Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
Chuyện vui trước ngày sáp nhập tỉnh

Chuyện vui trước ngày sáp nhập tỉnh

Chuyến tham quan Kon Tum của các nghệ nhân dân tộc thiểu số Quảng Ngãi các đây chưa lâu không chỉ mở ra góc nhìn mới về bảo tồn văn hóa mà còn khơi dậy tinh thần học hỏi, kết nối cộng đồng. Niềm vui trước thông tin sáp nhập tỉnh càng tiếp thêm động lực để người dân hai bên xích lại gần nhau hơn. Một làn gió mới đang thổi vào vùng cao, từ văn hóa đến du lịch.
Nghệ nhân Ưu tú A Huynh hồi sinh đàn đá

Nghệ nhân Ưu tú A Huynh hồi sinh đàn đá

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 08:15, 29/10/2024
Từ niềm đam mê cháy bỏng với các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, Nghệ nhân Ưu tú A Huynh (dân tộc Gia Rai) ở làng Chốt, thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum đã không ngừng tìm kiếm, chế tác và biểu diễn thành thạo nhiều loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc. Đặc biệt, A Huynh là người đầu tiên ở tỉnh Kon Tum biết cách chế tác và chơi đàn đá, một trong những nhạc cụ thuộc bộ gõ cổ xưa nhất tại Việt Nam.
Lễ Tạ ơn nông nghiệp trong đời sống văn hóa người Gia Rai

Lễ Tạ ơn nông nghiệp trong đời sống văn hóa người Gia Rai

Sắc màu 54 - Quang Vinh - 10:02, 28/10/2024
Trong đời sống văn hóa tinh thần của các dân tộc ở Kon Tum nói chung và người Gia Rai ở huyện Sa Thầy nói riêng, lễ hội luôn giữ vai trò quan trọng trong cộng đồng. Đồng bào tổ chức nhiều nghi lễ lớn nhỏ và các lễ hội liên quan đến vòng đời người, đến chu trình sản xuất nông nghiệp,…; Trong đó, Lễ Tạ ơn (tiếng Gia Rai gọi là Tợ Gũ Mã Bruã) là một trong những nghi lễ nông nghiệp được đồng bào Gia Rai ở làng Chốt, thị trấn Sa Thầy tổ chức với quy mô gia đình.
Người dân Hoà Bình vươn lên thoát nghèo nhờ du lịch cộng đồng

Người dân Hoà Bình vươn lên thoát nghèo nhờ du lịch cộng đồng

Sắc màu 54 - Lê Anh - 08:16, 28/10/2024
Với nhiều lợi thế về cảnh sắc thiên nhiên, bản sắc văn hóa truyền thống đặc sắc của cộng đồng các dân tộc thiểu số sinh sống lâu đời trên địa bàn, những năm qua, du lịch cộng đồng tại tỉnh Hòa Bình đang được các cấp ủy, chính quyền quan tâm, khuyến khích người dân phát triển trở thành hướng đi chủ đạo. Nhờ đó, góp phần tạo sinh kế bền vững, giúp nhiều hộ đồng bào DTTS trên địa bàn thoát nghèo, từng bước vươn khá giả.
Rộn ràng Lễ hội Mùa vàng miền soóng cọ năm 2024

Rộn ràng Lễ hội Mùa vàng miền soóng cọ năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 17:16, 27/10/2024
Ngày 27/10, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) đã tổ chức khai mạc Lễ hội Mùa vàng miền soóng cọ năm 2024. Lễ hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Rực rỡ sắc màu trong trang phục truyền thống của các dân tộc tỉnh Đồng Nai

Rực rỡ sắc màu trong trang phục truyền thống của các dân tộc tỉnh Đồng Nai

Sắc màu 54 - Tào Đạt - 08:43, 27/10/2024
Đồng Nai có hơn 50 dân tộc cùng sinh sống, với dân số khoảng 3,2 triệu người, trong đó, đồng bào DTTS có gần 200 nghìn người (chiếm 6,42% dân số toàn tỉnh). Với sự đa dạng về văn hóa, trang phục truyền thống của các dân tộc tỉnh Đồng Nai cũng khác nhau và rực rỡ sắc màu.
Bảo vệ đạo lý và giá trị con người qua luật tục

Bảo vệ đạo lý và giá trị con người qua luật tục

Sắc màu 54 - Thảo Linh – Đặng Trọng Hộ - 08:23, 27/10/2024
Quan hệ hôn nhân và gia đình là những mối quan hệ quan trọng, tạo nên sắc diện văn hoá của các dân tộc bản địa ở Lâm Đồng. Thông qua các giá trị văn hóa truyền thống như luật tục, nhằm nhắc nhở, điều chỉnh, chi phối, góp phần xây dựng đời sống hôn nhân và gia đình lành mạnh, bền vững, tạo nên một cuộc sống hài hoà, thuần hậu trong cộng đồng các buôn làng ở Tây Nguyên.
Điều đọng lại từ Liên hoan nghệ thuật trình diễn dân gian các DTTS Nghệ An

Điều đọng lại từ Liên hoan nghệ thuật trình diễn dân gian các DTTS Nghệ An

Sắc màu 54 - An Yên - 18:11, 26/10/2024
Chương trình Liên hoan nghệ thuật trình diễn dân gian các DTTS Nghệ An năm 2024 đã khép lại. Cộng đồng không bàn nhiều đến danh hiệu mà các đội đã đạt được từ sự đánh giá của Ban Tổ chức; điều đọng lại trong cảm nhận mỗi người chứng kiến, chính là bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc ngày càng tỏa sáng; được gìn giữ, phát huy tốt hơn; trở thành di sản thiêng liêng cho hậu thế mai sau. Đó cũng là mạch nguồn văn hóa chảy mãi cùng sự trường tồn phát triển của mỗi dân tộc trên mảnh đất xứ Nghệ.
“Bình Liêu - Mùa hội về”

“Bình Liêu - Mùa hội về”

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 06:51, 26/10/2024
Tối 25/10, huyện Bình Liêu tổ chức khai mạc Tuần Văn hóa – Du lịch năm 2024 với chủ đề “Bình Liêu - Mùa hội về”. Đây là năm thứ 5 huyện Bình Liêu duy trì hoạt động này, với kỳ vọng sẽ là điểm nhấn thu hút du khách đến và trải nghiệm vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ của mảnh đất miền Đông tỉnh Quảng Ninh.
Đặc sắc Ngày hội Văn hóa - Thể thao các DTTS Nam Tây Nguyên

Đặc sắc Ngày hội Văn hóa - Thể thao các DTTS Nam Tây Nguyên

Sắc màu 54 - Minh Nhật - 18:20, 25/10/2024
Ngày hội Văn hóa - Thể thao vùng đồng bào DTTS tỉnh Lâm Đồng lần thứ 7 - năm 2024 chính thức khai hội. Ngày hội thể hiện tinh thần đoàn kết trên vùng đất Nam Tây Nguyên với sự tham gia của hơn 300 nghệ nhân dân gian đến từ 12 huyện, thành phố trong tỉnh Lâm Đồng.
Gia Lai: Phục dựng Lễ cúng bến nước của đồng bào Ba Na ở huyện Kbang

Gia Lai: Phục dựng Lễ cúng bến nước của đồng bào Ba Na ở huyện Kbang

Sắc màu 54 - Ngọc Thu - 16:13, 25/10/2024
Ngày 25/10, tại cánh đồng làng Kgiang, xã Kông Lơng Khơng (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai), Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San phối hợp Trung tâm Văn hoá, Thông tin và Thể thao huyện Kbang tổ chức phục dựng nghi thức Lễ cúng bến nước của đồng bào Ba Na.
Làng nghề gốm Chăm Bình Đức: Nhiều cơ hội phát triển nhờ Chương trình MTQG 1719

Làng nghề gốm Chăm Bình Đức: Nhiều cơ hội phát triển nhờ Chương trình MTQG 1719

Sắc màu 54 - Lâm Tấn Bình - 10:37, 25/10/2024
Toạ lạc dưới chân đồi Ngọc Sơn, trên một dải đất Nai Hoa bên bờ dòng Sông Luỹ, từ xa xưa, làng Chăm Trì Đức còn có tên là xóm Gọ, địa danh Chăm gọi là Palei Ragaok) nổi tiếng với nghề gốm thủ công gia dụng. Trải qua những biến động của lịch sử, thời gian, làng gốm Trì Đức (nay đổi tên thành Bình Đức) có nguy cơ mai một, thất truyền. Từ thời điểm tỉnh Bình Thuận triển khai thực hiện Dự án 6, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), những người thợ làm gốm Bình Đức được tiếp thêm động lực để có điều kiện bảo tồn, phát triển nghề truyền thống của cha ông.
Trải nghiệm thú vị với Hội thi làm bánh giầy tại Ngày hội của thành phố Lai Châu

Trải nghiệm thú vị với Hội thi làm bánh giầy tại Ngày hội của thành phố Lai Châu

Sắc màu 54 - Tạ Đức Hạnh - 08:28, 23/10/2024
Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Lai Châu lần thứ II, năm 2024 với chủ đề “Thành phố Lai Châu - 20 năm đổi mới và phát triển" diễn ra từ ngày 18-20/10, đã khép lại. Tuy nhiên, Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã để lại rất nhiều trải nghiệm thú vị cho cả người dân và du khách về những hoạt động văn hóa, thể thao, ẩm thực... của đồng bào các dân tộc thành phố Lai Châu.
Phục dựng Lễ tỉa lúa trong đời sống đồng bào Ba Na

Phục dựng Lễ tỉa lúa trong đời sống đồng bào Ba Na

Sắc màu 54 - Ngọc Thu - 10:19, 21/10/2024
Từ lâu Lễ tỉa lúa đã gắn liền với đời sống của đồng bào Ba Na ở Gia Lai. Vào tháng 3 hằng năm, trước mỗi mùa gieo trồng, cộng đồng người Ba Na họp lại, cùng nhau làm Lễ tỉa lúa để cầu mong mưa thuận, gió hoà, mùa màng tươi tốt. Đây cũng là dịp tạ ơn Thần lúa đã giúp bà con có mùa bội thu, thóc lúa đầy kho.
Tổ chức nhiều hoạt động đặc sắc tại Lễ hội Óoc Om Bóc - Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2024

Tổ chức nhiều hoạt động đặc sắc tại Lễ hội Óoc Om Bóc - Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2024

Sắc màu 54 - Tào Đạt - 19:23, 20/10/2024
Ngày 20/10, UBND tỉnh Sóc Trăng có thông cáo báo chí về Lễ hội Óoc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024 (gọi tắt là Lễ hội).
Những điểm đến ấn tượng của Kon Tum

Những điểm đến ấn tượng của Kon Tum

Sắc màu 54 - Minh Thu - 09:55, 20/10/2024
Tỉnh Kon Tum nằm ở ngã ba Đông Dương, phần lớn nằm ở phía Tây dãy Trường Sơn, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía Nam giáp tỉnh Gia Lai, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Tây giáp các tỉnh Sekong, Attapeu của Lào và Ratanakiri của Campuchia. Kon Tum là vùng đất với cảnh quan thiên nhiên đầy mê hoặc, nhiều điểm tham quan đậm nét văn hóa truyền thống các DTTS. Báo Dân tộc và Phát triển giới thiệu đến với bạn đọc những điểm đến không thể bỏ qua khi đến với Kon Tum.
Gìn giữ, trao truyền nghệ thuật dân gian cho thế hệ trẻ Cơ Ho

Gìn giữ, trao truyền nghệ thuật dân gian cho thế hệ trẻ Cơ Ho

Sắc màu 54 - Ngọc Ánh - 01:28, 20/10/2024
Theo số liệu điều tra 53 dân tộc thiểu số công bố năm 2019, dân tộc Cơ Ho có 200.800 người, cư trú tập trung ở các tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đắk Lắk và Đồng Nai. Đồng bào Cơ Ho có di sản nghệ thuật trình diễn dân gian rất phong phú, đặc sắc, chủ yếu được truyền miệng và thực hành diễn xướng trong cộng đồng từ đời này sang đời khác.
Lưu giữ giá trị văn hóa qua sản phẩm thủ công

Lưu giữ giá trị văn hóa qua sản phẩm thủ công

Sắc màu 54 - Hoàng Quý - 08:46, 19/10/2024
Trải qua quá trình sinh sống và phát triển, người Thái ở thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên vẫn lưu giữ, bảo tồn được nhiều nét văn hóa truyền thống độc đáo, một trong số đó phải kể đến nghề đan mây, tre thủ công.
Buôn Tơng Jú - Điểm đến du lịch cộng đồng

Buôn Tơng Jú - Điểm đến du lịch cộng đồng

Sắc màu 54 - Lê Hường - 17:15, 18/10/2024
Ngày 18/10, tại Nhà văn hóa cộng đồng buôn Tơng Jú, xã Ea Kao, Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức Lễ công bố Buôn Tơng Jú - Điểm đến du lịch cộng đồng.
Tuyên Quang: Ưu tiên phát triển toàn diện đối với các dân tộc có khó khăn đặc thù

Tuyên Quang: Ưu tiên phát triển toàn diện đối với các dân tộc có khó khăn đặc thù

Sắc màu 54 - Khánh Thi - 15:30, 17/10/2024
Cùng với Hà Giang thì Tuyên Quang là địa phương có đồng bào dân tộc Pà Thẻn sinh sống tập trung đông nhất cả nước. Đây là một trong 14 dân tộc rất ít người, có khó khăn đặc thù theo Quyết định số 1227/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về danh sách các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021 - 2025. Từ các chương trình, chính sách dân tộc, nhất là Chương trình MTQG 1719, tỉnh Tuyên Quang đã ưu tiến bố trí nguồn lực, để đầu tư, hỗ trợ nhằm phát triển toàn diện những địa bàn có dân tộc Pà Thẻn sinh sống tập trung.
“Định vị” cao nguyên trắng Bắc Hà trên bản đồ du lịch Tây Bắc

“Định vị” cao nguyên trắng Bắc Hà trên bản đồ du lịch Tây Bắc

Sắc màu 54 - Hào Hương - 11:14, 17/10/2024
Nếu như tỉnh Lào Cai đã khẳng định được vị trí số một trên bản đồ du lịch Tây Bắc, thì huyện Bắc Hà đã “định vị” được thương hiệu là một trong những trọng điểm du lịch của tỉnh. Tiềm năng về cảnh quan và bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở Bắc Hà đã được phát huy đúng giá trị, khiến du khách “nghiêng say” khi đến với cao nguyên trắng bất cứ mùa nào trong năm.