Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Gánh nợ…“bắt chồng”

Uông Thái Biểu - 16:11, 15/07/2021

Trai gái ở các buôn làng Tây Nguyên bước vào mùa cưới trong những ngày cuối vụ. Đó là lúc mà mùa màng vừa xong, lúa đã suốt trơ từng cuống rạ, những trái cà phê cuối cùng đã về yên vị ở góc nhà. Mùa cưới, vốn là mùa của những đôi uyên ương hạnh phúc. Nhưng đâu đó, với những hủ tục đang tồn tại, thậm chí còn phát triển mạnh với những hệ lụy của nó đã làm khổ sở, khốn quẫn cho biết bao cặp vợ chồng và những bậc sinh thành của họ…

Đôi lứa hẹn hò...
Đôi lứa hẹn hò...

Dung dăng dung dẻ… em đi “bắt chồng”

Đã có 3 mặt con rồi nhưng chị Ma Hen, người Chu Ru ở buôn Krăng Gõ (huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng) còn đỏ mặt ngượng nghịu kể với chúng tôi về cái đêm cả tộc kéo về nhà chị để chuẩn bị đi “chạm ngõ” nhà trai. Trời nhá nhem tối, khi mọi người đang tất bật xếp rượu, xếp khăn và cặp nhẫn cưới bằng bạc để sang nhà trai thì cô dâu tương lai lóng ngóng trong bộ đồ thổ cẩm truyền thống ngồi đợi ở góc phòng. Mặc dù trong cái bụng đã thấu hiểu là “thằng” Ya Sen nó thương mình, nhà trai chắc sẽ không từ chối lễ hỏi đơn sơ, nhưng Ma Hen vẫn hồi hộp lắm. Lần đầu tiên và cũng là duy nhất trong đời con gái, Ma Hen đi… bắt chồng.

Đêm ấy là một đêm cuối năm, khi mọi người vừa đến đầu buôn của chàng rể tương lai thì cũng là lúc đàn gà trống cất tiếng gáy sáng. Bây giờ, Ya Sen đã là chồng của Ma Hen. Nhà Ma Hen nghèo lắm! Họ thương nhau và dòng họ nhà trai này có lòng cảm thông và nhận thức tiến bộ không thách cưới, nên đám hỏi không rườm rà lễ vật. Dẫu vậy, Ma Hen nói, nhà đằng gái vẫn không bỏ sót thứ lễ vật và thủ tục gì trong phong tục cưới xin truyền thống của đồng bào mình…

Lễ vật trong đám cưới truyền thống của người Chu Ru bao gồm những thứ gì? Thường vẫn là tiền, vàng, dây cườm, khăn... Khăn trắng của người Chăm loại đẹp nhất chỉ có giá 40 - 50 ngàn đồng, nhưng khăn đen của người Cơ Ho thì giá cao hơn nhiều. Khăn là vật rất quý của đồng bào Chu Ru, dùng để quấn quanh người như áo ấm. Có 3 loại khăn được người Chu Ru dùng để làm lễ vật, gồm khăn luh (màu trắng), khăn aban (màu đen) và khăn dơla (màu trắng).

Khi nhà trai đã ưng thuận rồi, sẽ giao một căn phòng riêng cho đôi trẻ. Cô dâu (sơ đíu) và chú rể (pơ sang) sẽ trùm chung một tấm khăn, cầm chung một chiếc liềm và bước vào phòng. Tấm khăn và chiếc liềm tượng trưng cho sự đầm ấm, cho sự ăn nên làm ra của họ. Già làng Ya Ngôn nói: “Khi xong xuôi rồi bên nhà trai giao phòng cho đôi vợ chồng mới cưới. Hai vợ chồng trùm khăn và cầm liềm bước vào phòng. Khoảng 3 - 4 giờ sáng thì nhà gái đón và nhà trai cùng đưa con trai tới nhà gái, đưa trong đêm luôn”.

Thông thường, sau đám hỏi cô dâu về nhà chú rể sống khoảng 8 ngày. Đó là khoảng thời gian cô dâu mới phải làm việc để giúp gia đình chồng chăm lo vườn tược, sắm sửa cửa nhà. Sau 8 ngày này, nhà gái sẽ làm một mâm lễ vật sang trọng mang sang nhà trai để dắt con gái và xin con rể về. Lúc này bố mẹ chú rể nếu có điều kiện sẽ cho con mình 1 con trâu, 4 gùi lúa giống, nồi niêu, chén bát để làm của hồi môn…

Nghi lễ trong đám cưới truyền thống của người Cơ Ho.
Nghi lễ trong đám cưới truyền thống của người Cơ Ho.

Giá…của hạnh phúc

Tục phổ biến ở các buôn làng vùng Nam Tây Nguyên trong đời sống lứa đôi là tục bắt chồng, do các dân tộc như Chu Ru, Cơ Ho Cil, Lạch... vẫn còn giữ chế độ mẫu hệ. Ngày nay, cuộc sống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số từng bước được cải thiện, điều kiện về văn hóa tinh thần cũng được nâng lên, những tưởng rằng hủ tục trong đời sống đồng bào đã được xóa bỏ, nhưng thực tế các hủ tục ấy đã có những biến thái mới ở một số buôn làng, nhất là tục thách cưới. Cộng đồng người Chu Ru ở thôn Kan Kil, xã Próh (Đơn Dương), hay ở xã Tà Năng (Đức Trọng, Lâm Đồng) vẫn còn tồn tại hủ tục thách cưới nặng nề mỗi khi người phụ nữ tuổi cập kê đi “kiếm tấm chồng”. Một vị trưởng thôn, cho biết: Bây giờ, nhiều nhà người Chu Ru trong thôn vẫn còn thách cưới cao, từ 1 đến 2 cây (lượng) vàng, hoặc chí ít cũng 5 chỉ trở lên.

Bà Tuteng Ma Bao, người Chu Ru ở xã Ka Đơn (huyện Đơn Dương) có 9 người con (5 trai, 4 gái). Ba con trai đã đi lấy vợ, bà cũng “đòi” được của nhà gái đưa mỗi đứa 3 chỉ vàng. Nhưng con gái bà bắt chồng, bên nhà trai quyết liệt đòi từ 1-1,5 lượng vàng. Cực chẳng đã, bà Ma Bao đã phải bán dần cho đến những mảnh ruộng cuối cùng và bây giờ phải kiếm sống từ việc bắt cua đồng.

Những người mẹ khác như Tu Prong Mapia (người Chu Ru, thôn Ka Đê), Jơ Lâng Ma Ních (người Cơ Ho, xã Próh)... cũng đã “khuynh gia bại sản” để cho 5 - 6 cô con gái của họ được...“bắt chồng”. Nhiều gia đình khác trở thành “chúa chổm” vì lo “kinh phí bắt chồng cho con”. Đơn cử như gia đình bà Pdum Ma Nhen, người Chu Ru, xã Ka Đơn có cô con đầu “bắt chồng”, nhà trai đòi 8 chỉ vàng, 5 triệu tiền mặt, 10 cái khăn (trị giá từ 100-500 ngàn đồng/cái); 15 dây cườm (300 ngàn đồng/dây). Đến con thứ, nhà trai đòi 8 chỉ vàng; 5,7 triệu đồng; 9 cái khăn; 12 dây cườm. Đám cưới đầu tiên bà Ma Nhen đi vay 20 triệu đồng, bà thỏa thuận nộp cho chủ nợ 80 bao lúa. Cô thứ hai đi “bắt chồng”, bà cho thuê 2 sào ruộng trong 10 năm để đổi lấy 5 chỉ vàng. Và vay thêm 5 chỉ nữa, mỗi chỉ vàng phải trả 30 ngàn đồng tiền lãi một tháng. Tính nguyên tiền lãi, mỗi tháng bà Ma Nhen phải trả 1.350.000 đồng. Một số tiền cực lớn đối với một hộ nghèo người dân tộc Chu Ru!…

Lễ vật dẫn cưới của người Chu Ru phải có khăn xanh và khăn trắng (Ảnh TL)
Lễ vật dẫn cưới của người Chu Ru phải có khăn xanh và khăn trắng (Ảnh TL)

Tính sơ sơ, để có một “tấm chồng” thông thường ở xã Ka Đơn hiện nay phải chi phí từ 1-1,5 lượng vàng, kèm theo 5 -10 triệu đồng tiền mặt. Cá biệt, có đám được nhà trai đưa ra giá ngất ngưởng, từ 2-5 lượng vàng, kèm theo... 50 triệu tiền mặt. Đa phần người Chu Ru ở Đơn Dương hiện nay không cho nhà gái tổ chức đám cưới, nếu chưa giao đủ lễ vật. Tất cả những trường hợp nợ do bắt chồng trước đây, nếu để qua ba đời mà không trả được, khi “chủ nợ” chết, gia đình vợ vẫn phải làm thịt trâu, bò để cúng. Còn dân  tộc Cơ Ho, luật tục cho phép trong hoàn cảnh quá ngặt nghèo, gia đình phía vợ được nợ các lễ vật trong đám cưới. Họ có thể trả dần và dĩ nhiên đôi vợ chồng trẻ phải nai lưng ra làm để trả. Trong trường hợp cặp vợ chồng này không trả hết thì đến đời con, đời cháu phải trả.

Việc thách cưới cao hay thấp tùy thuộc vào dòng họ của nhà trai lớn hay nhỏ, tùy thuộc vào “giá” của chàng con rể tương lai. Ngày nay, nhà trai thường “ra giá” mấy chục triệu đồng tiền thách cưới thay lễ vật. Nếu như nhà trai không chịu cho con của họ về nhà gái, họ sẽ đòi nhà gái thêm một lần tiền như vậy nữa mới được “bắt” về. Bởi vậy, nếu sơn nữ nhà nghèo không bắt được chồng về thì phải theo ở nhà trai, khi nào làm gom đủ số vốn trả nợ lúc thách cưới khi đó mới được phép đón chồng về nhà mình.

Cũng có nhiều trường hợp vì thách cưới quá cao, nên hai bên trai gái ăn ở với nhau có mấy mặt con rồi mới gom góp đủ tiền làm lễ cưới. Nhà ông Ya Thang ở buôn Próh Ngoh có thằng Ya Leo vào tuổi trưởng thành. Ông nói: “Nhà Ma Oanh phải đưa tao 5 chỉ tao mới ưng cái bụng mà gả con trai cho”. Còn nhà Ma Lan đòi 6 chỉ vàng mới cho nhà gái bắt con trai mình, kèm theo tiệc tùng mổ bò, giết heo để mời cả bà con dòng họ. Ông Ya Bây ở xã Tà Năng (Đức Trọng), một người đàn ông Chu Ru có 5 người con gái, nói: “Bây giờ một nhà mà có nhiều con gái như tao là khó khăn lắm, nào phải chia ruộng đất, trâu bò cho nó; nếu nó xấu, không bắt được chồng thì phải nuôi nó, nếu bắt chồng được thì tiền thách cưới hơn cả cây vàng, có khi còn bù thêm 5 chỉ nữa nhà trai mới chịu…”

Gánh nặng đến tương lai

Hiện nay, ở các buôn làng Tây Nguyên, có rất nhiều phụ nữ độc thân không bắt chồng được vì nghèo, không có tiền, vàng, vì hình thức không đẹp, vì cha mẹ không có con trai để trao đổi cho nhau. Chế độ mẫu hệ, phụ nữ có quyền lực và được quý trọng hơn nam giới, nhưng trước gánh nặng của tập tục thách cưới, giờ đây nhiều gia đình dân tộc thiểu số muốn sinh cả con trai con gái để thực hiện “giải pháp” có qua, có lại. Tục bắt chồng, thách cưới đã hệ lụy đến kế hoạch hóa gia đình. Và hơn hết, hủ tục đã làm cho sự nghèo túng mãi mãi đeo bám trên những mái nhà, những buôn làng cao nguyên.

Chính vì vậy mà những gia đình có đến 5, 7 cô con gái thì coi như là tai họa trên trời rơi xuống. Vì thế mà có nhiều gia đình chỉ đủ tiền bắt chồng cho một trong số 5, 7 cô con gái của mình, số còn lại đành chấp nhận “ở giá”. Cũng vì thương con, nhiều gia đình trong các  buôn làng đã làm tất cả những gì có thể để “mua hạnh phúc” cho con gái mình: Có người bán trâu, bò, có gia đình vay ngân hàng, cầm cố nhà cửa, ruộng đất, vay nợ bên ngoài với lãi suất cao ngất ngưởng. Có gia đình bán hết ruộng đất của cha ông để lại, bán cả ruộng đất do nhà nước cấp, để con gái của họ… có một tấm chồng cho bằng chị bằng em…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”

Vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”

Với sự hỗ trợ của Trung ương, địa phương và toàn xã hội; khu tái định cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên (Lào Cai) đang dần hồi sinh sau thiên tai, vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”.
Tin nổi bật trang chủ
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Phiên họp toàn thể Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình lần thứ 11

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Phiên họp toàn thể Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình lần thứ 11

Sáng nay, 24/11, tại Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 11 Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11) với chủ đề “Tìm kiếm hòa bình, hòa giải và bao dung”.
Bắc Giang quyết định Thanh tra dự án sân golf và nghỉ dưỡng tại huyện Lục Nam

Bắc Giang quyết định Thanh tra dự án sân golf và nghỉ dưỡng tại huyện Lục Nam

Thời sự - Minh Thu - 1 giờ trước
Chánh Thanh tra tỉnh Bắc Giang vừa có Quyết định về việc Thanh tra toàn diện Dự án sân golf và nghỉ dưỡng Bắc Giang tại huyện Lục Nam. Thời gian làm việc là 45 ngày, kể từ ngày công bố Quyết định Thanh tra.
Hiểm họa từ rác thải điện tử

Hiểm họa từ rác thải điện tử

Sức khỏe - Minh Thu - 4 giờ trước
Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 mang đến những tiện ích vượt bậc cho đời sống và sinh hoạt của con người, đồng thời cũng kéo theo hệ lụy về rác thải điện tử. Rác thải điện tử đang trở thành mối đe dọa nghiêm trọng cho môi trường và sức khỏe con người, có nguy cơ cao gây ra những hậu quả khôn lường nếu không có các giải pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý rác thải điện tử.
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Giáo dục - Ngọc Thu - 7 giờ trước
Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.
Bảo Yên (Lào Cai): “Kích thích” đầu tư phát triển liên kết chuỗi trong sản xuất nông - lâm nghiệp

Bảo Yên (Lào Cai): “Kích thích” đầu tư phát triển liên kết chuỗi trong sản xuất nông - lâm nghiệp

Kinh tế - Trọng Bảo - 7 giờ trước
Huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai là một trong những địa phương trọng điểm phát triển nông-lâm nghiệp của tỉnh. Để phát huy những tiềm năng, lợi thế các nguồn lực, huyện đã có nhiều giải pháp "kích thích" để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Qua đó, từng bước tạo ra các chuỗi sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác, tạo thu nhập ổn định cho nông dân.
Áo dài Huế được công nhận Di sản phi vật thể quốc gia

Áo dài Huế được công nhận Di sản phi vật thể quốc gia

Tin tức - Minh Thu - 8 giờ trước
Tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu cao quý “Tri thức may, mặc áo dài Huế”.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: "Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững”.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Media - Vàng Ni - Thu Hà - 9 giờ trước
Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: "Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững”.
Lễ Kỳ yên của dân tộc Ngái

Lễ Kỳ yên của dân tộc Ngái

Media - BDT - 9 giờ trước
Lễ Kỳ yên được tổ chức vào dịp đầu Xuân mới. Mục đích thực hiện nghi lễ thể hiện sự biết ơn của con người với trời, đất, với tổ tiên; đồng thời cầu trời cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, vạn vật sinh sôi, nhà nhà được áo ấm, no cơm, có cuộc sống bình an, không bệnh tật.
Tạo sức hút cho du lịch Bắc Giang

Tạo sức hút cho du lịch Bắc Giang

Sắc màu 54 - Trường Giang - Sông Lam - 9 giờ trước
Trong quá trình hình thành và phát triển, mỗi sản phẩm du lịch cần hội tụ nhiều yếu tố, trong đó cảnh quan thiên nhiên, bản sắc văn hóa và sự bài bản, chuyên nghiệp trong cách làm du lịch là những yếu tố quan trọng để tạo nên điểm nhấn, sức hút đối với du khách. Với bề dày truyền thống lịch sử và văn hóa, tỉnh Bắc Giang có đầy đủ các chất liệu để tạo nên những điểm du lịch hấp dẫn.
Cậu học trò người Dao trở thành Đại sứ Văn hóa đọc Quốc gia

Cậu học trò người Dao trở thành Đại sứ Văn hóa đọc Quốc gia

Giáo dục - Mỹ Dung - 9 giờ trước
Em Triệu Đức Duy, dân tộc Dao, học sinh lớp 7A1, Trường THCS Trới, TP. Hạ Long (Quảng Ninh) là một trong những học sinh xuất sắc vừa đoạt giải Đại sứ Văn hóa đọc Quốc gia năm 2024. Ngoài nỗ lực, cố gắng trong học tập, Duy còn tích cực đọc sách và lan tỏa văn hóa đọc tới bạn bè, cộng đồng nơi em học tập, sinh sống.
Vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”

Vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”

Phóng sự - Trọng Bảo - 9 giờ trước
Với sự hỗ trợ của Trung ương, địa phương và toàn xã hội; khu tái định cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên (Lào Cai) đang dần hồi sinh sau thiên tai, vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”.