Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nâng tầm “Tết rừng” Nà Hẩu

Văn Hoa - 17:09, 04/03/2025

Xã Nà Hẩu nằm trong vùng lõi của Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu có hơn 500 hộ dân với trên 2.500 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông với nhiều nét văn hóa, phong tục đặc sắc, tiêu biểu là Lễ cúng rừng, hay còn gọi là “Tết rừng” đã được duy trì nhiều đời nay. Năm nay, đồng bào người Mông ở Nà Hẩu thêm tự hào vì “Tết rừng” đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Nhiều chương trình văn hóa, văn nghệ đặc sắc mang đậm sắc màu văn hóa dân tộc Mông tại Lễ cúng rừng.
Nhiều chương trình văn hóa, văn nghệ đặc sắc mang đậm sắc màu văn hóa dân tộc Mông tại Lễ cúng rừng

Tín ngưỡng dân gian độc đáo

Ông Lý Tòn Cầu, Chủ tịch UBND xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái chia sẻ, người Mông thường sống ở những nơi núi cao, rừng sâu, cuộc sống của người dân đều cơ bản dựa vào rừng. Rừng nuôi sống, che chở cho người dân, gắn bó với cộng đồng người Mông từ nhiều đời nay. Thế nên, rừng có ý nghĩa và vai trò rất quan trọng đối với cộng đồng người Mông.

Rất tôn thờ Thần rừng nên hằng năm cộng đồng người Mông ở Nà Hẩu tổ chức nghi lễ để thờ cúng Thần rừng, cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cây cối tốt tươi, cầu cho sức khỏe và người người, nhà nhà được yên vui, ấm no và hạnh phúc.

Nghi lễ cúng rừng được thực hiện tại khu rừng có địa thế đẹp nhất của xã, nơi hội tụ đầy đủ linh khí của trời đất để thờ cúng Thần rừng và là nơi có cây cổ thụ lớn nhất thôn, mà dân làng gọi là khu rừng cấm, rừng thiêng. Tại Nà Hẩu, mỗi thôn đều có một khu rừng cấm, nơi có rất nhiều loại cây to, hàng trăm năm tuổi. Theo truyền thống, Tết rừng Nà Hẩu sẽ được tổ chức tại 3 khu vực rừng thiêng của 3 thôn: Ba Khuy, Trung Tâm và Bản Tát.

Những năm gần đây, tục cúng rừng còn được xem như một cuộc họp tổng kết năm của thôn, bản trong công tác bảo vệ rừng với sự tham gia của tất cả các chủ hộ trong thôn, của cán bộ xã và cán bộ kiểm lâm. Việc thực hiện các quy ước, hương ước về bảo vệ rừng cấm; tình hình phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo, an ninh trật tự thôn bản, các khoản đóng góp, các khoản được Nhà nước hỗ trợ… đều được đem ra bàn bạc công khai trong ba ngày “Tết rừng”.

Đặc biệt, các cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh Yên Bái đã quan tâm, đẩy mạnh việc tổ chức, quảng bá Lễ cúng rừng, văn hóa người Mông xã Nà Hẩu. Nhân dân trên địa bàn xã cũng đã đổi mới tư duy, cách làm, tận dụng cảnh quan thiên nhiên, biến văn hóa, nhất là Lễ cúng rừng trở thành sản phẩm du lịch độc đáo, thu hút khách du lịch.

Thầy mo thực hiện nghi lễ cúng Thần rừng.
Thầy mo thực hiện nghi lễ cúng Thần rừng

Lễ công bố Quyết định và trao chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Lễ cúng rừng của người Mông, xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên” được khai mạc vào lúc 20h00’ ngày 26/02/2025 (ngày 29 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Đây không chỉ là niềm vinh dự, tự hào mà còn là “điểm tựa” để huyện Văn Yên bảo tồn, phát huy giá trị di sản, “biến di sản thành tài sản” phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương”.

Ông Lê Thành Hùng,Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Yên

Thêm quyết tâm bảo vệ rừng

Ngày 10/12/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận Lễ cúng rừng của đồng bào Mông, xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là niềm vinh dự, tự hào để người Mông xã Nà Hẩu bảo tồn, phát huy giá trị di sản Lễ cúng rừng hằng năm và hơn hết, để đồng bào các DTTS tỉnh Yên Bái nâng cao hơn nữa ý thức bảo vệ rừng.

Theo ông Vàng A Su, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Bản Tát, Lễ cúng rừng là một nghi lễ truyền thống của bà con nơi đây, trước kia có rất ít người biết tới. Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương trong công tác tuyên truyền, quảng bá, Lễ cúng rừng đã được mọi người biết tới, không chỉ người dân các xã khác trong huyện mà cả các tỉnh bạn và khách du lịch trên khắp cả nước.

Khi biết Lễ cúng rừng được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, ông Su và bà con vui mừng và tự hào lắm. Để Lễ công bố Quyết định và trao chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Lễ cúng rừng của người Mông, xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên” được diễn ra trang trọng và lan tỏa, những ngày qua, ông và bà con Nhân dân trong thôn Bản Tát đã và đang tích cực chuẩn bị các điều kiện cần thiết như vệ sinh sạch sẽ đường thôn bản, trồng hoa cảnh quan, chuẩn bị các trò chơi dân gian truyền thống, quán triệt bà con Nhân dân mặc trang phục truyền thống trong dịp Lễ.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Người Mông ở Pà Cò phát huy nghề làm giấy giang truyền thống

Người Mông ở Pà Cò phát huy nghề làm giấy giang truyền thống

Xã Pà Cò, huyện Mai Châu (Hòa Bình) có hơn 3 ngàn người, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông. Từ bao đời nay, đồng bào dân tộc Mông vẫn lưu giữ được nghề làm giấy giang độc đáo, không chỉ phục vụ cho tín ngưỡng, đời sống văn hóa mà từ giấy giang, người Mông nơi đây còn sáng tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo thu hút khách du lịch.
Chủ tịch nước Lương Cường gặp gỡ cộng đồng và doanh nghiệp Việt Nam tại Lào

Chủ tịch nước Lương Cường gặp gỡ cộng đồng và doanh nghiệp Việt Nam tại Lào

Thời sự - PV - 16:35, 25/04/2025
Chiều 25/4, Chủ tịch nước Lương Cường và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã có cuộc gặp mặt với đại diện các hội đoàn, doanh nhân, trí thức và cộng đồng người Việt Nam tại Lào.
Công bố Năm Du lịch quốc gia – Huế tại EXPO 2025

Công bố Năm Du lịch quốc gia – Huế tại EXPO 2025

Du lịch - PV - 16:04, 25/04/2025
Ngày 24/4, tại Nhà Triển lãm Việt Nam tại EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản đã diễn ra Lễ công bố Năm du lịch quốc gia - Huế 2025. Đây là sự kiện mở đầu cho chuỗi hoạt động của Nhà Triển lãm Việt Nam hướng tới kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) và 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025).
“Điểm hẹn vùng cao

“Điểm hẹn vùng cao" dịp nghỉ lễ 30/4

Media - BDT - 15:17, 25/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 24/4, có những thông tin đáng chú ý sau: “Điểm hẹn vùng cao" dịp nghỉ lễ 30/4. Thánh đường Hồi giáo Mubarak. “Là người Tày phải biết chữ Tày”. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tiếng trống, tiếng kèn kể chuyện văn hóa Chăm

Tiếng trống, tiếng kèn kể chuyện văn hóa Chăm

Media - BDT - 15:09, 25/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 25/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tiếng trống, tiếng kèn kể chuyện văn hóa Chăm. Chùa Đậu - Ngôi cổ tự linh thiêng. Trao "cần câu" cho người nghèo. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đắk Lắk: Thống nhất tên phường, xã sau sắp xếp đơn vị hành chính

Đắk Lắk: Thống nhất tên phường, xã sau sắp xếp đơn vị hành chính

Trang địa phương - Lê Hường - 15:09, 25/04/2025
Ngày 25/4, HĐND tỉnh Đắk Lắk khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức Kỳ họp chuyên đề lần thứ 18, để xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng. Trong đó, thông qua Nghị quyết về việc chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh.
Khâu Vai ngày trở lại

Khâu Vai ngày trở lại

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 23/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Khâu Vai ngày trở lại. Nhà thờ Tam Tòa Quảng Bình. Nghề nuôi rắn bên sông Gâm. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Phú Yên: Sôi động Giải bóng chuyền bãi biển nữ châu Á 2025 - Cloud Gate Cup

Phú Yên: Sôi động Giải bóng chuyền bãi biển nữ châu Á 2025 - Cloud Gate Cup

Thể thao - T.Nhân - N.Triều - 14:56, 25/04/2025
Sáng 25/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên phối hợp với Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam, Tập đoàn Cổng Mây đã tổ chức Lễ khai mạc Giải bóng chuyền bãi biển nữ châu Á 2025 - Cloud Gate Cup.
Thanh Hóa: Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Nghi Sơn 2025

Thanh Hóa: Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Nghi Sơn 2025

Du lịch - Quỳnh Trâm - 14:50, 25/04/2025
Tối 24/4, tại Khu Du lịch biển Hải Hòa, UBND thị xã Nghi Sơn (tỉnh Thanh Hóa) đã tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch biển năm 2025, với chủ đề “Nghi Sơn biển ngọc - Khát vọng vươn xa”.
Kon Tum: Bố trí khoảng 370 tỷ đồng/năm để thực hiện các chính sách dành cho học sinh DTTS

Kon Tum: Bố trí khoảng 370 tỷ đồng/năm để thực hiện các chính sách dành cho học sinh DTTS

Giáo dục dân tộc - Ngọc Chí - 14:49, 25/04/2025
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh vùng đồng bào DTTS đến trường học tập, hằng năm tỉnh Kon Tum bố trí kinh phí khoảng 370 tỷ đồng để thực hiện các chính sách hỗ trợ dành cho học sinh DTTS.
Sắp diễn ra Hội Kiêng Gió 2025 tại Bình Liêu: Tôn vinh di sản văn hóa người Dao

Sắp diễn ra Hội Kiêng Gió 2025 tại Bình Liêu: Tôn vinh di sản văn hóa người Dao

Trang địa phương - Mỹ Dung - 14:48, 25/04/2025
Từ ngày 30/4 đến 4/5, tại xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) sẽ diễn ra Hội Kiêng Gió - lễ hội văn hóa tâm linh đặc sắc của đồng bào Dao Thanh Phán. Điểm nhấn năm nay là Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc đưa “Tục Kiêng Gió của người Dao tại xã Đồng Văn” vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Phát động cuộc thi Thiếu nhi hát Quốc ca tại các địa chỉ đỏ với chủ đề “Em yêu Tổ quốc Việt Nam”

Phát động cuộc thi Thiếu nhi hát Quốc ca tại các địa chỉ đỏ với chủ đề “Em yêu Tổ quốc Việt Nam”

Tin tức - Văn Hoa - 14:46, 25/04/2025
Sáng 25/4, tại Trường Tiểu học Trung Yên, Thủ đô Hà Nội, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức phát động cuộc thi Thiếu nhi hát Quốc ca tại các địa chỉ đỏ.