Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghệ An: Ấm áp trong những căn nhà từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719

Nguyễn Thanh - 11:12, 17/10/2024

Mới đây, chúng tôi mới có dịp theo chân Phó trưởng Phòng Dân tộc Kỳ Sơn (Nghệ An) - Phạm Văn Hòa về các bản làng miền biên viễn. Chuyến đi mang nhiều cảm xúc, bởi tận mắt chứng kiến niềm vui khôn tả của bà con dân bản khi vừa chuyển đến ở trong những căn nhà mới tinh tươm còn hăng hắc mùi sơn vữa.

Một góc bản Na Nhu, xã Tà Cạ với những nếp nhà mới được dựng xây
Một góc bản Na Nhu, xã Tà Cạ với những nếp nhà mới được dựng xây

Vượt mấy con dốc ôm sát dòng Nậm Mộ cạn trơ đáy sau những ngày gào thét vì mưa lũ, bản Na Nhù, xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) hiện ra trong bảng lảng sương mai.

Na Nhù là bản làng người Khơ mú - nơi đây đang đổi mới từng ngày, hiển hiện rõ ràng nhất là những mái nhà mới tinh tươm dưới những triền đồi. Niềm vui được ở trong căn nhà mới, chắc chắn, an toàn… hiện rõ trên từng gương mặt khắc khổ, dãi dầu.

Trong căn nhà còn hăng hắc mùi sơn mới, người đàn ông dân tộc Khơ Mú ở bản Na Nhù  Cụt Văn Kỳ cứ nắm mãi tay chúng tôi mà rưng rưng: “Nay thì yên tâm rồi, nhà đã xây dựng chắc chắn, không còn lo mưa gió nữa, chỉ lo làm ăn thôi. Cảm ơn Đảng và Nhà nước, cảm ơn cấp trên đã hỗ trợ để dân bản chúng tôi có thêm nguồn kinh phí dựng nhà”.

Rồi anh Kỳ kể thêm: Được cấp trên hỗ trợ 46 triệu đồng, nhà mình cũng đã bán 4 con bò, cùng với nguồn vốn vay thêm từ Ngân hàng chính sách và bà con lối xóm hỗ trợ ngày công thì mới xong đấy.

Anh Cụt Văn Chờ và vợ tâm sự về niềm vui được hỗ trợ xây dựng nhà mới
Anh Cụt Văn Chờ và vợ tâm sự về niềm vui được hỗ trợ xây dựng nhà mới

Kế bên nhà anh Kỳ, là căn nhà mới dựng xong của vợ chồng anh Cụt Văn Chờ. Khi chúng tôi ghé thăm, anh Chờ vừa từ rẫy về, áo quần hãy còn lấm lem nhưng mắt thì lấp lánh khi nói về căn nhà mới.

Vợ chồng anh Chờ có với nhau 3 mặt con, cuộc sống miền sơn cước vất vả, thiếu thốn. Quanh năm, vợ chồng anh Chờ ngược núi bám rẫy nhưng chỉ đủ ăn. Anh Chờ bảo: Được cấp trên hỗ trợ tiền làm nhà, gia đình rất vui. Hai vợ chồng đang bàn nhau cố gắng làm ăn để mong thoát cái nghèo, đuổi cái khổ đi.

Hiện nay, ngoài chăn nuôi 5 con bò, thì gia đình còn có đôi lợn vừa được cấp trên hỗ trợ theo mô hình sinh kế thoát nghèo bền vững. 

Bản Huồi Thợ xã Hữu Kiệm có 175 hộ thì chỉ còn 25 hộ nghèo (Trong ảnh: lúa rẫy của bà con sau thu hoạch được phơi cẩn thận).
Bản Huồi Thợ xã Hữu Kiệm có 175 hộ thì chỉ còn 25 hộ nghèo (Trong ảnh: Lúa rẫy của bà con sau thu hoạch được phơi cẩn thận)

Rời bản Na Nhu khi mặt trời đã gần đứng bóng, chúng tôi ghé thăm bản Huồi Thợ, xã Hữu Kiệm. Trên con đường bê tông dẫn sâu vào bản là những mái nhà san sát nhau. Khi chúng tôi ghé thăm gia đình anh Moong Văn Hợi, được biết anh đang đi làm ăn xa, vợ của Hợi e dè, bế con ngồi ở mép dường rồi nhỏ nhẹ: Có nhà mới rồi, vợ chồng rất yên tâm. Em bàn với anh ấy chịu khó đi làm để có tiền nuôi con và dựng lại cái nhà bếp đã cũ.

Góp chuyện với chúng tôi, Trưởng bản Huồi Thợ, xã Hữu Kiệm - Moong Văn Thành bảo: Cả bản có 175 hộ, thì chỉ còn 25 hộ nghèo nữa thôi. Bà con ai cũng nỗ lực, phấn đấu lao động sản xuất để đuổi cái nghèo. Từ khi có chương trình hỗ trợ xây dựng nhà ở, nhiều hộ nghèo, khó khăn về nhà ở đã được hỗ trợ để làm mới; là động lực rất lớn để bà con cố gắng, vươn lên trong cuộc sống.

Một nếp nhà mới được hỗ trợ xây dựng đảm bảo tiêu chí 3 cứng ở Huồi Thợ xã Hữu Kiệm
Một nếp nhà mới được hỗ trợ xây dựng đảm bảo tiêu chí "3 cứng" (nền cứng, khung - tường cứng, mái cứng) ở Huổi Thợ, xã Hữu Kiệm, huyện Kỳ Sơn

Những căn nhà được hỗ trợ xây dựng mới ở huyện Kỳ Sơn, là khoản tiền 40 triệu đồng từ nguồn vốn Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn I: từ năm 2021-2025, cùng với 6 triệu đồng tiền hỗ trợ của MTTQ huyện, tiền tích cóp của gia đình và khoản vay từ Ngân hàng chính sách xã hội.

Tính đến nay, toàn huyện Kỳ Sơn đã có 113 hộ nghèo được hỗ trợ nhà ở, nhân thêm những niềm vui về một cuộc sống an cư. Thực tế thì, nhu cầu xây dựng nhà ở của người dân Kỳ Sơn hãy còn rất lớn. Nhưng định mức hỗ trợ thấp dẫn tới nhiều hộ gia đình khó có điều kiện dựng nhà. Tổng các nguồn vốn cấp trên hỗ trợ chưa đến 50 triệu đồng; trong khi, giá nguyên vật liệu ở địa bàn miền núi rất cao.

Ông Phạm Văn Hòa, Phó trưởng Phòng Dân tộc huyện Kỳ Sơn bấm ngón tay: Một căn nhà cần khoảng 30 mét khối cát, mỗi mét khối là 500 ngàn đồng, tính ra là hết 15 triệu đồng; mua 10.000 viên taplo hết 25 triệu đồng; 10 tấn xi măng hết 15 triệu đồng. Nhẩm tính ra thì với những hộ khó khăn yếu thế là rất khó làm. Vì thế, cấp trên cần nghiên cứu, xem xét điều chỉnh đơn giá hỗ trợ lên 60-70 triệu đồng/căn nhà, tùy theo vùng miền.

Trưởng bản Huồi Thợ xã Hữu Kiệm - Moong Văn Thành (bìa trái) cùng cán bộ Phòng Dân tộc huyện thăm gia đình anh Moong Văn Hợi vừa mới chuyển vào ở trong ngôi nhà mới
Trưởng bản Huồi Thợ xã Hữu Kiệm - Moong Văn Thành (bìa trái) cùng cán bộ Phòng Dân tộc huyện thăm gia đình anh Moong Văn Hợi vừa mới chuyển vào ở trong ngôi nhà mới

Từ nguồn vốn từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn I: Từ năm 2021-2025 đã có 580 hộ trên toàn tỉnh Nghệ An được tiếp cận nguồn kinh phí để dựng nhà mới đảm bảo đủ tiêu chí "3 cứng: nền cứng, khung - tường cứng, mái cứng". Chỉ bấy nhiêu thôi, cũng đã nhen lên niềm tin, nghị lực sống cho những mảnh đời còn nhiều khó nhọc.

Từ nguồn vốn vay hỗ trợ làm nhà, hỗ trợ phát triển kinh tế dành cho vùng đồng bào DTTS&MN; thông qua hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội của toàn tỉnh Nghệ An, dư nợ các chính sách đặc thù cho đối tượng vùng DTTS&MN tính đến 30/6/2024 là trên 1.238 tỷ đồng, cho 26.408 hộ DTTS.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Truyền cảm hứng khởi sự kinh doanh ở miền núi xứ Thanh

Truyền cảm hứng khởi sự kinh doanh ở miền núi xứ Thanh

Khu vực miền núi Thanh Hóa ngày càng xuất hiện nhiều doanh nhân người DTTS khởi nghiệp thành công. Đáng chú ý là, họ đều là những người đi lên từ gian khó nên sự thành công của họ có sức lan tỏa truyền cảm hứng về khởi sự kinh doanh ở những địa bàn khó khăn của miền núi xứ Thanh.
Tin nổi bật trang chủ
Gieo “hạt giống đỏ” ở những bản làng dân tộc La Hủ: Cái khó đang hãm sự 'nảy mầm

Gieo “hạt giống đỏ” ở những bản làng dân tộc La Hủ: Cái khó đang hãm sự 'nảy mầm" (Bài 2)

Công tác Dân tộc - Tào Văn Đạt - 22 phút trước
Qua tìm hiểu thực tiễn về đời sống của đồng bào La Hủ cho thấy, vai trò của đảng viên-những 'hạt giống đỏ" trong các chi bộ, đang góp phần tích cực làm thay đổi diện mạo, đời sống đồng bào trong các bản làng La Hủ ở huyện biên giới Mường Tè. Tuy nhiên, hiện nay nhưng việc phát triển đảng viên mới trong đồng bào La Hủ đang gặp rất nhiều khó khăn do thiếu nguồn quần chúng ưu tú.
Bác Ái (Ninh Thuận): Sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư từ các Chương trình mục tiêu quốc gia

Bác Ái (Ninh Thuận): Sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư từ các Chương trình mục tiêu quốc gia

Công tác Dân tộc - T.nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Với đặc thù là huyện miền núi có tỷ lệ đồng bào DTTS cao, đời sống Nhân dân còn nhiều khó khăn, do đó những năm qua, cấp ủy đảng, chính quyền huyện Bác Ái rất chú trọng thực hiện hiệu quả nguồn lực đầu tư hỗ trợ từ các Chương trình MTQG, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719) để nâng cao đời sống của đồng bào DTTS, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.
Giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở Kim Bôi (Hòa Bình): Hiệu quả tuyên truyền bằng hình thức sân khấu hóa (Bài 5)

Giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở Kim Bôi (Hòa Bình): Hiệu quả tuyên truyền bằng hình thức sân khấu hóa (Bài 5)

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - Vũ Hường - 2 giờ trước
Những năm qua, huyện Kim Bôi đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) nhằm giảm thiểu tiến tới xóa bỏ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT). Thực tế cho thấy, tuyên truyền, PBGDPL bằng hình thức giao lưu sân khấu hóa đạt hiệu quả nổi bật, thu hút sự hưởng ứng tham gia của đông đảo Nhân dân.
Những người chỉ lối dẫn đường ở vùng đồng bào DTTS Bắc Kạn

Những người chỉ lối dẫn đường ở vùng đồng bào DTTS Bắc Kạn

Người có uy tín - Minh Thu - 4 giờ trước
Những năm qua, bằng sự tận tâm, trách nhiệm, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Bắc Kạn đã và đang phát huy mạnh mẽ vai trò trên nhiều lĩnh vực. Họ được ví như những người chỉ lối, dẫn đường, là nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh trật tự, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong vùng đồng bào DTTS.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Lào

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Lào

Thời sự - PV - 23:40, 17/10/2024
Chiều 17/10, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, tại trụ sở Văn phòng Thủ tướng Lào, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Thủ tướng Chính phủ Lào Sonexay Siphandone.
Chăm lo, nâng cao đời sống của Nhân dân, nhất là đồng bào các DTTS

Chăm lo, nâng cao đời sống của Nhân dân, nhất là đồng bào các DTTS

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 17/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh: Chăm lo, nâng cao đời sống của nhân dân, nhất là đồng bào các DTTS. Chàng trai người Mông đi đầu chuyển đổi số du lịch ở Đồng Văn. Săn mây trên đỉnh Hòn Én. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Lào

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Lào

Thời sự - PV - 21:05, 17/10/2024
Chiều 17/10, ngay sau khi đến Thủ đô Vientiane, tại Nhà Quốc hội Lào, Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane đã chủ trì trọng thể Lễ đón chính thức và tiến hành hội đàm cùng Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam.
Sóc Trăng: Tổ chức tuyên truyền công tác thông tin đối ngoại và tình hình biển, đảo

Sóc Trăng: Tổ chức tuyên truyền công tác thông tin đối ngoại và tình hình biển, đảo

Tin tức - Tào Đạt - Văn Long - 20:47, 17/10/2024
Từ ngày 15 - 17/10, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh đã chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Sóc Trăng tổ chức Hội nghị Tuyên truyền trong công tác thông tin, truyền thông và thông tin đối ngoại trên khu vực biên giới biển tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2021 - 2030, năm 2024.
Chăm lo, nâng cao đời sống của Nhân dân, nhất là đồng bào các DTTS

Chăm lo, nâng cao đời sống của Nhân dân, nhất là đồng bào các DTTS

Media - BDT - 20:00, 17/10/2024
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 17/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh: Chăm lo, nâng cao đời sống của nhân dân, nhất là đồng bào các DTTS. Chàng trai người Mông đi đầu chuyển đổi số du lịch ở Đồng Văn. Săn mây trên đỉnh Hòn Én. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tu Mơ Rông (Kon Tum): Triển khai trồng mới hơn 302 ha rừng trong năm 2024

Tu Mơ Rông (Kon Tum): Triển khai trồng mới hơn 302 ha rừng trong năm 2024

Trang địa phương - Ngọc Chí - 18:25, 17/10/2024
Theo báo cáo của UBND huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) tại Hội nghị Tổng kết công tác quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng và phòng cháy chữa cháy rừng năm 2024, diễn ra chiều ngày 17/10, thì trong năm 2024, huyện triển khai trồng mới hơn 302 ha rừng.
Đắk Lắk: Hỗ trợ 106 dự án thanh niên khởi nghiệp

Đắk Lắk: Hỗ trợ 106 dự án thanh niên khởi nghiệp

Khởi nghiệp - Lê Hường - 18:22, 17/10/2024
Trong 2 ngày 16 và 17/10, 270 đại biểu chính thức đại diện cho hơn 494.000 thanh niên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã tham gia Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh Đắk Lắk lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Đến dự và chỉ đạo Đại hội, về phía Trung ương Đoàn có anh Nguyễn Xuân Hiếu - Phó Chủ tịch Trung ương Hội LHTN Việt Nam; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Phạm Ngọc Nghị, cùng nhiều đại biểu lãnh đạo đại diện cho các ban, ngành, tổ chức chính trị của tỉnh.