Theo Đề án phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam (gọi tắt là Đề án), xây dựng du lịch cộng đồng trở thành một sản phẩm hoàn chỉnh, chủ đạo trong hệ thống sản phẩm của du lịch Việt Nam là mục tiêu trọng yếu; đáp ứng cơ bản các yêu cầu của quốc tế và khu vực ASEAN đối với hoạt động du lịch cộng đồng.
Được làm từ những hạt ngô của vùng Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang), phở ngô đang được đón nhận như một món ăn độc đáo, hấp dẫn và lạ miệng. Câu chuyện kể về những cây ngô với phương thức thổ canh hốc đá, về phở ngô và miền đá Hà Giang khiến người thưởng thức món ăn này cảm thấy đầy thú vị.
Ngày 3/11, tại đường Hùng Vương, TP. Lạng Sơn, Ban Tổ chức Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI năm 2024 tổ chức cuộc thi trưng bày, chế biến và giới thiệu văn hóa ẩm thực truyền thống.
Trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức, ngày 03/11/2024, tại TP. Lạng Sơn (tỉnh Lạng Sơn) đã diễn ra Liên hoan văn nghệ quần chúng và trình diễn trang phục các dân tộc vùng Đông Bắc.
Chiều ngày 3/11, trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI tại tỉnh Lạng Sơn năm 2024, đã diễn ra Hội thảo khoa học “Du lịch văn hóa vùng Đông Bắc - khơi nguồn và phát triển”.
Trong khuôn khổ Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI, các nghệ nhân của 8 địa phương đã mang đến trình diễn các tiết mục trình diễn trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hoá truyền thống dân tộc.
Ngày 3/11, sau 3 ngày diễn ra sôi nổi, hấp dẫn với nhiều nội dung, huyện Ia Grai (Gia Lai) đã tổ chức bế mạc Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh và Liên hoan văn hóa cồng chiêng năm 2024.
Ngày 2/11, tại làng Dăng (xã Ia O), UBND huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã khai mạc Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh và Liên hoan văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai năm 2024 .
Chuốt nhẹ bàn tay đã chai sạn vết dấu của thời gian, nghệ nhân H’Phiết Uông cặm cụi bước bên bàn gốm. Bà thì thầm với đất như thì thầm với lòng mình, với cha ông vậy. Gốm không đủ sức nuôi mình như thuở xưa nữa, nhưng những người như H’Phiết Uông, H’Lưm Uông hay H’Huyên Bhôk vẫn âm thầm với đất để mong hồi sinh làng nghề.
Trong tháng 11 này, tại Làng Văn hóa Du lịch Các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ diễn ra các hoạt động với chủ đề “Về miền di sản tinh hoa và bản sắc” nhằm giới thiệu các hoạt động dân ca, dân vũ, ẩm thực, phong tục tập quán của đồng bào với du khách. Đây cũng là những hoạt động thiết thực hưởng ứng Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” năm 2024.
Thời gian qua, thực hiện Dự án 6 - Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) đã tiếp thêm nguồn lực để bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống trên địa bàn huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn. Việc đầu tư, hỗ trợ được thực hiện qua các dự án về xây dựng cơ sở vật chất, tổ chức các lớp dạy hát then - đàn tính, hỗ trợ các hoạt động văn hóa, tạo điều kiện để văn hóa truyền thống được bảo tồn và phát huy trong cuộc sống hiện đại.
Triển khai thực hiện Dự án 6 về Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) tại huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn, nhiều giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS, nhất là các làn điệu dân ca được khôi phục, bảo tồn và phát huy; hệ thống thiết chế văn hóa tại các thôn, xã được đầu tư, xây dựng, góp phần thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở, nâng cao đời sống Nhân dân.
Theo thông tin từ Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát triển văn hóa Sán Dìu, Chương trình “Giao lưu cộng đồng dân tộc Sán Dìu năm 2024 sẽ được tổ chức ngày 2 - 3/11, tại tỉnh Tuyên Quang, với sự tham dự của hơn 300 đại biểu người Sán Dìu đến từ các tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Giang và Quảng Ninh.
Lễ bỏ mả là lễ hội truyền thống lớn nhất, nổi trội nhất và quy tụ nhiều người tham dự nhất trong tất cả hệ thống lễ hội truyền thống của người Gia Rai. Lễ bỏ mả chứa đựng một kho tàng văn hóa dân gian đầy sắc màu, ở đó mọi quan niệm về vũ trụ, về thần linh, về những triết lý nhân sinh được biểu đạt một cách rõ ràng và mang những giá trị nhân văn to lớn.
Đây là chủ đề của Festival hoa Đà Lạt lần thứ 10 năm 2024, sẽ được UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức trong tháng 12. Theo thông tin từ Ban Tổ chức, tại Fesstival Hoa Đà Lạt năm nay sẽ có nhiều chương trình đặc sắc và ấn tượng.
Người Chăm có một kho tàng di sản văn hoá quý giá, trong đó có hát ngâm Ariya. Tuy nhiên, theo dòng chảy thời gian, hiện nay, các văn bản chữ Chăm lưu giữ Ariya và các nghệ nhân hát ngâm Ariya đang có nguy cơ mất dần. Điều này đặt ra vấn đề giải pháp nào để bảo tồn và phát huy giá trị Ariya của người Chăm ở Bình Thuận.
Mong muốn tiếng nói, chữ viết của dân tộc không bị mai một, Nghệ nhân Ưu tú Hà Nam Ninh đã miệt mài nghiên cứu và truyền dạy chữ Thái cổ. Từ những lớp học đầu tiên đến việc biên soạn tài liệu và tham gia giảng dạy tại các chương trình học, ông Ninh đã và đang góp phần gìn giữ “hồn cốt” văn hóa của dân tộc Thái cho các thế hệ sau.
Soạn giả Nguyễn Văn Bớt sinh năm 1969, quê gốc tại xã Bình Hòa Nam, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An, hiện sinh sống, làm việc tại TP. Cần Thơ. Tuổi thơ gắn bó với miền đất bưng biền ven bờ sông Vàm Cỏ Đông tím sắc bông lục bình đã nuôi dưỡng tâm hồn cậu bé tình yêu vọng cổ, cải lương sâu sắc. Để rồi sau này khi trưởng thành, thành danh, soạn giả Nguyễn Văn Bớt đã có một gia tài với hơn một trăm bài ca vọng cổ và hai kịch bản sân khấu cải lương có giá trị.
Với sự quan tâm sát sao của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Đồng Nai và ngành công tác dân tộc, trong nhiều năm qua công tác bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống đồng bào các DTTS trên địa bàn toàn tỉnh luôn được giữ gìn, phát huy trong đời sống cộng đồng, qua đó đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
Ở Lào Cai, đồng bào La Chí sinh sống tập trung chủ yếu ở huyện Bắc Hà. Thời gian qua, huyện đã triển khai nhiều chương trình, dự án để khôi phục và bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc La Chí. Với cách làm sáng tạo, công tác bảo tồn văn hóa dân tộc La Chí ở huyện Bắc Hà đã góp phần kết nối giá trị truyền thống vào dòng chảy cuộc sống đương đại.