Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Thăm ngôi nhà sàn cổ hơn 140 tuổi của "vua săn voi" Y Thu Knul

Lê Hường - 00:14, 10/03/2025

Khác với nhà dài truyền thống của người Ê Đê, Mnông trong vùng, ngôi nhà cổ hơn 140 năm ở Buôn Trí, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ, 3 mái nhọn. Với kiến trúc độc đáo, ngôi nhà sàn cổ không chỉ là nơi lưu giữ những kỷ vật quý giá của "vua săn voi" Y Thu Knul mà còn trở thành điểm đến hấp dẫn thu hút nhiều du khách trên hành trình du lịch, khám phá vùng đất, tìm hiểu văn hóa của xứ sở voi Tây Nguyên.

Ngôi nhà cổ hoàn toàn bằng gỗ với kiến trúc 3 gian song song độc đáo
Ngôi nhà cổ hoàn toàn bằng gỗ với kiến trúc 3 gian song song độc đáo

Buôn Đôn là vùng đất huyền thoại với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và được mệnh danh là xứ sở voi của núi rừng Tây Nguyên. Nơi đây còn là vùng đất lừng danh với nghề săn bắt, thuần dưỡng voi rừng, cùng hình tượng về những dũng sĩ, "vua săn voi" dũng mãnh. Trong đó, vua săn voi Y Thu Knul (1828 -1938) được xem là ông tổ của nghề săn bắt, thuần dưỡng voi rừng.

Trong đời, ông Y Thu Knul đã săn bắt và thuần dưỡng khoảng 400 con voi, trong đó có 1 con voi trắng (bạch tượng) quý hiếm. Năm 1861, ông đã mang tặng bạch tượng quý này tặng vua Xiêm (Thái Lan ngày nay) và được vua Xiêm phong tặng danh hiệu Khunjunob, có nghĩa là “vua săn voi”.

Ông Y Thu Knul mang hai dòng máu bố là người Lào di cư đến vùng đất Bản Đôn lập nghiệp, mẹ là người dân tộc Mnông tại chỗ. Theo những người già nơi đây lý giải: Khoảng cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, người Lào ngược dòng Sêrêpốk đến buôn bán giao thương, trao đổi hàng hóa với người dân Tây Nguyên. Thấy phong cảnh hữu tình, người dân mến khách, một số thương lái đã quyết định ở lại đây sinh cơ, lập nghiệpVì vậy, người Lào kết hôn với người Ê Đê, Mnông, Gia Rai, tạo ra thế hệ con cháu mang hai dòng máu.

Nhiều kỷ vật quý liên quan đến nghề săn bắt, thuần dưỡng voi rừng được lưu giữ trong nhà cổ
Nhiều kỷ vật quý liên quan đến nghề săn bắt, thuần dưỡng voi rừng được lưu giữ trong nhà cổ

Nơi đây hiện vẫn còn nhiều di sản quý như cây Bồ Đề trên 100 tuổi tại buôn Yang Lành; khu nhà mồ của những người săn voi giỏi bậc nhất Bản Đôn nằm ở bìa rừng và ngôi nhà cổ hơn 140 tuổi là nơi ở của "vua săn voi" Y Thu K’Nul ở Buôn Trí.

Công trình được xây dựng theo kiến trúc chùa tháp của Lào, Thái với 3 gian song song liền kề, được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ. Đặc biệt là phần mái nhà người thợ phải đẽo, gọt từng miếng công phu, tỷ mỉ từ 8.726 miếng gỗ để ngói lợp có kích thước đều nhau.

Theo tư liệu, ngôi nhà được khởi công xây dựng ngày 07/10/1883 và hoàn thành ngày 19/02/1885. Để làm ngôi nhà này, "vua săn voi" Y Thu Knul đã huy động 18 con voi vào rừng chở gỗ, 14 thợ lành nghề thực hiện công trình, trong đó thợ cả là một nghệ nhân điêu khắc gỗ người Lào chịu trách nhiệm thiết kế.

Trải qua bao thăng trầm, đến nay ngôi nhà cổ vẫn giữ nguyên vẹn kiến trúc ban đầu, trở thành điểm đến hấp dẫn thu hút du khách với những câu chuyện huyền bí của xứ sở voi Tây Nguyên.

Tấm nệm lót bành voi bằng da trâu rừng dành riêng cho những thợ săn voi có kinh nghiệm
Tấm nệm lót bành voi bằng da trâu rừng dành riêng cho những thợ săn voi có kinh nghiệm

Trong cái nắng bỏng rát của mùa khô Tây Nguyên, bước chân vào ngôi nhà sàn cổ làm hoàn toàn bằng gỗ cảm giác mát lạnh, xua đi cái nóng bức của vùng đất biên thùy. Mặc dù, nghề săn voi đã trở thành ký ức, song những kỷ vật quý giá mà "vua săn voi" sử dụng để săn bắt, thuần dưỡng voi vẫn được lưu giữ bên trong ngôi nhà cổ. Mỗi hiện vật đều được ghi rõ tường tận bằng những tấm bảng đặt ngay bên cạnh.

Tiêu biểu như sợi dây da trâu dài 90-120m là dụng cụ chính phục vụ việc săn bắt voi rừng. Để tạo ra bộ dây hoàn chỉnh, cần sử dụng da của 7 con trâu đực. Sau khi bện, dây được phơi cả ngày lẫn đêm trên cây trong suốt 3 tháng. Trước khi đưa vào sử dụng, phải làm lễ cúng trong một mùa rẫy. Như vậy dây sẽ chắc, bền, sử dụng cả trăm năm không mục nát. Ngoài sợi dây, tấm nệm lót bành voi cũng là vật không thể thiếu trong các chuyến đi săn. Tấm nệm này cũng được làm từ da trâu rừng, chỉ dành riêng cho những thợ săn voi có kinh nghiệm và đã săn được trên 70 con voi.

Du khách đến tham qua, tìm hiểu, chụp ảnh lưu niệm trong nhà sàn
Du khách đến tham qua, tìm hiểu, chụp ảnh lưu niệm trong nhà sàn

Buôn Trí, xã Krông Na là nơi hội tụ nhiều giá trị văn hóa của 12 dân tộc, đặc biệt là những di sản mang đậm văn hóa Lào. Toàn buôn có 350 hộ, hiện người dân nơi đây còn giữ hơn 100 ngôi nhà sàn truyền thống, nhiều lễ hội truyền thống, văn hóa ẩm thực độc đáo và các nghề thủ công như đan lát, ủ rượu cần, dệt thổ cẩm… Đặc biệt, ngôi nhà cổ của "vua săn voi" Y Thu Knul là di sản mang đậm văn hóa Lào - Nơi đây còn lưu giữ nhiều kỷ vật liên quan đến gia tộc săn voi Y Thu Knul. Hằng năm có rất nhiều đoàn du khách đến đây thăm quan, tìm hiểu về kiến trúc của ngôi nhà sàn, tìm hiểu, khám phá về nghề săn bắt, thuần dưỡng voi rừng của các dũng sĩ săn voi. Ngôi nhà sàn cổ trở thành điểm dừng chân hấp dẫn trên hành trình du lịch.

Năm 2024, buôn Trí được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk công bố buôn Du lịch cộng đồng. Đây là buôn du lịch cộng đồng đầu tiên của huyện biên giới Buôn Đôn và là buôn du lịch cộng đồng thứ 7 của tỉnh Đắk Lắk.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Thay đổi nếp nghĩ, cách làm qua công tác tuyên truyền, vận động (Bài cuối)

Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Thay đổi nếp nghĩ, cách làm qua công tác tuyên truyền, vận động (Bài cuối)

Để bà con tin tưởng, Người có uy tín không chỉ gương mẫu, đi đầu, mà còn luôn cập nhật thông tin mới bằng mọi cách, nhất là những vấn đề về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan sát sườn đến cuộc sống dân sinh để giải thích thỏa đáng, hướng dẫn cụ thể cho bà con chấp hành, thực hiện. Từ đó, giúp bà con thay đổi nếp nghĩ, cách làm phát triển kinh tế, bảo tồn văn hóa, giữ gìn an ninh trật tự, xây dựng buôn làng giàu mạnh, xứng đáng với niềm tin của chính quyền cơ sở, “điểm tựa” của bà con nơi buôn làng.
Tin nổi bật trang chủ
Sẽ tổ chức phiên chợ vùng cao dịp nghỉ lễ 30/4

Sẽ tổ chức phiên chợ vùng cao dịp nghỉ lễ 30/4

Du lịch - PV - 25 phút trước
Điểm nhấn hoạt động tháng 4 là không gian phiên chợ vùng cao với chủ đề “Điểm hẹn vùng cao" sẽ diễn ra từ ngày 30/4 - 4/5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam với nhiều hoạt động hấp dẫn du khách đến trải nghiệm thú vị và ý nghĩa.
Chủ tịch nước Lương Cường thăm cấp Nhà nước đến CHDCND Lào

Chủ tịch nước Lương Cường thăm cấp Nhà nước đến CHDCND Lào

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Ngày 24/4, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lên đường thăm cấp Nhà nước đến nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Lào, theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước CHDCND Lào Thongloun Sisoulith.
Khâu Vai ngày trở lại

Khâu Vai ngày trở lại

Media - BDT - 3 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 23/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Khâu Vai ngày trở lại. Nhà thờ Tam Tòa Quảng Bình. Nghề nuôi rắn bên sông Gâm. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lực lượng Công an siết chặt kỷ luật, kỷ cương, bảo đảm an ninh trật tự dịp lễ 30/4, 1/5

Lực lượng Công an siết chặt kỷ luật, kỷ cương, bảo đảm an ninh trật tự dịp lễ 30/4, 1/5

Tin tức - PV - 4 giờ trước
Ngày 23/4, Bộ trưởng Công an đã chỉ đạo công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5).
Làng nghề làm cờ Tổ quốc

Làng nghề làm cờ Tổ quốc

Media - BDT - 4 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 24/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Làng nghề làm cờ Tổ quốc. Từ “địa ngục trần gian” đến “thiên đường du lịch”. "Tủ sách Cá gỗ". Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Làng nghề tre trúc Xuân Lai

Làng nghề tre trúc Xuân Lai

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 22/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo tồn văn hóa cồng chiêng ở Cư Pơng. Làng nghề tre trúc Xuân Lai. Trò chơi, trò diễn dân gian - Nguồn tài nguyên cho du lịch. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
“Mẫu nhí” người Pa Cô và giấc mơ xứ núi

“Mẫu nhí” người Pa Cô và giấc mơ xứ núi

Sắc màu 54 - Minh Ngọc - 4 giờ trước
Lớn lên trong gia đình nghèo ở bản Pi Re (huyện Đakrông, Quảng Trị), Hồ Thị Khánh Huyền là cô bé người Pa Cô (thuộc dân tộc Tà Ôi) đã tỏa sáng với vẻ đẹp trong trẻo, tinh thần vượt khó và đam mê thời trang. Từ sàn diễn Miss Baby Vietnam đến hành trình quảng bá văn hóa Pa Cô trên mạng xã hội, em đang viết tiếp giấc mơ mang bản sắc bản làng vươn xa.

"Tấm bản đồ của má"

Thời sự - Duy Chí - 4 giờ trước
Tại Hội thảo khoa học cấp quốc gia, chủ đề: “Đại thắng mùa Xuân 1975 với kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc Việt Nam”, tổ chức ngày 20/4 vừa qua tại TP.HCM, Viện sĩ, Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, có phát biểu tham luận quan trọng nói về vai trò của quần chúng cách mạng trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Điển hình là “bà má miền Nam” ở Lái Thiêu (Bình Dương) đã giúp 5 cánh quân chủ lực thần tốc giải phóng Sài Gòn, thống nhất đất nước.
Bộ đàn đá chưa “danh phận” giữa lòng đại ngàn

Bộ đàn đá chưa “danh phận” giữa lòng đại ngàn

Sắc màu 54 - Xuân Hòa - 4 giờ trước
Giữa buôn Lê, thị trấn Liên Sơn (huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk), trong căn nhà sàn đẹp đẽ với nhiều chiêng, ché và trống cổ, có một báu vật nằm lặng lẽ – không có tên trong bất kỳ hồ sơ khảo cổ hay danh mục di sản nào. Đó là bộ đàn đá cổ gồm 9 thanh, phát ra âm thanh ngân vang như tiếng suối đêm, được nghệ nhân Ay Thọ cất giữ suốt hơn 20 năm qua.
Cảnh báo chiêu lừa mới nhận video, bài hát bị bay sạch tiền trong tài khoản

Cảnh báo chiêu lừa mới nhận video, bài hát bị bay sạch tiền trong tài khoản

Pháp luật - Minh Nhật - 4 giờ trước
Một tệp nhạc hoặc video được gửi qua ứng dụng Telegram Desktop tưởng chừng chỉ là danh sách phát thông thường nhưng thực chất lại là cái bẫy tinh vi, người dùng có thể mất sạch tiền trong tài khoản.

"Đào, phở và piano" được chiếu trong Tuần phim Việt Nam tại Hy Lạp năm 2025

Tin tức - Anh Trúc - 4 giờ trước
Bộ VHTT&DL đã ban hành Quyết định số 1130/QĐ-BVHTTDL về việc cho phép tổ chức Tuần phim Việt Nam tại Hy Lạp năm 2025. Theo đó, Bộ VHTT&DL cho phép Viện Phim Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hy Lạp và Rạp phim New Star Art Cinema tổ chức Tuần phim Việt Nam tại Hy Lạp năm 2025 từ ngày 10 - 20/5 tại Thủ đô Athens và TP Thessaloniki, Hy Lạp.