Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lễ hội Đền Hai Bà Trưng trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Minh Nhật - 11:44, 06/03/2025

Lễ hội đền Hai Bà Trưng (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) là một lễ hội độc đáo, có lịch sử lâu đời, là niềm tự hào của người dân Thủ đô.

Các đại biểu, Nhân dân tiến hành dâng hương tưởng nhớ công ơn của Nhị vị Vua Bà Trưng Trắc - Trưng Nhị cùng các vị tướng lĩnh tài ba, nghĩa binh xuất sắc của Hai Bà
Các đại biểu, Nhân dân tiến hành dâng hương tưởng nhớ công ơn của Nhị vị Vua Bà Trưng Trắc - Trưng Nhị cùng các vị tướng lĩnh tài ba, nghĩa binh xuất sắc của Hai Bà

Sáng 5/3, tức mùng 6 tháng Hai năm Ất Tỵ, tại di tích Quốc gia đặc biệt Đền - Chùa - Đình Hai Bà Trưng (phường Đồng Nhân), Quận ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam quận Hai Bà Trưng trang trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 1.985 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 - 2025) và công bố Quyết định ghi danh “Lễ hội Đền Hai Bà Trưng” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Tại buổi lễ, các đại biểu đã tiến hành dâng hương tưởng nhớ công ơn của Nhị vị Vua Bà Trưng Trắc - Trưng Nhị cùng các vị tướng lĩnh tài ba, nghĩa binh xuất sắc của Hai Bà.

Thay mặt lãnh đạo quận Hai Bà Trưng phát biểu tại chương trình, Phó Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng Nguyễn Quang Trung đã điểm lại những mốc son trong Cuộc khởi nghĩa oanh liệt của hai vị nữ Anh hùng dân tộc Trưng Trắc - Trưng Nhị cách đây tròn 1.985 năm và khẳng định: Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, hình ảnh và công lao to lớn của Hai Bà Trưng vẫn luôn được Nhân dân ta đời đời tưởng nhớ, khắc ghi. Khu di tích quốc gia đặc biệt Đền - Chùa - Đình Hai Bà Trưng tại quận Hai Bà Trưng đã trở thành địa chỉ thiêng liêng, nơi thể hiện lòng tri ân sâu sắc của các thế hệ đối với hai vị nữ anh hùng dân tộc. 

Hằng năm, Lễ hội Đền Hai Bà Trưng được tổ chức long trọng, với nhiều nghi lễ truyền thống, thu hút đông đảo Nhân dân và du khách thập phương về dâng hương, chiêm bái, thành kính tưởng nhớ công đức Nhị vị Vua Bà.

Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Hoàng Đạo Cương trao Quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với “Lễ hội đền Hai Bà Trưng” phường Đồng Nhân và phường Bạch Đằng
Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Hoàng Đạo Cương trao Quyết định của Bộ trưởng Bộ VHTT&DL về việc công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với “Lễ hội đền Hai Bà Trưng” phường Đồng Nhân và phường Bạch Đằng

Đền - Chùa - Đình Hai Bà Trưng là một quần thể di tích đặc sắc hiếm có tại trung tâm Thủ đô, mà nổi bật là Đền Hai Bà Trưng với kiến trúc “nội công ngoại quốc”, hiện lưu giữ nhiều di vật quý: 27 đạo sắc phong của triều Lê và triều Nguyễn, 8 pho tượng thờ, 2 tấm bia đá cổ ghi sự tích Hai Bà, 2 bộ kiệu thời Nguyễn. Quần thể được xây dựng trên khu đất vượng khí đem lại an lành, phúc lộc cho cuộc sống Nhân dân địa phương. Với những ý nghĩa và giá trị về lịch sử, năm 2019, Di tích Đền - Chùa - Đình Hai Bà Trưng đã vinh dự được Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt.

Không chỉ lưu giữ những giá trị kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, cụm di tích Hai Bà Trưng còn mang giá trị văn hóa phong phú. Lễ hội Đền Hai Bà Trưng là một lễ hội đặc biệt, được tổ chức ở 3 địa phương trên địa bàn Hà Nội, trong đó Lễ Tế hằng năm ở đây cũng được thực hiện theo nghi thức truyền thống, trang trọng, linh thiêng; lễ cấp thủy, rước nước sông Hồng về đền Hai Bà Trưng để tiến hành lễ mộc dục theo nghi thức cổ truyền.

Phó Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng Nguyễn Quang Trung phát biểu
Phó Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng Nguyễn Quang Trung phát biểu

Với những ý nghĩa to lớn về giá trị văn hóa, góp phần làm phong phú kho tàng di sản văn hóa của dân tộc, trong những ngày đầu Xuân này, Lễ hội truyền thống - Lễ hội Đền Hai Bà Trưng đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và Di tích quốc gia đặc biệt Đền - Chùa - Đình Hai Bà Trưng được UBND TP. Hà Nội công nhận điểm du lịch. Đây không chỉ là niềm tự hào của Nhân dân quận Hai Bà Trưng, của người dân địa phương mà còn là cột mốc quan trọng, mở ra những cơ hội mới để giá trị di sản tiếp tục được lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.

Tại chương trình, các đại biểu và người dân đã được thưởng thức chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc tái hiện không khí hào hùng của Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng cách đây tròn 1.985 năm, nhằm tri ân và tưởng nhớ hai vị nữ anh hùng kiệt xuất của dân tộc Trưng Trắc - Trưng Nhị và các vị tướng lĩnh tài ba, nghĩa binh xuất sắc của Hai Bà, những người đã viết nên những trang sử vàng chói lọi của dân tộc ta trong buổi đầu dựng nước và giữ nước.

Chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc tái hiện không khí hào hùng của Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng cách đây tròn 1.985 năm
Chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc tái hiện không khí hào hùng của Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng cách đây tròn 1.985 năm

Đặc biệt, lãnh đạo Cục Di sản văn hóa, Bộ VH-TT&DL đã công bố Quyết định số 325/QĐ-BVHTTDL ngày 19/02/2025 của Bộ VH-TT&DL về việc công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Theo đó, quyết định đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia đối với Lễ hội truyền thống - Lễ hội Đền Hai Bà Trưng (phường Đồng Nhân và phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội).

Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Hoàng Đạo Cương đã trân trọng trao Quyết định ghi danh “Lễ hội Đền Hai Bà Trưng” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho lãnh đạo Quận ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam quận Hai Bà Trưng và đại diện lãnh đạo, Nhân dân hai phường Đồng Nhân, Bạch Đằng.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Chuyện vui trước ngày sáp nhập tỉnh

Chuyện vui trước ngày sáp nhập tỉnh

Chuyến tham quan Kon Tum của các nghệ nhân dân tộc thiểu số Quảng Ngãi cách đây chưa lâu không chỉ mở ra góc nhìn mới về bảo tồn văn hóa mà còn khơi dậy tinh thần học hỏi, kết nối cộng đồng. Niềm vui trước thông tin sáp nhập tỉnh càng tiếp thêm động lực để người dân hai bên xích lại gần nhau hơn. Một làn gió mới đang thổi vào vùng cao, từ văn hóa đến du lịch.
Tin nổi bật trang chủ
Xóa nhà tạm, nhà dột nát – trách nhiệm từ trái tim: "Chỉ bàn làm, không bàn lùi" (Bài cuối)

Xóa nhà tạm, nhà dột nát – trách nhiệm từ trái tim: "Chỉ bàn làm, không bàn lùi" (Bài cuối)

Với tinh thần “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, để không ai bị bỏ lại phía sau trong thụ hưởng Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát, các bộ, ngành Trung ương đã kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh. Các địa phương cũng đã chủ động triển khai nhiều giải pháp sáng tạo, cùng với sự đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp để hướng tới mục tiêu cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025.
Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Thay đổi nếp nghĩ, cách làm qua công tác tuyên truyền vận động (Bài cuối)

Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Thay đổi nếp nghĩ, cách làm qua công tác tuyên truyền vận động (Bài cuối)

Phóng sự - Lê Hường - 26 phút trước
Để bà con tin tưởng, Người có uy tín không chỉ gương mẫu, đi đầu, mà còn luôn cập nhật thông tin mới bằng mọi cách, nhất là những vấn đề về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan sát sườn đến cuộc sống dân sinh để giải thích thỏa đáng, hướng dẫn cụ thể cho bà con chấp hành, thực hiện. Từ đó, giúp bà con thay đổi nếp nghĩ, cách làm phát triển kinh tế, bảo tồn văn hóa, giữ gìn an ninh trật tự, xây dựng buôn làng giàu mạnh, xứng đáng là với niềm tin của chính quyền cơ sở, “điểm tựa” của bà con nơi buôn làng.
Những

Những "cánh chim” đầu đàn ở vùng Tây Duyên hải miền Trung: Góp sức giữ nghề truyền thống (Bài 2)

Phóng sự - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Tranh thủ nguồn lực hỗ trợ từ các chương trình, chính sách của Nhà nước dành cho đồng bào DTTS, ở các bản làng vùng đồng bào DTTS và miền núi đã triển khai tổ chức, thực hiện hiệu quả nhiều hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị, bản sắc văn hóa các DTTS. Theo đó, những năm qua, trong nhiều việc làm ý nghĩa, thiết thực, nhiều Người có uy tín ở Quảng Nam, Quảng Ngãi đã góp sức giữ gìn và phát huy nghề truyền thống để nhiều di sản văn hóa vật thể, phi vật thể tốt đẹp của đồng bào DTTS luôn "sống" mãi với thời gian.
Những

Những "cánh chim” đầu đàn ở vùng Tây Duyên hải miền Trung : "Hạt nhân’" kinh tế giữa bản, làng (Bài 1)

Phóng sự - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Không chỉ thể hiện vai trò trách nhiệm là cầu nối tuyên truyền chính sách của Đảng và Nhà nước đến với cộng đồng, những năm qua lực lượng Người có uy tín khắp cả nước đã góp sức thúc đẩy sự phát triển trong nhiều lĩnh vực đời sống kinh tế-xã hội ở cơ sở, nhất là đi đầu trong phát triển kinh tế. Nếu có dịp đến với vùng Tây Duyên hải miền Trung, sẽ không khó để bắt gặp những tấm gương Người có uy tín điển hình, đi đầu trong lao động sản xuất, góp phần làm khởi sắc những miền đất khó.
Phụ nữ trong

Phụ nữ trong "kỷ nguyên mới": Phát huy nguồn nhân lực và vai trò tự thân trong giới trẻ (Bài 2)

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Để đảm bảo bình đẳng thực chất giữa nam và nữ bên cạnh sự vào cuộc tích cực, hiệu quả của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, thì việc phát huy nguồn nhân lực và vai trò tự thân trong giới trẻ cần tiếp tục đẩy mạnh, qua đó thúc đẩy bình đẳng giới trong kỷ nguyên mới của dân tộc.
Bộ Y tế yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát kê đơn thuốc, sữa, thực phẩm chức năng

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát kê đơn thuốc, sữa, thực phẩm chức năng

Sức khỏe - Minh Nhật - 1 giờ trước
Ngày 20/4, Bộ Y tế ban hành văn bản yêu cầu các bệnh viện trực thuộc Bộ, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện quy định về kê đơn thuốc, sữa, thực phẩm chức năng(TPCN) trong khám, chữa bệnh.
Có một địa đạo ở trung tâm TP. Hồ Chí Minh

Có một địa đạo ở trung tâm TP. Hồ Chí Minh

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 19/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Có một địa đạo ở trung tâm TP. Hồ Chí Minh. Nhà thờ Chính tòa Hải Phòng. Lễ cúng vào nhà mới của người Hrê. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khẳng định ý nghĩa Đại thắng mùa Xuân 1975 với kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc Việt Nam

Khẳng định ý nghĩa Đại thắng mùa Xuân 1975 với kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc Việt Nam

Tin tức - Tào Đạt - 23:41, 20/04/2025
Ngày 20/4, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Bộ Công an, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Thành ủy TP. Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia "Đại thắng mùa Xuân 1975 với kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc Việt Nam". Đây là hoạt động trọng điểm hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
Tổng Bí thư Tô Lâm đến dự Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Tổng Bí thư Tô Lâm đến dự Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Thời sự - Tào Đạt - 23:32, 20/04/2025
Tổng Bí thư Tô Lâm và các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đến dự Chương trình nghệ thuật "Đất nước trọn niềm vui" nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Thủ tướng lần thứ 8 tới dự án Cần Thơ – Cà Mau, chỉ đạo thông tuyến cao tốc Bắc - Nam tới cảng Hòn Khoai

Thủ tướng lần thứ 8 tới dự án Cần Thơ – Cà Mau, chỉ đạo thông tuyến cao tốc Bắc - Nam tới cảng Hòn Khoai

Thời sự - PV - 19:30, 20/04/2025
Chiều 20/4, tại tỉnh Cà Mau, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi kiểm tra, động viên các lực lượng thi công Dự án cao tốc Cần Thơ – Cà Mau, làm việc với các bộ, ngành, cơ quan liên quan thúc đẩy tiến độ Dự án này và khẩn trương triển khai Dự án cao tốc từ Cà Mau tới Đất Mũi và nối tới cảng Hòn Khoai.
Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Xây dựng một đội ngũ cán bộ năng lực, trưởng thành - Bài 3

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Xây dựng một đội ngũ cán bộ năng lực, trưởng thành - Bài 3

Dân tộc - Tôn giáo - Hà Anh - 17:59, 20/04/2025
Một trong những thành quả quan trọng, mang tính nền tảng và bền vững nhất của quá trình triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi chính là sự trưởng thành vượt bậc của đội ngũ cán bộ là người DTTS. Đây không chỉ là kết quả của quá trình hỗ trợ về vật chất, mà còn là thành tựu của một tầm nhìn chiến lược lâu dài về trao quyền, tạo cơ hội và bồi dưỡng năng lực cho chính con em trong cộng đồng.
Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Giáo dục, y tế được ưu tiên vượt trội – Bài 2

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Giáo dục, y tế được ưu tiên vượt trội – Bài 2

Dân tộc - Tôn giáo - Hà Anh - 17:53, 20/04/2025
Việc ưu tiên mạnh mẽ cho giáo dục và y tế trong khuôn khổ Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bao DTTS không chỉ thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào DTTS, mà còn là chiến lược phát triển con người toàn diện. Điều này nhằm tạo nền tảng vững chắc để thúc đẩy sự tiến bộ, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng DTTS.