Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Cần một “cuộc cách mạng” ở Rào Tre

Thanh Nguyễn - 7 giờ trước

Trong rất nhiều những bộn bề, ngổn ngang ở bản Rào Tre, xã Hương Liên (Hương Khê, Hà Tĩnh), thì điều trăn trở nhất là đồng bào Chứt vẫn chưa thể tự túc được lương thực. Những hỗ trợ từ các chương trình, dự án của Đảng và Nhà nước lâu nay… vẫn chưa đủ để vùng đất này bứt phá vươn lên. Rào Tre, đang cần một “cuộc cách mạng” mới để đổi thay.

Dù đã nhận được rất nhiều trợ lực từ các chương trình, dự án đầu tư của Đảng và Nhà nước, nhưng đến hôm nay bản Rào Tre vẫn còn bộn bề khó khăn.
Dù đã nhận được rất nhiều trợ lực từ các chương trình, dự án đầu tư của Đảng và Nhà nước, nhưng qua tìm hiểu, đến hôm nay bản Rào Tre vẫn còn bộn bề khó khăn

Cuộc sống bộn bề dưới chân núi Ka Day

Hàng chục năm rời hang cùng, núi thẳm ra ngoài định cư và đã nhận được rất nhiều trợ lực từ các chương trình, dự án đầu tư của Đảng và Nhà nước, nhưng đến hôm nay bản Rào Tre vẫn còn bộn bề khó khăn.

Ngoại trừ điểm trường mầm non mới được dựng xây, màu sơn vữa nổi bật giữa núi rừng; thì vẫn còn đó những mái nhà thấp bé - nơi trú ngụ của những phận người nghèo khó.

Người phụ nữ đầu tiên chúng tôi gặp, bà ấy tự giới thiệu là Hồ Thị Nga, với khuôn mặt khắc khổ. Trước căn nhà nhỏ bé, cũ nát, bà kể: Đất sản xuất ít, đất rừng không có… nên cuộc sống rất vất vả. Mỗi tháng, nhà tôi nhận trợ cấp gạo 2 lần.

Tôi hỏi: Nếu được hỗ trợ bò giống, lợn giống thì có đất để chăn nuôi không? Bà khoát tay chỉ lên dãy núi sau nhà mà bảo: cứ thả trên đấy thôi, sẽ sống cả mà.

Cách nhà bà Nga một quãng, là căn nhà có phần chắc chắn hơn vì được đổ bê tông trụ cột nhưng cũng tềnh toàng không kém. Trên chiếc giường cũ kĩ dưới sàn là một dáng người nằm uể oải. Cạnh đó, hai đứa trẻ ngồi tựa vào cột. Một người già ngồi ở bậc thềm bên cạnh, lặng lẽ, dò xét.

Căn nhà gỗ cũ kĩ, xuống cấp của gia đình bà Hồ Thị Nga
Căn nhà gỗ cũ kĩ, xuống cấp của gia đình bà Hồ Thị Nga

Khi được hỏi về chủ nhân căn nhà, một đứa lớn ngồi trong góc nói lí nhí: Nhà của bà Hồ Thị Cỏng.

Tôi tiến gần hỏi người già thì được đáp rằng, đất ruộng ít, nên lúa không đủ ăn, phải trông chờ hỗ trợ của cấp trên. Tôi lại hỏi: mấy đứa trẻ còn trong độ tuổi mầm non, sao không đi học thì người già bảo: hắn nhác học, trốn không chịu đi nên ở nhà chơi.

Quan sát cuộc sống của bà con Rào Tre, chúng tôi không khỏi chạnh lòng. Nhiều diện tích đất quanh nhà bỏ hoang, mọc đầy cỏ dại. Một vài con trâu bò, trệu trạo nhai cỏ ở mé vườn… Phía trước bản, khoảnh đất được quy hoạch làm nơi sản xuất lúa nước chỉ còn trơ gốc rạ; chắc hẳn bà con vừa thu hoạch xong chưa lâu.

Trao đổi với chúng tôi, Chủ tịch UBND xã Hương Liên - Nguyễn Sỹ Hùng thành thật: Bản Rào Tre có 57 hộ, 177 nhân khẩu nhưng đời sống của bà con còn quá khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo đến 42,3% và hơn 44% hộ cận nghèo. Sản xuất nông nghiệp chỉ đáp ứng 50% nhu cầu lương thực, vì cả bản chỉ có 2,5ha ruộng nước thành ra mỗi năm Nhà nước phải hỗ trợ thêm 6 tháng lương thực. Nhẩm tính cả bản khoảng 30 con trâu bò thôi. Còn lợn, gà, vịt… ít lắm.

Bà Hồ Thị Cỏng và những đứa cháu vẫn chưa chịu đến trường học
Bà Hồ Thị Cỏng và những đứa cháu vẫn chưa chịu đến trường học

Chương trình MTQG chưa thể khỏa lấp

Trước đây, các chương trình, dự án cũng đã dành nhiều đầu tư, hỗ trợ cho người Chứt ở Rào Tre. Cùng với những quan tâm, hỗ trợ của các lực lượng như Bộ đội biên phòng, các cấp hội và đoàn thể; đặc biệt, từ khi thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn I: từ năm 2021-2025, đến nay, đã có thêm nhiều nguồn lực dành cho người dân nơi đây.

Những nông cụ sản xuất, cây, con giống, phương thức sản xuất, kỹ thuật canh tác… cũng đã được chuyển giao đến cho bà con ở bản Rào Tre. Thậm chí, các cấp, ngành ở Hà Tĩnh cũng đã tổ chức thành lập "Tổ sản xuất bản Rào Tre" gồm 20 hộ dân tham gia, thực hiện cải tạo đồng ruộng, đất canh tác với diện tích 2,65ha để trồng trọt; cùng với đó, xây dựng 20 chuồng trại cho 20 hộ dân tham gia dự án nuôi bò sinh kế.

Xung quanh một nếp nhà ở Rào Tre còn là khoảng đất trống đầy cỏ dại
Xung quanh một nếp nhà ở Rào Tre còn là khoảng đất trống đầy cỏ dại

Nhưng, những đầu tư, hỗ trợ này vẫn chưa thể khỏa lấp những khó khăn, vất vả của một vùng đất. Cứ nhìn vào số liệu mà UBND huyện Hương Khê cung cấp, thì đã rõ. Thực tế hiện nay, đời sống của bà con dân tộc Chứt còn rất nhiều khó khăn; trình độ, nhận thức còn thấp nhiều so với mặt bằng chung trên địa bàn huyện và tại xã Hương Liên. 

Bên cạnh đó, cơ sở kết cấu hạ tầng và các điều kiện phục vụ sản xuất chưa được đầu tư đầy đủ; một số nhà ở, công trình phụ trợ, công trình chăn nuôi chưa đáp ứng yêu cầu; diện tích đất phục vụ sản xuất trồng trọt, chăn nuôi còn ít, khó khăn, chưa tự túc được lương thực, thực phẩm; hệ thống nước sạch phục vụ sinh hoạt còn thiếu và chưa đảm bảo; tỷ lệ hộ nghèo và nghèo đa chiều còn cao; tình trạng hôn nhân cận huyết thống cao; sức khoẻ yếu, trí tuệ chậm phát triển, thể lực thấp còi, tuổi thọ trung bình thấp.

Những đứa trẻ bản Rào Tre tại điểm trường mầm non
Những đứa trẻ bản Rào Tre tại điểm trường mầm non

Ở Rào Tre, hiện tại có 30 nhà ở kiên cố và 15 nhà gỗ đang xuống cấp. Đặc biệt có 5 nhà đã xuống cấp rất nghiêm trọng và 2 hộ mới ở riêng mà chưa có nhà ở, vẫn phải ở cùng bố mẹ.

Khuôn viên ranh giới các khu đất ở bản Rào Tre chưa rõ ràng, ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người dân. Nguyên nhân là do sau khi bàn giao và chưa được cấp giấy chứng nhận đầy đủ nên khó xác định vị trí cụ thể. Mặt khác, quỹ đất quy hoạch lâm nghiệp với diện tích 75ha và trồng lúa 2,5ha, đất hoa màu 0,5ha chưa được người dân phát huy hiệu quả.

Rời Rào Tre, chúng tôi vẫn hy vọng nơi đây rồi sẽ khác. Bởi những năm tới sẽ có thêm nhiều nội dung, dự án hỗ trợ, đầu tư cho vùng đất này; bởi sẽ còn nhiều cấp, ngành và cả những con người tâm huyết, “4 cùng” với bà con dân bản để xây dựng cuộc sống mới. 

Muốn có được ngày ấy, ngay từ hôm nay, Rào Tre, cần một “cuộc cách mạng” mới để đổi thay. Mà “cuộc cách mạng” ấy, ngoài hỗ trợ sinh kế, nhà ở, cây, con giống… thì quan trọng là nâng cao nhận thức để bà con chủ động, tự giác hơn trong cuộc sống. Dẫu biết rằng, cuộc chuyển biến về nhận thức, tư tưởng chưa bao giờ là dễ dàng.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Chuyện ở Hố Quáng Phìn

Chuyện ở Hố Quáng Phìn

Thôn Hố Quáng Phìn cách trung tâm xã Hố Quáng Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang vài cây số. Đây là nơi sinh sống của 66 hộ gia đình, 309 nhân khẩu với 100% là đồng bào dân tộc Mông. Nơi đây mùa hè nắng nẻ cành lim, mùa đông rét co hòn đá, nhìn đâu cũng chỉ thấy điệp trùng đá xám đan xen nhau, chót vót, vời vợi…
Tin nổi bật trang chủ
Khai mạc Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết Hội nghị TW 10

Khai mạc Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết Hội nghị TW 10

Sáng 20/10 tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Những điểm đến ấn tượng của Kon Tum

Những điểm đến ấn tượng của Kon Tum

Sắc màu 54 - Minh Thu - 6 giờ trước
Tỉnh Kon Tum nằm ở ngã ba Đông Dương, phần lớn nằm ở phía Tây dãy Trường Sơn, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía Nam giáp tỉnh Gia Lai, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Tây giáp các tỉnh Sekong, Attapeu của Lào và Ratanakiri của Campuchia. Kon Tum là vùng đất với cảnh quan thiên nhiên đầy mê hoặc, nhiều điểm tham quan đậm nét văn hóa truyền thống các DTTS. Báo Dân tộc và Phát triển giới thiệu đến với bạn đọc những điểm đến không thể bỏ qua khi đến với Kon Tum.
Thông cáo báo chí Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Thông cáo báo chí Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Thời sự - PV - 6 giờ trước
Thứ Hai, ngày 21/10/2024, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV sẽ khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
Cảnh báo từ “nước vui” - một loại ma túy mới đang lan rộng trong giới trẻ

Cảnh báo từ “nước vui” - một loại ma túy mới đang lan rộng trong giới trẻ

Pháp luật - Minh Thu - 6 giờ trước
Thời gian gần đây, ma túy dạng “nước vui" đang có xu hướng lan rộng trong giới trẻ với nhiều hình thức, gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe và tâm thần trong một bộ phận thanh thiếu niên.
Bắc Giang: Dự kiến vốn thực hiện các Chương trình MTQG giai đoạn 2026-2030 phân bổ là trên 3.380 tỷ đồng

Bắc Giang: Dự kiến vốn thực hiện các Chương trình MTQG giai đoạn 2026-2030 phân bổ là trên 3.380 tỷ đồng

Tin tức - Minh Thu - 6 giờ trước
HĐND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Nghị quyết số 63/NQ-HĐND về dự kiến Kế hoạch đầu tư công, Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2026 - 2030 tỉnh Bắc Giang.
Hiệu quả từ sự đồng thuận, tự giác của người dân trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

Hiệu quả từ sự đồng thuận, tự giác của người dân trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

Chương trình 1719 - Trọng Bảo - 6 giờ trước
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Lào Cai đang triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) đó là Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững và Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) với nguồn lực lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Để bảo đảm tiến độ giải ngân các nguồn vốn, triển khai hiệu quả các chương trình, sự đồng thuận, phát huy nội lực của Nhân dân có ý nghĩa, vai trò đặc biệt quan trọng.
Xu hướng chuyển biến trong tình yêu, hôn nhân và gia đình của giới trẻ

Xu hướng chuyển biến trong tình yêu, hôn nhân và gia đình của giới trẻ

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 18/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Phụ nữ Việt Nam chủ động, sáng tạo, tự tin tỏa sáng trong thời đại mới. Hà Giang sẵn sàng đón du khách trong mùa hoa tam giác mạch. Hồi sinh nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na làng Xí Thoại. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Lào và tham dự Đại hội đồng AIPA-45

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Lào và tham dự Đại hội đồng AIPA-45

Thời sự - PV - 7 giờ trước
Tối 19/10, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã về tới Sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và tham dự Đại hội đồng Liên Nghị viện các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 45 (AIPA-45) theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Chủ tịch AIPA Saysomphone Phomvihane.
Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thời sự - PV - 18:06, 19/10/2024
Chiều nay (19/10), tại Khánh Hòa, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị với lãnh đạo một số bộ, ngành, địa phương về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Phiên họp toàn thể thứ nhất Đại hội đồng AIPA-45

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Phiên họp toàn thể thứ nhất Đại hội đồng AIPA-45

Thời sự - PV - 17:55, 19/10/2024
Chiều 19/10, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia ở Thủ đô Vientiane, Lào, Đại hội đồng AIPA-45 đã tiến hành Phiên họp toàn thể thứ nhất với chủ đề “Vai trò của Nghị viện trong tăng cường kết nối và tăng trưởng toàn diện của ASEAN” dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Lào, Chủ tịch AIPA 2024 Saysomphone Phomvihane.
Sắp diễn ra “Lễ hội Du lịch và Ẩm thực Sen

Sắp diễn ra “Lễ hội Du lịch và Ẩm thực Sen" năm 2024

Tin tức - Ngọc Ánh - 17:40, 19/10/2024
“Lễ hội Du lịch và Ẩm thực Sen” dự kiến diễn ra từ ngày 29/11 đến ngày 01/12/2024, tại Công viên Trung tâm, Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An và phố đi bộ Hồ Tùng Mậu, thành phố Vinh hứa hẹn sẽ là một lễ hội lớn với nhiều chương trình du lịch, ẩm thực, sản phẩm đa dạng, đặc sắc.
Khẳng định vai trò của Nghị viện trong thúc đẩy kết nối và tăng trưởng bao trùm của ASEAN

Khẳng định vai trò của Nghị viện trong thúc đẩy kết nối và tăng trưởng bao trùm của ASEAN

Thời sự - PV - 15:38, 19/10/2024
Sáng ngày 19/10, Đại hội đồng liên Nghị viện ASEAN lần thứ 45 (AIPA-45) đã khai mạc trọng thể tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia ở Thủ đô Vientiane, Lào, với sự tham dự của Đoàn đại biểu các Nghị viện/Quốc hội thành viên, Quan sát viên và Đối tác phát triển của AIPA.