Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Huyền bí “Mật ngữ” truyền đời trong Lễ cúng Giang Sơn của đồng bào Chứt

Phạm Tiến - 20:28, 05/03/2025

Lễ cúng Giang Sơn là nghi lễ bắt buộc, diễn ra 3 lần trong 1 năm của đồng bào dân tộc Chứt ở Quảng Bình. Đây là hoạt động tín ngưỡng văn hóa vẫn giữ nét nguyên sơ, huyền bí của đồng bào Chứt ở Quảng Bình.

Huyền bí “Mật ngữ” truyền đời trong lễ cúng Giang Sơn
Lễ cúng Giang Sơn của đồng bào Chứt được tổ chức mỗi năm 3 lần

Chỉ truyền “Mật ngữ” cho một người

Đồng bào Chứt ở Quảng Bình không còn ai nhớ rõ nguồn gốc Lễ cúng Giang Sơn (Trời Đất- PV). Thế nhưng, mỗi dịp chuẩn bị: Trỉa lúa rẫy (Tháng 3 âm lịch); làm cỏ lúa rẫy (Tháng 5 âm lịch) và chuẩn bị thu hoạch lúa rẫy (Tháng 10 âm lịch), là đồng bào Chứt lại tổ chức Lễ cúng Giang Sơn. Trong nghi Lễ cúng Giang Sơn, có 3 yếu tố bắt buộc đã được định sẵn, đó là vị trí thực hiện nghi lễ; thầy cúng và nghi thức “tẩy trần”.

Đối với thầy cúng, thường là Người có uy tín ở bản đồng bào Chứt. Đây là người duy nhất trong thế hệ ở bản được truyền “mật ngữ” để thực hiện bài cúng trong Lễ cúng Giang Sơn. Khi già yếu, thầy cúng Giang Sơn ở thế hệ này chỉ truyền lại cho đúng 1 người ở thế hệ tiếp theo kế vị để thực hiện nghi lễ.

Già Hồ Tót - thầy cúng tại bản Dộ -Tà Vờng, xã Trọng Hóa (huyện Minh Hóa) đã gắn bó với nghi thức cúng Giang Sơn trong 15 năm qua. “Trong nghi thức cúng, già làng thường dùng hai miếng gỗ ngắn có hai mặt để gieo keo lên lưỡi dao đi rừng, xin keo sấp ngửa. Ngày nay, thầy cúng sử dụng hai đồng xu có mặt âm dương để xin keo. Sau khi được các vị thổ thần chấp thuận, dân bản sẽ cùng quây quần bên bếp lửa hồng, ăn uống, ca hát và cầu mong năm mới mưa thuận gió hòa, nhà nhà an yên, công việc đi rừng thuận lợi", ông Tót kể.

Huyền bí “Mật ngữ” truyền đời trong lễ cúng Giang Sơn 1
Phụ nữ dân tộc Chứt luộc bánh không nhân chuẩn bị cho ngày Lễ cúng Giang Sơn

Theo già Hồ Tót, các bài văn cúng trong Lễ Giang Sơn có tính chất rất quan trọng. Mỗi khu đất, khu rừng, con suối đều có những vị thần linh ngự trị. Trong lúc cúng Giang Sơn, thầy cúng phải khấn tên các vị thần linh theo “mật ngữ” đã được truyền lại để cầu mong cho mưa thuận gió hòa. Cầu các thần linh phù hộ cho mùa màng tốt tươi, cây lúa trĩu bông và đặc biệt là cầu xin cho mọi người trong bản được khỏe mạnh, bình an.

Già Hồ Tót cho biết thêm: “Các bài cúng ở nghi Lễ cúng Giang Sơn chỉ được truyền cho duy nhất một người trong mỗi thế hệ, như một "mật ngữ" truyền đời.

Huyền bí “Mật ngữ” truyền đời trong lễ cúng Giang Sơn 2
Cơm lam, gà nước, cá nướng được thanh niên chuẩn bị cho Lễ cúng Giang Sơn

Huyền bí nghi thức “tẩy trần”

Trước khi tham gia Lễ cúng Giang Sơn, mọi người phải được "tẩy trần" sạch sẽ để xua đi mọi tội lỗi, uế tạp. Nếu không "làm sạch thân thể" trước khi bước vào lễ, các vị thần linh sẽ không chấp nhận và không ban phát những điều tốt lành.

Để thực hiện nghi thức “tẩy trần”, Người có uy tín trong bản sẽ vào rừng chọn 7 viên đá cùng với một bó lá rừng gọi là Tri ang Cà panh. Những viên đá này được rửa sạch, nung đỏ trong bếp lửa rồi thả vào các nồi nước ngâm lá Tri ang Cà panh, đặt ngay trước cổng vào nơi làm lễ. Hơi nước bốc lên mang theo mùi thơm đặc trưng của lá cây. Khi nước nguội, chủ lễ sẽ dùng nước này vẩy lên từng người tham dự gọi là nghi thức “tẩy trần”.

Chia sẻ với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Cao Ngọc Đan ở bản Ón, xã Thượng Hóa cho biết: “Tẩy trần” là thủ tục bắt buộc. Bất kỳ ai không trải qua nghi thức này sẽ không được phép vào dự Lễ cúng Giang Sơn.

Già Hồ Tót (ngoài cùng bên phải) đang thực hiện nghi lễ cúng Giang Sơn của đồng bào Chứt ở bản Dộ- Tà Vờng, xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa
Già Hồ Tót (ngoài cùng bên phải) đang thực hiện nghi lễ cúng Giang Sơn của đồng bào Chứt ở bản Dộ- Tà Vờng, xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình)

Trong nghi lễ cúng Giang Sơn của đồng bào Chứt, vị trí thực hiện cũng là 1 yếu tố được truyền tiếp từ đời này qua đời khác. Mỗi bản của đồng bào Chứt đều có 1 vị trí cố định đã được đời cha ông truyền lại để thực hiện nghi lễ. Cái chung, là tất cả các vị trí cúng Giang Sơn của đồng bào Chứt đều hướng về phía của rừng.

Một phần không thể thiếu trong nghi Lễ cúng Giang Sơn của đồng bào Chứt, đó là lễ phẩm. Do đồng bào Chứt thường sống ở những vùng núi cao, đời sống và các hoạt động sản xuất chăn nuôi cũng gắn liền với núi rừng. Vật phẩm trong Lễ cúng Giang Sơn cũng gần gũi với đồng bào như là xôi nếp rẫy, bánh nếp không nhân, gà, cá nướng, hoa chuối…Những năm được mùa, đồng bào Chứt còn mổ lợn, trâu bò trong dịp làm Lễ cúng Giang Sơn. Xong phần lễ, đồng bào chung vui ăn uống ngay bên cạnh vị trí làm lễ. Các bản gần nhau, bà con tổ chức chung Lễ cúng Giang Sơn để tăng cường sự gắn kết cộng đồng.

Lễ cúng Giang Sơn không chỉ là cách đồng bào Chứt thể hiện tín ngưỡng mà còn là biểu tượng chứa đựng mạch nguồn văn hóa sâu sắc. Lễ cũng Giang Sơn của đồng bào Chứt đã được Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Bình đưa vào danh mục hỗ trợ bảo tồn. Ngân sách thực hiện từ Dự án 6 "Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch", Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Bình Định: Tai nạn mô tô nước tại khu vực Hòn Khô khiến một trẻ em tử vong

Bình Định: Tai nạn mô tô nước tại khu vực Hòn Khô khiến một trẻ em tử vong

Xã hội - T.Nhân - N.Triều - 2 giờ trước
Vào lúc 10 giờ 30 phút ngày 1/5, tại khu vực Hòn Khô, xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn (Bình Định), đã xảy ra một vụ tai nạn nghiêm trọng, liên quan đến phương tiện mô tô nước, làm một trẻ em tử vong và một em khác bị thương nặng đang được cấp cứu tại bệnh viện.
Gia Lai Coffee Festival “Bazan đi khắp ba miền”

Gia Lai Coffee Festival “Bazan đi khắp ba miền”

Sản phẩm - Thị trường - Ngọc Thu - 5 giờ trước
Trong 2 ngày 30/4 và 1/5, tại Tp. Pleiku (Gia Lai) đã diễn ra sự kiện Gia Lai Coffee Festival, với chủ đề “Bazan đi khắp ba miền”.
Bình Định: Du khách thích thú với chuyến tàu du lịch “Hành trình văn hóa - Về miền đất võ”

Bình Định: Du khách thích thú với chuyến tàu du lịch “Hành trình văn hóa - Về miền đất võ”

Du lịch - T.Nhân - N.Triều - 5 giờ trước
Sáng 1/5, chuyến tàu du lịch đặc biệt mang tên “Hành trình văn hóa - Về miền đất võ” đã chính thức khởi hành từ ga Quy Nhơn, chở hàng trăm du khách bước vào hành trình khám phá văn hóa, lịch sử và con người Bình Định theo một cách rất riêng, đó là du lịch bằng đường sắt.
Nhiều sự kiện hấp dẫn ở Ninh Bình để du khách trải nghiệm dịp 30/4 - 1/5

Nhiều sự kiện hấp dẫn ở Ninh Bình để du khách trải nghiệm dịp 30/4 - 1/5

Sắc màu 54 - Quỳnh Trâm - 8 giờ trước
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày, ngành Du lịch tỉnh Ninh Bình đã gia tăng sức hút với du khách khi triển khai nhiều hoạt động, chương trình quảng bá, xúc tiến và kích cầu du lịch hấp dẫn.
“Đêm Võ đài Bình Định” - Chờ đợi những trận so tài hấp dẫn

“Đêm Võ đài Bình Định” - Chờ đợi những trận so tài hấp dẫn

Thể thao - T.Nhân - H.Trường - 8 giờ trước
Trong 2 ngày 2 - 3/5, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, TP. Quy Nhơn (Bình Định) sẽ diễn ra chương trình “Đêm Võ đài Bình Định” năm 2025. Đến với “Đêm Võ đài Bình Định”, du khách và người dân sẽ được chứng kiến các trận so găng quyết liệt, lối đánh đẹp mắt của các võ sĩ.
Gìn giữ di sản cho đời sau

Gìn giữ di sản cho đời sau

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 29/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Xếp hạng di tích Bãi đá có hình khắc cổ ở Hòa Bình. Chùa Monivongsa Bopharam nơi thành phố cực Nam. Gìn giữ di sản cho đời sau. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Phú Yên: Phê duyệt Đề án phát triển du lịch giai đoạn 2025 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phú Yên: Phê duyệt Đề án phát triển du lịch giai đoạn 2025 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Du lịch - T.Nhân - H.Trường - 8 giờ trước
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Đào Mỹ, vừa ký quyết định về việc phê duyệt Đề án phát triển du lịch tỉnh giai đoạn 2025 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Quảng Nam kiến nghị đưa các trường đại học, cao đẳng ở Đà Nẵng chuyển vào Tam Kỳ

Quảng Nam kiến nghị đưa các trường đại học, cao đẳng ở Đà Nẵng chuyển vào Tam Kỳ

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 8 giờ trước
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng vừa ký công văn gửi Ban Thường vụ Đảng ủy UBND tỉnh về việc đề xuất, kiến nghị các nội dung bổ sung vào Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Bình Định: Khai mạc Giải bóng chuyền bãi biển mở rộng năm 2025

Bình Định: Khai mạc Giải bóng chuyền bãi biển mở rộng năm 2025

Thể thao - T.Nhân - N.Triều - 23:50, 30/04/2025
Tối 30/4, tại bãi biển đường Xuân Diệu, Tp. Quy Nhơn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định tổ chức Lễ khai mạc Giải bóng chuyền Bãi biển nam - nữ tỉnh mở rộng năm 2025. Giải đấu là hoạt động thể thao thiết thực chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”.

"Điểm hẹn vùng cao": Sắc màu Tây Bắc tại “Ngôi nhà chung”

Sắc màu 54 - Minh Anh - 20:30, 30/04/2025
Sáng 30/4, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đã diễn ra chuỗi hoạt động đặc sắc với chủ đề "Điểm hẹn vùng cao", tái hiện sinh động không gian văn hóa, chợ phiên truyền thống của các dân tộc vùng Tây Bắc.
Lãnh đạo các chính đảng, các nước gửi thư, điện chúc mừng nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Lãnh đạo các chính đảng, các nước gửi thư, điện chúc mừng nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Thời sự - PV - 19:50, 30/04/2025
Nhân dịp Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), cùng với các đoàn đại biểu các đảng, các nước sang dự Lễ kỷ niệm, nhiều lãnh đạo các chính đảng/các nước đã gửi thư, điện chúc mừng tới Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam cùng các cấp lãnh đạo của Việt Nam.