng chiêng mà người dân làng Lút thường tổ chức vào dịp hè hàng năm cho thế hệ con cháu của mình. Nhờ đó, nhiều nét văn hóa truyền thống của người Gia Rai được bảo tồn và phát huy.
Với người Nùng ở Tuyên Quang, Rằm tháng Bảy - lễ "Pây Tái" - là một trong hai cái Tết quan trọng nhất của năm, sau Tết Nguyên đán. Tên gọi là Tết Rằm tháng Bảy nhưng thực chất lễ cúng sẽ được tiến hành vào ngày 14/7 âm lịch. Điều đặc biệt ở đây là tất cả nhưng món ăn dâng lên bàn thờ gia tiên trong ngày này đều do các bà, các mẹ tự tay chuẩn bị, nấu nướng.
Thời gian qua, hàng trăm Nhà Văn hóa (NVH) cộng đồng thôn, buôn ở Đăk Lăk hoạt động không hiệu quả, làm lãng phí tiền của của Nhà nước và địa phương. Trong đó, nguyên nhân chính là không có kinh phí duy trì hoạt động các thiết chế văn hóa này. Việc linh hoạt giải pháp để NVH cộng đồng hồi sinh đang được tỉnh Đăk Lăk triển khai, bước đầu có hiệu quả.
Khi không gian mạng phát triển thì việc giới thiệu tác phẩm nghệ thuật trên Internet đang dần trở nên quen thuộc, phổ biến. Phát huy lợi thế, tiện ích không gian mạng, trong tình hình dịch Covid-19 như hiện nay, nhiều nghệ sĩ vẫn có thể giới thiệu kịp thời đến với công chúng những sản phẩm nghệ thuật của mình trên không gian mạng...
Pơ Nang là một trong 3 làng của xã Tú An, thị xã An Khê (Gia Lai) còn nhiều chị em người Bahnar biết dệt thổ cẩm. Để lưu giữ và phát triển nét đẹp văn hóa này, họ đã cùng nhau thành lập Câu lạc bộ dệt thổ cẩm xã Tú An.
Đồng bào dân tộc Mông có câu “ở đâu có cây lanh, ở đó có người Mông” và với cộng đồng người Mông, cây lanh đã trở thành biểu tượng văn hóa. Trang phục của đồng bào Mông gây ấn tượng mạnh với mọi người bởi nghệ thuật tạo hình độc đáo trên chất liệu vải lanh với sự kết hợp nhuần nhuyễn 3 kỹ thuật cơ bản là thêu, vẽ sáp ong và chắp vải.
Xã Bản Hon, huyện Tam Đường (Lai Châu) có 561 hộ, 2.747 nhân khẩu, trong đó dân tộc Lự chiếm trên 89%. Hiện nay, đồng bào Lự nơi đây vẫn lưu giữ nhiều nét văn hoá độc đáo trong đó, ấn tượng nhất là tục nhuộm răng đen.
Âm nhạc cổ truyền Việt Nam phong phú, bởi sự tích đọng những thể loại thuộc nhiều thời đại khác nhau và bởi cả tính đa dạng sắc tộc. Chuyện giữ gìn bản sắc hay cách tân âm nhạc cho phù hợp thị hiếu khán giả trong dòng chảy đương đại không phải chuyện mới, nhưng vẫn chưa bao giờ cũ.
Ghé thăm xã Đăk Na (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum), chúng tôi không khỏi thán phục khi biết 13/13 thôn trên địa bàn xã đều có những nghệ nhân say mê với văn hóa truyền thống của dân tộc Xơ Đăng. Họ chính là những người “giữ hồn” của làng, đang ngày đêm lưu truyền nét đẹp bản sắc văn hóa dân tộc cho con cháu.