Chiều 14/11, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết chỉ đạo điểm Dự án 8 thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) và giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp duy trì, nhân rộng các mô hình điển hình thực hiện Dự án 8. Tham dự Hội nghị có đại diện Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Ủy ban Dân tộc, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương cùng Hội Phụ nữ các tỉnh thực hiện Dự án 8 và các mô hình điểm.
Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.
Nằm cách trung tâm TP. Hà Giang 150km, Xín Mần là huyện vùng cao, biên giới phía Tây tỉnh Hà Giang. Đây là địa bàn sinh sống của hơn 7 vạn người thuộc cộng đồng 16 dân tộc, với 14.771 hộ dân, trong đó có 6.591 hộ nghèo. Hiện nay, 100% hộ nghèo là đồng bào các DTTS, vì vậy, huyện Xín Mần xác định việc triển khai các Chương trình MTQG có ý nghĩa hết sức quan trọng trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội , từng bước nâng cao đời sống cho người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS nghèo.
Chiều ngày 30/10, Đoàn công tác của Trung ương do Phó ban Dân vận Trung ương Triệu Tài Vinh dẫn đầu, đã có buổi làm việc về sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW, ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 13/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương (Khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới trên địa bàn huyện Con Cuông (Nghệ An). Tham dự với Đoàn công tác, về phía Ủy ban Dân tộc (UBDT) có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Thông. Về phía tỉnh Nghệ An có Phó ban Dân vận Tỉnh ủy Phan Thanh Đoài, Phó ban Dân tộc Lương Văn Khánh và các thành viên trong Đoàn.
Những công trình hạ tầng, những mô hình sinh kế đầu tư cho đồng bào DTTS có khó khăn đặc thù ở Nghệ An đang được đưa vào hoạt động, góp phần làm đổi thay bộ mặt bản làng, đổi thay cuộc sống của người dân. Tuy nhiên, để đồng bào được thụ hưởng nhiều hơn các chính sách của Đảng và Nhà nước, thì cần phải sớm tháo gỡ những vướng mắc liên quan.
Với nguồn lực từ các chương trình, chính sách dân tộc, nhất là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), đời sống của đồng bào các dân tộc có khó khăn đặc thù đã có những chuyển biến rõ nét. Tuy nhiên, để kéo giảm khoảng cách phát triển với các dân tộc khác thì việc tiếp tục ưu tiên nguồn lực thực hiện các chính sách đầu tư, hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù là rất cần thiết.
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 491/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại buổi làm việc với Ủy ban Dân tộc.
Bộ - Ngành -
T.Nhân-H.Trường (thực hiện) -
14:49, 24/10/2024 Những năm qua, tỉnh Ninh Thuận tập trung thực hiện đầy đủ và hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh có sự đổi thay đáng kể. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) được xem là đòn bẩy để rút ngắn khoảng cách giữa miền núi với miền xuôi. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Pi Năng Thị Thuỷ, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận về tình hình triển khai, thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại địa phương.
Ngày 23/10, Vụ Văn hóa dân tộc (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Bình tổ chức khai giảng Lớp tập huấn, truyền dạy về bảo tồn, phát huy nghệ thuật trình diễn dân gian dân tộc Chứt gắn với phát triển du lịch tại huyện Minh Hóa.
Những năm gần đây, nghề dệt thổ cẩm-nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Mường ở huyện miền núi Tân Sơn (tỉnh Phú Thọ) đang được chính quyền địa phương và người dân nơi đây đặc biệt quan tâm giữ gìn và phát huy giá trị bằng nhiều giải pháp tích cực nhằm gắn với phát triển du lịch.
Song song với việc triển khai thực hiện hiệu quả các mô hình nhằm thúc đẩy bình đẳng giới vùng DTTS và miền núi, thời gian qua Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (LHPN ) và Hội LHPN các tỉnh đã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tại các địa phương triển khai dự án. Qua giám sát đã kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện Dự án.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã ký Quyết định số 1220/QĐ-TTg ngày 18/10/2024 phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025 – 2030.
Với việc thiết kế các mô hình hoạt động của Dự án 8 (Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030; Giai đoạn I: 2021-2025) vừa bám sát yêu cầu, mục tiêu, định hướng, vừa mang tính toàn diện, cụ thể, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế ở cơ sở. Theo đó, hoạt động từ những mô hình, đang góp phần quan trọng vào việc thực hiện hiệu quả các chỉ tiêu của Dự án 8 tại địa phương về bình đẳng giới
Bộ - Ngành -
Thúy Hồng (thực hiện) -
10:06, 16/10/2024 Triển khai Dự án 8 “Thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, Viện nghiên cứu Phụ nữ được Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giao nhiệm vụ nghiên cứu, đánh giá các hoạt động, mô hình của dự án. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn Ths. Nguyễn Hoàng Anh, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Phụ nữ (Học viện Phụ nữ Việt Nam) xung quanh vấn đề này.
Trong bối cảnh hiện nay, việc xây dựng và ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về văn hóa là yêu cầu cấp thiết để thúc đẩy sự phát triển toàn diện của quốc gia. Chương trình sau khi ban hành sẽ được bố trí nguồn lực đầy đủ, với những đầu tư trọng tâm, trọng điểm, mang tính định hướng, khơi nguồn đầu tư xã hội cho văn hóa.
Bộ - Ngành -
Tào Đạt - Vũ Mừng -
13:40, 24/11/2023 Sáng 23/11, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đã diễn ra buổi khai mạc các hoạt động văn hóa, thể thao trong khuôn khổ Ngày hội trình diễn cây Nêu. Sự kiện do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp tổ chức, nhằm phát triển truyền thống đại đoàn kết các dân tộc và kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam.
Nằm trong khuôn khổ Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam, ngày 15/4, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã tổ chức Diễn đàn Văn hóa các dân tộc Việt Nam: Nguồn lực phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Tham dự Diễn đàn có ông Nguyễn Văn Hùng - Bộ trưởng Bộ VHTT&DL; Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, đơn vị, địa phương và đông đảo các nghệ nhân dân gian là đồng bào DTTS.
Trong 4 ngày (từ ngày 8 - 11/4), tại TP. Cần Thơ, nhóm hợp tác 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng tổ chức “Tuần Du lịch Văn hóa Tây Bắc năm 2023” chương trình với rất nhiều hoạt động hấp dẫn, mang đậm hương sắc của khu vực Tây Bắc nhằm xúc tiến, quảng bá, kết nối du lịch giữa vùng Tây Bắc và các tỉnh, thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Đồng thời, đây là dịp để các nhà đầu tư tìm hiểu cơ hội, hợp tác đầu tư trong lĩnh vực du lịch.
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) vừa có Quyết định số 1126/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức Lớp tập huấn về xây dựng mô hình, phương pháp bảo tồn Chợ phiên đặc trưng của đồng bào các DTTS.
Ngày 17/3, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có văn bản số 861/BVHTTDL-VHDT gửi Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hoá, Thông tin, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hoá và Thể thao, Sở Du lịch về việc chấn chỉnh những hiện tượng phản cảm không phù hợp với văn hoá truyền thống đồng bào DTTS.