Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thúc đẩy bình đẳng giới vùng DTTS và miền núi: Những vấn đề đặt ra từ Dự án 8: Thay đổi cách tiếp cận cùng lộ trình dài hơi (Bài cuối)

Thúy Hồng - 15 giờ trước

Sau 4 năm triển khai thực hiện, Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” đã đạt nhiều kết quả tích cực, hoàn thành nhiều chỉ tiêu, mục tiêu cốt lõi của Dự án. Tuy nhiên, mục tiêu của Dự án 8 không chỉ dừng lại ở việc nâng cao nhận thức, thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới mà còn hướng đến việc chăm lo, hỗ trợ đời sống vật chất và tinh thần cho phụ nữ và trẻ em DTTS tại các địa bàn đặc biệt khó khăn. Vì vậy, cần có sự quan tâm giải quyết có hệ thống thì mới có hiệu quả lâu dài, bền vững.

Các mô hình hoạt động Tổ truyền thông cộng đồng đã góp phần thúc đẩy bình đẳng giới, giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em
Các mô hình hoạt động Tổ truyền thông cộng đồng đang góp phần thúc đẩy bình đẳng giới, giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em

Chưa đảm bảo mục tiêu lồng ghép giới

Theo báo cáo của Hội LHPN Việt Nam, tính đến hết tháng 10 năm 2024, 4/9 chỉ tiêu cốt lõi của Dự án 8 đã vượt kế hoạch đặt ra ở giai đoạn 1, như “Tổ truyền thông cộng đồng”, “Củng cố/thành lập mới Địa chỉ tin cậy”, “Nâng cao năng lực cho cán bộ nữ DTTS tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị”, CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi”; 

15/40 tỉnh đạt và vượt một số chỉ tiêu, như: Hà Giang, Bắc Giang, Khánh Hoà, Lâm Đồng, Thanh Hoá ... góp phần cải thiện rõ rệt nhận thức về các vấn đề bất bình đẳng giới tức đó tác động tới hành động của các cấp, các ngành liên quan và người dân tại các địa bàn Dự án.

Dù nhiều mục tiêu, chỉ tiêu cốt lõi Dự án 8 đã đạt được. Song chỉ còn hơn 01 năm nữa là kết thúc giai đoạn 1, nhiều nội dung của Dự án vẫn còn vướng mắc, việc thúc đẩy thực hiện để đạt mục tiêu về bình đẳng giới vẫn còn nhiều thách thức.

Theo bà Lò Thị Thu Thủy, Trưởng Ban Dân tộc-Tôn giáo (Hội LHPN Việt Nam) việc triển khai Dự án còn gặp một số khó khăn nhất định, cần giải pháp khắc phục và thúc đẩy trong thời gian tới như: cán bộ thực hiện dự án còn lúng túng trong quản lý tổ chức thực hiện Dự án; năng lực duy trì, vận hành mô hình của Ban chủ nhiệm/Ban quản lý còn hạn chế; việc hỗ trợ duy trì hoạt động của Tổ truyền thông cộng đồng và Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" gặp khó khăn do chưa được cấp kinh phí duy trì từ nguồn ngân sách địa phương…

TS Dương Kim Anh, Phó Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam  đề xuất bổ sung chỉ số giám sát lồng ghép giới trong chương trình MTQG 1719
TS Dương Kim Anh, Phó Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam đề xuất, bổ sung chỉ số giám sát lồng ghép giới trong Chương trình MTQG 1719

Bên cạnh đó, một số rào cản, thách thức vẫn đang tồn tại dai dẳng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi như: việc làm, sinh kế và định hướng nghề nghiệp; hạn chế trong tiếp cận với dịch vụ công, dịch vụ xã hội như chăm sóc sức khỏe, giáo dục, tiếp cận thông tin, nguồn vốn; các vấn đề xã hội như tảo hôn, hôn nhân cận huyết, sinh đẻ nhiều, đẻ dày và sinh con tại nhà, mù chữ, tái mù chữ, bạo lực gia đình; thách thức trong việc chuyển đổi số…

Chia sẻ về kết quả rà soát vấn đề lồng ghép giới và những vấn đề xã hội cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em tại vùng đồng bào DTTS &MN trong giai đoạn 1, PGS.TS Dương Kim Anh, Phó Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam cho biết: Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, nhận thức về bình đẳng giới của phụ nữ tốt hơn nam giới. Trong đó, đáng chú ý có tỷ lệ chênh lệch khá rõ giữa mức độ đồng tình của phụ nữ DTTS và nam giới DTTS ở nhận định "Nam giới có toàn quyền quyết định các vấn đề lớn của gia đình" (điểm trung bình = 2,69 so với 3,08).

Theo bà Dương Kim Anh, từ việc phân tích, rà soát việc lồng ghép giới trong các văn bản dự án cấp trung ương đến cấp tỉnh, từ kết quả nghiên cứu định tính tại các Hội thảo cấp tỉnh và phỏng vấn sâu lãnh đạo các sở, ngành, phòng ban của các địa bàn khảo sát nhận thấy còn nhiều vướng mắc, bó buộc, nhiều chỉ tiêu của các dự án chưa phân tách giới, chưa mang tính định hướng giải quyết vấn đề giới.

Bà Dương Kim Anh cho rằng, cần đề xuất bổ sung chỉ số giám sát lồng ghép giới trong chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 1: 2021-2025 để đảm bảo việc đánh giá lồng ghép giới được đầy đủ, toàn diện hơn.

Cần giải pháp đồng bộ

Trao đổi tại "Hội thảo rà soát, xác định vấn đề xã hội cấp thiết với phụ nữ, trẻ em vùng dân tộc thiểu số và miền núi; khuyến nghị nội dung, giải pháp vận động, hỗ trợ phụ nữ DTTS giai đoạn tiếp theo" ngày 15/11, TS. Phạm Thái Hưng, Chuyên tư vấn chính sách rằng: Dự án 8 chỉ là một dự án thành phần của Chương trình MTQG 1719. Dự án 8 được thiết kế chỉ có thể giải quyết được một số khía cạnh về bình đẳng giới BĐG, lại giới hạn trong khu vực “lõi nghèo” của vùng đồng bào DTTS và miền núi, khả năng đạt được mục tiêu BĐG của Chương trình MTQG 1719 và của Đề án tổng thể không phụ thuộc vào kết quả thực hiện Dự án 8.

TS. Phạm Thái Hưng đề xuất cần cần phải có thay đổi căn bản về cách thức tiếp cận bình đẳng giới, mở rộng địa bàn, có cơ chế lồng ghép giới vào các dự án
TS. Phạm Thái Hưng đề xuất cần cần phải có thay đổi căn bản về cách thức tiếp cận bình đẳng giới, mở rộng địa bàn, có cơ chế lồng ghép giới vào các dự án

Theo ông Phạm Thái Hưng, để giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em vùng DTTS và miền núi trong giai đoạn tiếp theo, cần phải có thay đổi căn bản về cách thức tiếp cận bình đẳng giới, mở rộng địa bàn, có cơ chế lồng ghép giới vào các dự án, tiểu dự án khác thì mới có thể thúc đẩy bình đẳng giới được hiệu quả. Có như vậy, đến năm 2030 mới có thể đạt được những mục tiêu bình đẳng giới theo Nghị quyết 88 của Quốc hội.

Để thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới trong Chương trình MTQG 1719 giai đoạn 2026-2030, ông Phạm Thái Hưng nhận định, về cơ bản, trọng tâm của giai đoạn 2, vẫn phải đảm bảo các mục tiêu và khung các dự án thành phần đã được phê duyệt trong Nghị quyết 88/2019 của Quốc hội. Đồng thời, nội dung của Chương trình trong giai đoạn 2, phải đảm bảo giải quyết những thách thức cơ bản nhất, gồm các vấn đề về cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, phát triển nguồn nhân lực, giải quyết khó khăn của các nhóm dân tộc rất ít người, và một số nội dung có tính cấp thiết khác.

Còn theo ông Hà Việt Quân, Chánh Văn phòng Chương trình MTQG 1719 cho rằng, thời gian tới, Hội LHPN Việt Nam cần tham gia đánh giá, hiệu quả lồng ghép từ các dự án, tiểu dự án khác góp phần giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em. Đồng thời, đề nghị Hội LHPN Việt Nam cần tăng cường điều tra, giám sát việc triển khai thực hiện Dự án được hiệu quả hơn.

Để thúc đẩy bình đẳng giới vùng DTTS và miền núi cần lộ trình dài hơi
Để thúc đẩy bình đẳng giới vùng DTTS và miền núi cần lộ trình dài hơi

Từ việc triển khai thực hiện Dự án 8 có thể nhận thấy, để đạt được các mục tiêu bình đăng giới theo Nghị quyết 88 đã đề ra cần thời gian, nguồn lực và cách tiếp cận về bình đẳng giới.

Theo bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa-Giáo dục của Quốc hội, để đảm bảo các mục tiêu, chỉ tiêu bình đẳng giới, điều quan trọng nhất cần thay đổi cách tiếp cận trong quá trình thực hiện. Đồng thời, phải để cho đồng bào DTTS chính là chủ thể thực hiện mục tiêu của chính mình. Những tấm gương tiên phong trong thúc đẩy bình đẳng giới sẽ tạo ra sự lan tỏa để thực hiện bình đẳng giới, cũng như mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS.

Đồng thời, Chính phủ cần tiếp tục rà soát điều chỉnh, sửa đổi bổ sung hoàn thiện các chính sách, để hệ thống các chính sách liên quan đến vùng đồng bào DTTS và vấn đề bình đẳng giới ngày càng hoàn thiện hơn. Qua đó, có những tác động kịp thời để đưa những sách sách vào thực tiễn cuộc sống.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
PHÁT BIỂU CỦA TỔNG BÍ THƯ TÔ LÂM TẠI BUỔI GẶP MẶT ĐẠI DIỆN NHÀ GIÁO, CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11

PHÁT BIỂU CỦA TỔNG BÍ THƯ TÔ LÂM TẠI BUỔI GẶP MẶT ĐẠI DIỆN NHÀ GIÁO, CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11

Sáng 18/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và trao Huân chương Lao động hạng Ba, tặng Trường Đại học Kinh tế. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt.
Bộ Quốc phòng kiểm tra toàn diện kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024 tại BĐBP tỉnh Kiên Giang

Bộ Quốc phòng kiểm tra toàn diện kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024 tại BĐBP tỉnh Kiên Giang

Tin tức - Tiến Vinh - Minh Triết - 4 giờ trước
Ngày 18/11, Đoàn công tác của Bộ Quốc phòng do Thiếu tướng Phạm Văn Hoạt - Phó Cục trưởng Cục Tác chiến, Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam làm Trưởng đoàn đã đến thăm, kiểm tra toàn diện kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024 tại Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang. Cùng tham gia Đoàn công tác có Thiếu tướng Trần Ngọc Hữu - Phó Tư lệnh BĐBP, cùng thủ trưởng các cục, phòng, ban chuyên môn theo kế hoạch công tác.
Ngọc Hồi (Kon Tum): Phấn đấu 100% hộ DTTS có đất ở, đất sản xuất

Ngọc Hồi (Kon Tum): Phấn đấu 100% hộ DTTS có đất ở, đất sản xuất

Chính sách dân tộc - Ngọc Chí - 4 giờ trước
Thời gian qua, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) đã triển khai thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho các hộ đồng bào DTTS. Qua đó, giúp đồng bào DTTS ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.
Để đồng bào DTTS thực sự “an cư” - Nhìn từ Quảng Trị: Định hướng, hỗ trợ sinh kế phù hợp với nơi ở mới (Bài 2)

Để đồng bào DTTS thực sự “an cư” - Nhìn từ Quảng Trị: Định hướng, hỗ trợ sinh kế phù hợp với nơi ở mới (Bài 2)

Công tác Dân tộc - Khánh Ngân - 4 giờ trước
Việc lập bản, làng mới để đưa người dân ở vùng có nguy cơ gặp rủi ro trong thiên tai đến nơi ở an toàn là điều hết sức cần thiết và nhân văn. Tuy nhiên tái định cư, ổn định dân cư cần gắn với sinh kế phù hợp thì người dân tái định cư mới thực sự “an cư”.
Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 ở Phú Thọ

Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 ở Phú Thọ

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 4 giờ trước
Sau gần 4 năm quyết liệt triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Phú Thọ đã có nét khởi sắc. Điện, đường, trường, trạm được đầu tư, xây mới, đời sống của đồng bào DTTS có nhiều bước chuyển tích cực.
Giữ nguyên vẻ đẹp hoang sơ cho Măng Đen

Giữ nguyên vẻ đẹp hoang sơ cho Măng Đen

Du lịch - Tiêu Dao - 4 giờ trước
Đang nổi lên là một địa điểm du lịch thu hút du khách, Măng Đen (huyện Kon Plông, Kon Tum) được coi là Đà Lạt thu nhỏ ở Bắc Tây Nguyên với những điều kiện về khí hậu, văn hóa địa phương cũng như ẩm thực và nhiều nét độc đáo thiên nhiên. Nhưng bài học về đô thị hóa Đà Lạt, đang là bài toán để Măng Đen tham khảo, “rút kinh nghiệm”, nhằm giữ vẹn nguyên vẻ hấp dẫn vốn có.
Tình nguyện rời phố thị lên vùng cao gieo chữ

Tình nguyện rời phố thị lên vùng cao gieo chữ

Giáo dục - Mỹ Dung - 4 giờ trước
Từ năm học 2021 – 2022 đến nay, hàng trăm giáo viên trên địa bàn thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) đã viết đơn tình nguyện lên với các trường, lớp vùng đồng bào DTTS và miền núi công tác. Việc luân chuyển giáo viên từ các trường ở vùng thuận lợi lên vùng cao đã tiếp thêm động lực, tinh thần mới, giúp học sinh những nơi khó khăn có cơ hội được tiếp cận với nhiều phương pháp dạy học của giáo viên ở trung tâm; đồng thời giải quyết tình trạng thừa giáo viên ở vùng thuận lợi và thiếu giáo viên ở vùng khó khăn.
Đăk Hà (Kon Tum): Nhiều ý kiến trái chiều từ việc xã hội hóa nâng cấp vỉa hè

Đăk Hà (Kon Tum): Nhiều ý kiến trái chiều từ việc xã hội hóa nâng cấp vỉa hè

Pháp luật - Ngọc Chí - 4 giờ trước
Tuy đa số người dân đều đồng tình với chủ trương của huyện Đăk Hà (Kon Tum) về xã hội hóa nâng cấp vỉa hè đoạn qua thị trấn Đăk Hà, với hình thức Nhà nước đầu tư 70%, Nhân dân ủng hộ 30% kinh phí theo dự toán. Nhưng do một số nội dung chưa được bàn bạc thống nhất trong quá trình tổ chức thực hiện, nên đến nay việc đóng góp kinh phí của các hộ dân còn chậm. Việc này cũng được người dân kiến nghị nhiều lần tại các buổi tiếp xúc cử tri HĐND các cấp.
Ninh Phước (Ninh Thuận): Trên 2 tỷ đồng thực hiện Dự án 6 Chương trình MTQG 1719

Ninh Phước (Ninh Thuận): Trên 2 tỷ đồng thực hiện Dự án 6 Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Thái Sơn Ngọc - 4 giờ trước
Ông Ngô Khánh, Chủ tịch UBND huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, cho biết, triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), từ năm 2022 đến 2024, huyện Ninh Phước đã giải ngân tổng nguồn 2.212 triệu đồng thực hiện Dự án 6 về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch. Trong đó có 2.009,9 triệu đồng vốn Trung ương và 203 triệu đồng vốn đối ứng của địa phương.
Đồng Nai có ca tử vong do mắc sởi đầu tiên trong năm 2024

Đồng Nai có ca tử vong do mắc sởi đầu tiên trong năm 2024

Thời sự - Minh Thu - 4 giờ trước
Thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho biết, đơn vị này vừa ghi nhận ca tử vong đầu tiên trong năm 2024 do mắc bệnh sởi. Bệnh nhi từ vong là bé H.T.H., 8 tuổi, ngụ TP. Biên Hòa có triệu chứng sốt cao liên tục kèm ho, sổ mũi, phát ban toàn thân.
Công an huyện Sông Mã (Sơn La) khởi tố 3 thanh thiếu niên gây rối trật tự công cộng

Công an huyện Sông Mã (Sơn La) khởi tố 3 thanh thiếu niên gây rối trật tự công cộng

Pháp luật - Minh Thu - 4 giờ trước
Với hành vi điều khiển xe mô tô lạng lách, đánh võng, chế tạo và cầm theo hung khí nguy hiểm “biểu diễn” trên đường gây mất an ninh trật tự, 3 ba thanh thiếu niên ở huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La đã bị khởi tố và bắt tạm giam.