Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Văn hóa dân tộc Dao: Tài nguyên quý giá để xứ Lạng phát triển du lịch

Ngọc Anh - 06:00, 12/01/2025

Lạng Sơn, vùng đất sinh sống của nhiều dân tộc với những phong tục tập quán đặc sắc. Trong đó, đồng bào dân tộc Dao có nhiều nét văn hóa độc đáo, riêng có, thể hiện qua trang phục, tín ngưỡng dân gian, phong tục tập quán, dân ca, dân vũ... Đây là nguồn tài nguyên quý giá góp phần phát triển du lịch xứ Lạng.

Người Dao lù đạng, xã Thiện Hoà, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn trao truyền nghề thêu truyền thống
Trao truyền nghề thêu truyền thống

Đặc sắc văn hóa dân tộc Dao xứ Lạng

Dân tộc Dao ở Lạng Sơn hiện nay chiếm khoảng 3,6% dân số toàn tỉnh, gồm 4 nhóm là Dao lù gang, Dao đỏ (Dao quế lâm), Dao thanh y và Dao lù đạng (Coóc Mần). Mỗi nhóm Dao có nét văn hóa độc đáo riêng thể hiện qua trang phục, tín ngưỡng dân gian, dân ca, dân vũ... tạo nên sự đa dạng cho di sản văn hóa Lạng Sơn.

Cũng như người Dao ở các tỉnh miền núi phía Bắc, người Dao ở Lạng Sơn có tục thờ cúng Bàn Vương. Trong các nghi lễ dân gian quan trọng của người Dao đều có bàn thờ cúng riêng để tạ ơn thần lúa gạo. Bên cạnh đó, các nhóm người Dao đều có điệu hát páo dung...

Mặc dù các nhóm người Dao có nhiều nét tương đồng trong phong tục, tập quán, tín ngưỡng, nhưng về trang phục lại có sự khác biệt. Trang phục của phụ nữ Dao lù gang ở Mẫu Sơn rất sặc sỡ với màu nổi bật là vàng, da cam. Phụ nữ mặc áo dài bốn thân, bổ túi trước ngực thành hai tà và phía sau một tà. Bên trong áo có yếm thêu hoa văn, gắn các ngôi sao bằng bạc và trang trí bằng hạt cườm kèm với thắt lưng màu trắng thêu hoa. Bên hông đeo dây xà tích bằng bạc. Đầu đội mũ hình mái nhà, quấn quanh mũ bằng dây hạt cườm đủ màu sắc.

Nhóm Dao thanh y ở huyện Đình Lập mặc trang phục truyền thống mang màu đen chủ đạo và gần như không có các họa tiết thêu ở phần thân áo. Tuy nhiên, việc kết hợp khéo léo giữa khăn, mũ, áo, yếm, váy, quần, xà cạp, đồ trang sức cũng tạo nên nét đặc sắc cho bộ trang phục.

Khác với người Dao thanh y, bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Dao đỏ được trang trí bằng nhiều hoa văn rực rỡ đẹp mắt với màu sắc cơ bản là chàm, đỏ, trắng. Điểm nhấn của bộ trang phục phụ nữ Dao đỏ là chiếc mũ đội đầu lớn và chuỗi quả bông len màu đỏ trên ngực áo.

Người Dao thanh y, xã Châu Sơn, huyện Đình Lập thêu thùa và làm phụ kiện trang trí trang phục truyền thống.
Người Dao thanh y, xã Châu Sơn, huyện Đình Lập thêu thùa và làm phụ kiện trang trí trang phục truyền thống

Trang phục người Dao lù đạng cũng có những đặc điểm rất riêng. Một bộ trang phục hoàn chỉnh của phụ nữ Dao lù đạng gồm: áo, yếm, thắt lưng, quần, xà cạp, khăn, mũ, cùng đồ trang sức bằng bạc... Đặc biệt, nhóm Dao lù đạng có khăn đội đầu với họa tiết trang trí sặc sỡ nhất với lớp vải đặc biệt, có đính nhiều miếng bạc trắng.

Ông Hoàng Văn Páo, Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa tỉnh Lạng Sơn cho biết: Trang phục của phụ nữ dân tộc Dao chính là những tác phẩm nghệ thuật rực rỡ, tinh tế, chuyển tải quan niệm về vũ trụ, về nhân sinh của cộng đồng thông qua các hoa văn, họa tiết thêu, in trên đó. Những giá trị đó chính là nguồn “tài nguyên” văn hóa quý giá, góp phần phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh nếu biết cách khai thác.

Đánh thức tiềm năng

Nhận thấy giá trị của văn hóa dân tộc Dao đối với việc phát triển du lịch, những năm qua, các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã có nhiều giải pháp thiết thực. Từ năm 2020 đến nay, Sở VHTT&DL phối hợp với UBND các huyện, thành phố thành lập 5 CLB bảo tồn bản sắc văn hóa người Dao tại các huyện Cao Lộc, Lộc Bình, Bình Gia, Bắc Sơn, Tràng Định, thu hút hàng trăm thành viên tham gia; tạo các sân chơi văn hóa cho người Dao trình diễn như: Tuần VHTT&DL, liên hoan dân ca, trình diễn trang phục truyền thống và hát dân ca các DTTS Việt Nam trên địa bàn tỉnh... Tuyên truyền, khuyến khích người Dao mặc trang phục truyền thống trong các dịp lễ, Tết, cưới hỏi...

Ngành Văn hóa tỉnh đã đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về bảo tồn văn hóa dân tộc mình; tích cực sưu tầm, ghi hình tư liệu các loại hình di sản văn hóa phi vật thể (lễ hội, tập quán xã hội, nghệ thuật trình diễn dân gian, các làn điệu dân ca, trang phục truyền thống) của người Dao.

Ông Phan Văn HòaPhó Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Lạng Sơn

Triển khai Kế hoạch 117/KH- UBND ngày 3/7/2019 của UBND tỉnh Lạng Sơn về thực hiện Đề án “Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các DTTS Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, ngành VHTT&DL đã khảo sát về trang phục truyền thống của các nhóm người Dao; Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch tỉnh xuất bản trên 500 cuốn sách ảnh giới thiệu về trang phục truyền thống các DTTS trên địa bàn tỉnh, trong đó có trang phục 4 nhóm người Dao của tỉnh Lạng Sơn.

Người dao lù gang, xã Hữu Liên, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn vẫn duy trì nghề hái lá thuốc truyền thống.
Người Dao lù gang, xã Hữu Liên, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn vẫn duy trì nghề hái lá thuốc truyền thống

Cùng với đó, ngành VHTT&DL đã triển khai một số dự án bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa người Dao gắn với phát triển du lịch như: Dự án phát triển du lịch cộng đồng tại thôn Lũng SLàng, xã Tri Phương, huyện Tràng Định; phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại thôn Lân, xã Thiện Hòa, huyện Bình Gia và thôn Lân Châu, xã Hữu Liên, huyện Hữu Lũng; nghiên cứu, bảo tồn Lễ Cấp sắc người Dao lô gang, xã Công Sơn, huyện Mẫu Sơn; bảo tồn nghề thêu truyền thống của người Dao thanh y, xã Châu Sơn, huyện Đình Lập... Trung bình mỗi năm, các làng du lịch cộng đồng người Dao thu hút bình quân khoảng 1.000 du khách.

Ông Ma Văn Tân, Phó Chủ tịch UBND xã Thiện Hòa, huyện Bình Gia cho biết: Trên địa bàn xã hiện nay có gần 10 hộ gia đình người Dao mở dịch vụ homestay. Bà con có ý thức lưu giữ những bộ trang phục truyền thống để phục vụ du khách chụp ảnh, trải nghiệm. Một số bài thuốc truyền thống cũng được gìn giữ để phục vụ khách du lịch khi có nhu cầu.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Du lịch tỉnh Quảng Ngãi – Bản hòa ca rừng và biển

Du lịch tỉnh Quảng Ngãi – Bản hòa ca rừng và biển

Sau hợp nhất, tỉnh Quảng Ngãi là nơi hội tụ của đa sắc màu văn hóa các dân tộc; giữa vùng núi cao nguyên, đồng bằng và biển đảo. Những tiềm năng, lợi thế đó đang được tỉnh định hướng để đưa ngành du lịch cất cánh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Tin nổi bật trang chủ
Gia Lai: 100% người có công với cách mạng có nhà ở kiên cố

Gia Lai: 100% người có công với cách mạng có nhà ở kiên cố

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 11 phút trước
Tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Gia Lai đã cơ bản hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Đặc biệt, toàn bộ 2.451 hộ người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ đã được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở, đạt tỷ lệ 100%.
Xã tái định cư thủy điện Bản Vẽ hoàn thành sớm mục tiêu xóa nhà tạm

Xã tái định cư thủy điện Bản Vẽ hoàn thành sớm mục tiêu xóa nhà tạm

Dân tộc - Tôn giáo - Phạm Tiến - 11 phút trước
Dù được xây dựng nhà ở, cấp đất ở, đất sản xuất để ổn định cuộc sống nơi vùng đất tái định cư thuỷ điện Bản Vẽ (xã Sơn Lâm, tỉnh Nghệ An) nhưng đến nay, sau gần 20 năm nhiều căn nhà của các hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo, người có công đồng bào DTTS nơi đây đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát đã giúp bà con tiếp tục an cư bám bản, bám làng...

"Mở khóa tự nhiên" biến rào cản thành vòng tuần hoàn xanh tại trang trại sinh thái

Xã hội - PV - 1 giờ trước
Biến phân bò thành phân hữu cơ cho 500 ha đồng cỏ, tiết kiệm hàng trăm triệu tiền điện nhờ năng lượng xanh, thiết lập vòng tuần hoàn đất, nước… Đó là một vài điển hình thành công của hành trình “mở khóa” thiên nhiên Vinamilk, tiến tới xây dựng hệ thống trang trại bò sữa phát triển bền vững.
Ba khâu đột phá trong bảo vệ chủ quyền của Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang

Ba khâu đột phá trong bảo vệ chủ quyền của Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang

Trang địa phương - Tuấn Kiệt - Tào Đạt - 2 giờ trước
Trong nhiệm kỳ 2025 - 2030, Đảng bộ Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh An Giang xác định 3 khâu đột phá trong xây dựng lực lượng và ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số… nhằm bảo vệ tốt chủ quyền biên giới, vùng biển đảo.
Quốc lộ 7 huyết mạch lên các xã vùng lũ Nghệ An vẫn tắc nghẽn

Quốc lộ 7 huyết mạch lên các xã vùng lũ Nghệ An vẫn tắc nghẽn

Tin tức - Thanh Hải - 21:45, 25/07/2025
Lũ đang rút chậm trên hệ thống sông Cả. Tuy nhiên, tuyến giao thông huyết mạch là Quốc lộ 7 lên các xã vùng lũ miền Tây xứ Nghệ vẫn tắc nghẽn.
Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Trong danh mục 23 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận, tỉnh Điện Biên có 1 di sản thuộc loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng là Lễ hội Pang Phoóng (Tạ ơn) của cộng đồng dân tộc Kháng, xã Rạng Đông, huyện Tuần Giáo.
Gieo yêu thương trong ngày lũ dữ

Gieo yêu thương trong ngày lũ dữ

Thời sự - Thanh Hải - 21:31, 25/07/2025
Ở tâm lũ miền Tây xứ Nghệ, không thấy gì ngoài những lớp bùn non dày hàng mét, những núi rác khổng lồ, những khuôn mặt mệt mỏi, bờ phờ vì chạy lũ, dọn dẹp sau lũ… Thế nên, những suất cơm thiện nguyện dường như là lí do để mỗi người dân vùng lũ thêm vững tin, thêm động lực trong những ngày chống chọi với thiên tai.
BĐBP TP. Cần Thơ bàn giao Nhà đồng đội cho các quân nhân có hoàn cảnh khó khăn

BĐBP TP. Cần Thơ bàn giao Nhà đồng đội cho các quân nhân có hoàn cảnh khó khăn

Xã hội - Văn Long - Tào Đạt - 19:54, 25/07/2025
Từ ngày 22 - 25/7, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) TP. Cần Thơ đã tổ chức bàn giao 5 căn Nhà đồng đội cho các quân nhân có hoàn cảnh khó khăn đang công tác tại đơn vị. Đại tá Hà Huy Trường, Phó Chính ủy Ban Chỉ huy BĐBP TP. Cần Thơ chủ trì các Lễ bàn giao.
Cảnh sát biển Việt Nam với đồng bào DTTS, tôn giáo: Lan tỏa yêu thương trên đất Bình Minh

Cảnh sát biển Việt Nam với đồng bào DTTS, tôn giáo: Lan tỏa yêu thương trên đất Bình Minh

Dân tộc - Tôn giáo - Thiếu tá Nguyễn Minh Thế - 19:50, 25/07/2025
Trong khuôn khổ các hoạt động thiết thực hướng về cộng đồng, Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng Nghiệp vụ Cảnh sát biển vừa tổ chức, thực hiện chương trình công tác dân vận với thông điệp “Cảnh sát biển với đồng bào DTTS, tôn giáo” tại xã Bình Minh, TP. Hà Nội.
Lâm Đồng: Nhiều hoạt động tri ân người có công, thể hiện truyền thống

Lâm Đồng: Nhiều hoạt động tri ân người có công, thể hiện truyền thống "Uống nước nhớ nguồn"

Tin tức - N.Tâm - B. Thuận - 19:03, 25/07/2025
Tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức các đoàn công tác thăm hỏi, tặng quà các Mẹ Việt Nam Anh hùng, gia đình liệt sĩ, thương binh, người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025). Đây là hoạt động có ý nghĩa, thể hiện truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 1 năm triển khai kế hoạch thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 1 năm triển khai kế hoạch thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ

Thời sự - PV - 18:59, 25/07/2025
Chiều 25/7, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 1 năm triển khai kế hoạch số 356/KH-BCA-C06 về thu nhận mẫu ADN cho thân nhân của liệt sĩ chưa xác nhận được danh tính trên toàn quốc do Bộ Công an tổ chức nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).