Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

"Tiếp lửa” tình yêu di sản

Tuyết Mai - Hoàng Như - 07:07, 12/03/2025

Mỗi độ Xuân về, khắp các làng bản ở Lạng Sơn lại rộn ràng tiếng hát dân ca, tiếng đàn Tính vang vọng. Góp phần giữ gìn, lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống ấy là các nghệ nhân dân gian - những người không ngừng “tiếp lửa” đam mê di sản trong cộng đồng.

Các nghệ nhân và học viên Câu lạc bộ sinh hoạt văn hoá dân gian dân tộc Nùng, xã Tân Thành, huyện Cao Lộc biểu diễn tại buổi lễ ra mắt Câu lạc bộ
Các nghệ nhân và học viên Câu lạc bộ sinh hoạt văn hoá dân gian dân tộc Nùng, xã Tân Thành, huyện Cao Lộc biểu diễn tại buổi lễ ra mắt Câu lạc bộ

Những năm qua, Nghệ nhân Ưu tú (NNƯT) Vi Thị Liên, huyện Văn Quan đã tham mưu tổ chức nhiều hoạt động văn hóa như: Liên hoan hát dân ca cấp huyện, hội thảo về tri thức văn hóa bản địa, xây dựng các chương trình phục vụ sự kiện chính trị - văn hóa của tỉnh, huyện.

Với những đóng góp tích cực, bà Liên được nhận Giấy khen của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) trong Chương trình Gặp mặt văn nghệ sĩ, nghệ nhân tiêu biểu năm 2024. Bà Liên chia sẻ: “Tôi luôn xác định việc thành lập các câu lạc bộ (CLB) văn hóa dân gian và trực tiếp truyền dạy di sản cho thế hệ trẻ là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu. Bởi xã hội hiện đại với những luồng văn hóa mới rất dễ làm phai nhạt các giá trị truyền thống”. Từ năm 2015 đến nay, bà đã dạy hát lượn và các làn điệu dân ca cho hơn 500 học viên.

Cùng chung niềm đam mê, NNƯT Hoàng Thị Thúy, huyện Văn Lãng dành trọn tâm huyết bảo tồn và lan tỏa hát Then, đàn Tính, múa chầu. Bà không ngại khó, đều đặn đến các trường học, thôn bản để truyền dạy trên 30 lớp, thu hút hơn 400 học viên. Bà còn sáng tác gần 20 bài Then mới ca ngợi quê hương.

Họ chỉ là hai trong số rất nhiều nghệ nhân đang góp sức gìn giữ, phát huy di sản văn hóa phi vật thể. Hiện, toàn tỉnh có trên 1.500 nghệ nhân dân gian nắm giữ các loại hình di sản như: tiếng nói, chữ viết, tập quán xã hội, nghệ thuật trình diễn dân gian, lễ hội truyền thống, nghề thủ công, tri thức dân gian… Từ năm 2017 đến nay, các nghệ nhân đã trực tiếp tham gia giảng dạy trên 500 lớp di sản phi vật thể, “truyền lửa” cho hàng nghìn học viên.

Cùng với sự đóng góp của các nghệ nhân, phong trào sinh hoạt văn hóa truyền thống tại các địa phương ngày càng phát triển. Từ năm 2022 đến nay, toàn tỉnh thành lập mới gần 100 CLB, nâng tổng số lên gần 300 CLB văn hóa truyền thống. Đặc biệt, từ năm 2015 đến nay, tỉnh đã có 9 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và 2 di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại được công nhận.

Từ năm 2015 đến nay, tỉnh Lạng Sơn đã có 34 nghệ nhân được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu, gồm 5 Nghệ nhân Nhân dân và 29 NNƯT.

Theo ông Phan Văn Hòa, Phó Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Lạng Sơn, nghệ nhân chính là “báu vật sống”, đóng vai trò then chốt trong công tác bảo tồn di sản văn hóa. Những năm qua, ngành đã tham mưu nhiều chính sách khen thưởng, hỗ trợ nghệ nhân; tổ chức hoạt động giao lưu văn hóa trong và ngoài tỉnh; mời nghệ nhân tham gia truyền dạy di sản trong trường học và cộng đồng.

Từ năm 2017 đến nay, mỗi năm tỉnh tổ chức từ 3 đến 5 đoàn nghệ nhân tham gia sự kiện văn hóa du lịch, trình diễn di sản tại các lễ hội lớn. Nhiều hoạt động trình diễn văn hóa đặc sắc được tổ chức, như: hát dân ca, múa sư tử mèo, trình diễn nghề thủ công truyền thống (dệt vải, nhuộm chàm, đan lát), ẩm thực dân tộc (làm bánh, quay lợn, quay vịt)…

Năm 2020, tỉnh tổ chức thành công Liên hoan dân ca cấp tỉnh lần thứ nhất với sự tham gia của khoảng 400 lượt nghệ nhân. Các hội thi múa sư tử mèo năm 2022 và năm 2024 tiếp tục tạo sân chơi lành mạnh, tôn vinh nghệ nhân và bảo tồn nét văn hóa độc đáo. Bên cạnh đó, các hội bảo tồn dân ca, di sản văn hóa tỉnh cũng phát huy tốt vai trò kết nối, khuyến khích nghệ nhân cống hiến cho di sản.

Năm 2024, ngành VHTT&DL phối hợp UBND các huyện, thành phố triển khai chính sách hỗ trợ 26 nghệ nhân người DTTS. Đây là nguồn động viên lớn, giúp nghệ nhân tiếp tục gắn bó với công tác truyền dạy, bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể.

NNƯT Ninh Xuân Nhật, xã Thiện Tân, huyện Hữu Lũng chia sẻ: “Tôi luôn tâm huyết truyền dạy làn điệu dân ca, tập quán, tín ngưỡng của dân tộc mình cho bà con và thế hệ trẻ. Nhờ sự hỗ trợ từ các cấp, các lớp học ngày càng bài bản, giúp tôi có thêm điều kiện lan tỏa tình yêu di sản văn hóa dân tộc Cao Lan”.

Việc chăm lo, tôn vinh và tạo điều kiện cho các nghệ nhân chính là giải pháp căn cơ để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong cộng đồng. Sự quan tâm ấy không chỉ giúp di sản trường tồn, mà còn khơi dậy niềm tự hào dân tộc, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thắp lửa văn hóa, dựng bản du lịch ở vùng đồng bào DTTS Quảng Ninh

Thắp lửa văn hóa, dựng bản du lịch ở vùng đồng bào DTTS Quảng Ninh

Là vùng đất giàu bản sắc với cộng đồng các DTTS cùng sinh sống, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đang đẩy mạnh bảo tồn văn hóa gắn với phát triển du lịch cộng đồng. Trong đó, mô hình xây dựng bản văn hóa dân tộc Tày tại thôn Bản Cáu (xã Lục Hồn) và bản văn hóa dân tộc Sán Chỉ tại thôn Lục Ngù (xã Húc Động) đang được đẩy mạnh triển khai khẩn trương, hướng tới gìn giữ di sản và nâng cao đời sống người dân vùng cao.
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến với Thủ tướng Liên bang Nga Mikhail Mishustin

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến với Thủ tướng Liên bang Nga Mikhail Mishustin

Trong chương trình thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, chiều 8/5 (giờ địa phương (tối cùng ngày, giờ Hà Nội), tại Thủ đô Moskva, Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Thủ tướng Liên bang Nga Mikhail Mishustin.
Nhận diện và hóa giải âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Nhận diện và hóa giải âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Công tác Dân tộc - Hà Anh - 2 giờ trước
Trong thời gian qua, các thế lực thù địch liên tục đẩy mạnh các hoạt động chống phá với mục tiêu làm suy yếu khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam. Việc nhận diện rõ và chủ động ứng phó với các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch là yêu cầu cấp thiết, mang ý nghĩa chiến lược lâu dài.
Vị sư cả của đồng bào Khmer

Vị sư cả của đồng bào Khmer

Gương sáng - Như Tâm - 2 giờ trước
Sinh ra tại huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang, nhưng gần cả cuộc đời ông gắn bó với Cà Mau. Là vị sư sãi tiêu biểu trong cộng đồng Phật giáo Nam tông, cuộc đời của ông là một minh chứng sống động cho phương châm "Tốt đời, đẹp đạo", không chỉ là một vị sư tu hành với tấm lòng từ bi mà còn là người con hiếu thảo và là một chiến sĩ cách mạng kiên trung.
Tranh thêu trên lá bồ đề - Sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo

Tranh thêu trên lá bồ đề - Sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo

Sản phẩm - Thị trường - Minh Nhật - 2 giờ trước
Tranh thêu trên lá bồ đề ở vùng đất truyền thống Gia Sinh, Gia Viễn, Ninh Bình là sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo, kết tinh sự tỷ mỉ, tài hoa, đặc trưng văn hóa Việt và cả khát vọng bảo tồn nghề truyền thống trong nhịp sống hiện đại.
Đại lễ Vesak 2025 thành công viên mãn

Đại lễ Vesak 2025 thành công viên mãn

Media - BDT - 2 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 8/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đại lễ Vesak 2025 thành công viên mãn. Vịnh Ngòi Hoa, hồ Mắt Ngọc Hòa Bình. Mường Nhé bảo vệ rừng phòng hộ. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thanh Hóa: Tiêu hủy gần 5 tấn da trâu, bò không rõ nguồn gốc xuất xứ

Thanh Hóa: Tiêu hủy gần 5 tấn da trâu, bò không rõ nguồn gốc xuất xứ

Xã hội - Quỳnh Trâm - 3 giờ trước
Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Lê Văn Thảo, tại Hoằng Giang, huyện Nông Cống, về hành vi vi phạm hành chính: Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Bảo tồn Lễ hội Katê của đồng bào Chăm

Bảo tồn Lễ hội Katê của đồng bào Chăm

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 9/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo tồn Lễ hội Katê của đồng bào Chăm. Danh lam cổ tự Chùa Hà Tiên. Nghệ nhân hơn 50 năm “giữ lửa” nghề dệt. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Linh thiêng Lễ cung rước Xá lợi Đức Phật lên tôn trí trên núi Bà Đen

Linh thiêng Lễ cung rước Xá lợi Đức Phật lên tôn trí trên núi Bà Đen

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Tào Đạt - 3 giờ trước
Kết thúc thời gian chiêm bái tại chùa Thanh Tâm (huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh), Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - Quốc bảo của Ấn Độ, đã được cung thỉnh về tôn trí tại núi Bà Đen (Tây Ninh) từ ngày 8 - 13/5.
Bắc Giang: Một cơ sở sản xuất, bán hơn 100.000 đơn hàng giả

Bắc Giang: Một cơ sở sản xuất, bán hơn 100.000 đơn hàng giả

Pháp luật - Minh Nhật - 3 giờ trước
Một cơ sở sản xuất mỹ phẩm giả số lượng lớn ở Bắc Giang đã rao bán trót lọt trên 100.000 đơn hàng, thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử.
Bảo tồn Lễ hội Katê của đồng bào Chăm

Bảo tồn Lễ hội Katê của đồng bào Chăm

Media - BDT - 5 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 9/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo tồn Lễ hội Katê của đồng bào Chăm. Danh lam cổ tự Chùa Hà Tiên. Nghệ nhân hơn 50 năm “giữ lửa” nghề dệt. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tổng Bí thư Tô Lâm bắt đầu thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm chiến thắng phát xít

Tổng Bí thư Tô Lâm bắt đầu thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm chiến thắng phát xít

Thời sự - PV - 7 giờ trước
Chiều 8/5 (giờ địa phương, tối cùng ngày, giờ Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đến Thủ đô Moskva, bắt đầu chuyến thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, từ ngày 8-11/5 theo lời mời của Tổng thống Vladimir Putin.
Thủ tướng: Thiết kế chính sách để đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế tư nhân "không có giới hạn"

Thời sự - PV - 20:25, 08/05/2025
Chiều 8/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc với Hội đồng Tư vấn chính sách nhằm tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân để triển khai thực hiện Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị.