Nằm sát Cột cờ Lũng Cú, nơi địa đầu Tổ quốc, thôn Lô Lô Chải, xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn (Hà Giang) là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Lô Lô. Với bản sắc văn hóa đặc trưng từ ẩm thực, trang phục, nhà ở… thôn Lô Lô Chải là điểm đến yêu thích của đông đảo du khách trong và ngoài nước. Phát triển du lịch gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa đã mang lại sức sống mới cho người dân nơi đây.
Trong những năm qua, ngành công nghiệp“không khói” đang được tỉnh Lào Cai xác định là mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Theo đó, dựa vào nét đặc trưng của từng dân tộc vùng du lịch hoặc vùng có định hướng xây dựng điểm du lịch, ngành Văn hóa địa phương đã có nhiều chính sách hỗ trợ, giúp đỡ người dân địa phương khôi phục nét văn hóa truyền thống, tạo tiền đề quan trọng để phát triển du lịch tại mỗi địa phương.
Nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Cư năm nay đã ngoài 70 tuổi nhưng hầu như tháng nào ông cũng thực hiện những chuyến khảo sát khắp các tỉnh Đông Bắc để sưu tầm tài liệu. Mỗi năm ông đều có sách xuất bản, đó là những công trình viết về văn hóa dân gian của các dân tộc Tày, Nùng, góp phần vào công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống.
Nói vần là cách nói của người Êđê, được truyền miệng qua nhiều thế hệ, được xem là thể loại văn học dân gian. Mới đây, tỉnh Đắk Lắk đã lập hồ sơ đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, đưa lời nói vần của dân tộc Ê đê vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.
Là người con dân tộc Nùng của quê hương xứ Lạng, PGS.TS Vương Toàn, nguyên Phó Viện trưởng Viện Thông tin Khoa học xã hội, Chủ nhiệm Chương trình Thái học Việt Nam, đã đóng góp rất nhiều cho bộ môn ngôn ngữ học. Ông đã có trên 40 năm làm công tác nghiên cứu khoa học xã hội và tham gia giảng dạy tại nhiều trường đại học danh tiếng ở Thủ đô Hà Nội…
Những năm qua, Ðảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách ưu tiên cho khu vực biên giới của Tổ quốc. Những chủ trương, chính sách đó đã và đang làm thay đổi căn bản đời sống kinh tế - xã hội cùng đồng bào dân tộc thiểu số, từ đó, góp phần quan trọng tạo nên bức tranh văn hóa đa dạng, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc.
Đồng bào dân tộc Khmer có câu nói ví von: “Trẻ con Khmer biết múa, biết hát trước khi biết đọc, biết viết”, câu nói ấy đã minh chứng sự ảnh hưởng sâu rộng của ca, múa, âm nhạc trong đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Khmer. Người Khmer có nhiều điệu múa như: Rămvông (múa vòng tròn), Lămleo, Saravan… gọi chung là múa dân gian.
Nhằm tôn vinh và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường, Ngày hội Văn hóa dân tộc Mường lần thứ II năm 2020 sẽ diễn ra từ ngày 10 - 12/12 tại tỉnh Thanh Hóa.
Trong một dịp tham gia Chương trình giao lưu văn hóa dân tộc Thái, do cộng đồng người Thái tại Hà Nội tổ chức, tôi được nghe tới một ứng dụng học chữ Thái rất thông minh của chàng trai Lò Văn Tuyên ở thôn Búa Bon, xã Mường Sại, huyện Quỳnh Nhai (Sơn La). Ngoài ứng dụng học chữ Thái, Lò Văn Tuyên còn có nhiều ứng dụng khác giúp việc học chữ Thái đơn giản hơn.
Những năm trước đây, bản Lác, huyện Mai Châu (Hòa Bình) đã trở thành điểm du lịch cộng đồng nổi tiếng nhất tỉnh Hòa Bình. Thế nhưng, do phát triển quá nhanh theo kiểu tự phát, không có quy hoạch, phát triển kinh tế không gắn liền với việc giữ gìn bản sắc văn hóa, thiếu sản phẩm du lịch đặc trưng nên lượng du khách đến bản Lác đã bắt đầu giảm dần...
Nghi thức đón rước y trang được xem là phần “hồn” của Lễ hội Katê của đồng bào Chăm theo đạo Bà-la-môn ở tỉnh Ninh Thuận. Thế nhưng, có một điều lạ là hàng trăm năm qua, bộ y trang lại do đồng bào dân tộc Raglay, xã Phước Hà, huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) cất giữ cẩn thận, để mỗi khi mùa Katê về, Lễ rước y trang lại được tái hiện một cách trang trọng và đầy đủ nhất.
Sắc màu 54 -
Hồng Phúc - Việt Hà -
16:30, 30/10/2020 Được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh đẹp nên thơ cùng những nét văn hóa độc đáo của 22 dân tộc, Tuyên Quang được đánh giá là vùng đất giàu tiềm năng, thế mạnh về phát triển du lịch. Với trên 6,7 triệu lượt khách trong 5 năm qua, Tuyên Quang đã và đang có những bước đột phá mạnh mẽ để ghi danh mảnh đất cách mạng trên bản đồ du lịch quốc gia.
Trong những năm gần đây, công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy hệ thống di sản văn hóa vật thể, phi vật thể của đồng bào các DTTS trên địa bàn được tỉnh Kon Tum đặc biệt quan tâm, chú trọng. Qua đó, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS.
Sóc Trăng là một trong những tỉnh có đông đồng bào Khmer sinh sống tại Nam bộ. Đây là tỉnh duy trì và phát triển tốt bộ môn đua ghe Ngo truyền thống của đồng bào. Hằng năm, mỗi mùa lễ hội thực sự là ngày hội chung của 3 dân tộc anh em Kinh – Khmer - Hoa cùng sinh sống trên địa bàn tỉnh.
Theo thống kê của tổ chức Du lịch Thế giới, mỗi du khách thường chi trung bình 1/3 tổng chi phí của chuyến đi cho các hoạt động liên quan đến ẩm thực. Thế nên, đây chính là cơ hội để mỗi địa phương, vùng miền tạo ra ấn tượng về ẩm thực dân tộc trong lòng du khách.
Tín ngưỡng thờ Mẫu hay tín ngưỡng thờ “Tam Phủ”, “Tứ Phủ” trong đó có nghi lễ hát văn, hầu đồng hiện nay được tôn thờ nhiều trong dân gian, tạo nên một bức tranh hết sức đa dạng và phong phú của đời sống văn hóa tâm linh mang bản sắc riêng của Việt Nam.
Du lịch cả nước nói chung và tỉnh Lai Châu nói riêng đều bị ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19. Để đưa du lịch hoạt động quay trở lại, tỉnh Lai Châu đã ban hành gói kích cầu du lịch lần 2, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp làm du lịch.
Là người tâm huyết với văn hóa truyền thống của dân tộc Dao, những năm qua, ông Hoàng Văn Hoa ở thôn Khe Hố, xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) đã đứng ra mở lớp truyền dạy chữ Nôm Dao và những nghi thức, bài cúng truyền thống của dân tộc Dao cho thế hệ trẻ.
Những năm qua, nhiều loại hình âm nhạc của đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có nguy cơ bị mai một, để góp phần bảo tồn các làn điệu dân ca, các nghệ nhân văn hóa đã tích cực sáng tác những lời mới, làm phong phú thêm kho tàng dân ca dân tộc.
Hàng chục năm tâm huyết sưu tầm, nghiên cứu, gìn giữ bản sắc văn hóa của người Cao Lan (thuộc dân tộc Sán Chay), với trách nhiệm và niềm đam mê, nghệ nhân Ưu tú Hoàng Giang Lâm, 58 tuổi, xã Quang Yên, huyện Sông Lô (Vĩnh Phúc) đã góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc.