Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Rà soát giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ, trẻ em vùng DTTS và miền núi

Thúy Hồng - 16:43, 15/11/2024

Ngày 15/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức Hội thảo “Rà soát, xác định giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề xã hội cấp thiết đối với phụ nữ, trẻ em vùng DTTS và miền núi; khuyến nghị, đề xuất nội dung, giải pháp vận động, hỗ trợ phụ nữ DTTS giai đoạn tiếp theo”. Tham dự Hội thảo có đại diện Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Ủy ban Dân tộc, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương cùng Hội Phụ nữ các tỉnh thực hiện Dự án 8 và các mô hình điểm.

Bà Đỗ Thị Thu Thảo, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Việt Nam phát biểu tại Hội thảo
Bà Đỗ Thị Thu Thảo - Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Việt Nam phát biểu tại Hội thảo

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam Đỗ Thị Thu Thảo nhấn mạnh, việc rà soát, xác định vấn đề xã hội cấp thiết với phụ nữ, trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi phải sát với từng địa bàn, khu vực, từ đó đưa ra giải pháp cụ thể, hiệu quả.

Bà Đỗ Thị Thu Thảo bày tỏ, các đại biểu, chuyên gia tham dự Hội thảo sẽ cùng nhau hiến kế, giúp Hội LHPN Việt Nam có những hoạch định rõ ràng về nội dung, hướng đi, đáp ứng nhu cầu cần thiết của phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi trong giai đoạn tới.

Tại Hội thảo, bà Lò Thị Thu Thủy - Trưởng Ban Dân tộc - Tôn giáo (Hội LHPN Việt Nam) cho biết: Sau 4 năm triển khai Dự án, tại 40 tỉnh thuộc địa bàn Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) đã tập trung vào đẩy mạnh thực hiện các nội dung cụ thể như: Tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” xóa bỏ các định kiến, khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng. Xây dựng các mô hình hỗ trợ nâng cao nhận thức, ứng dụng khoa học công nghệ, phòng ngừa, ứng phó với bạo lực gia đình; tổ chức các hoạt động bảo đảm tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển KT-XH; nâng cao năng lực cho cán bộ nữ DTTS....

Toàn cảnh Hội thảo
Toàn cảnh Hội thảo

Tính đến hết tháng 10/ 2024, đã có 4/9 chỉ tiêu cốt lõi của Dự án 8 đã vượt kế hoạch đặt ra ở giai đoạn 1, như: “Tổ truyền thông cộng đồng”, “Củng cố/thành lập mới Địa chỉ tin cậy”, “Nâng cao năng lực cho cán bộ nữ DTTS tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị”, CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi”; 15/40 tỉnh đạt và vượt một số chỉ tiêu, như: Hà Giang, Bắc Giang, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Thanh Hóa...

Theo bà Lò Thị Thu Thủy, chỉ còn hơn 1 năm nữa là kết thúc giai đoạn 1 của Chương trình, tuy vậy vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần tiếp tục có giải pháp khắc phục và thúc đẩy thực hiện để đạt mục tiêu của Chương trình nói chung và Dự án nói riêng.

"Hội thảo ngày hôm nay là dịp để thảo luận các giải pháp để thực hiện hoàn thành hiệu quả các nội dung, chỉ tiêu của Dự án 8 giai đoạn 1. Đồng thời, tiếp tục rà soát, xác định các vấn đề xã hội cấp thiết đối với phụ nữ, trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2026 - 2030", bà Lò Thị Thu Thủy cho biết.

Hội thảo diễn ra 2 phiên, phiên thứ 1 các chuyên gia, đại diện bộ, ngành đã chia sẻ, thảo luận về việc lồng ghép giới và giải quyết những vấn đề xã hội cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi hiện nay: Thực trạng và giải pháp thúc đẩy. Trong phiên 2, các đại biểu đã tham vấn xác định vấn đề xã hội cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi cần ưu tiên trong thời gian tới.

Các đại biểu trao đổi bên lề hội thảo
Các đại biểu trao đổi bên lề Hội thảo

Trao đổi tại Hội thảo, ông Hà Việt Quân - Chánh Văn phòng Chương trình MTQG 1719 đánh gia cao sự nỗ lực của Hội Phụ nữ các cấp trong việc triển khai thực hiện Dự án 8 đã đạt được những kết quả tích cực. Ông Hà Việt Quân cho rằng, dù đã đạt được các kết quả tích cực, tuy nhiên vẫn còn vướng mắc, bất cập, một số nội dung chưa thể triển khai.

Theo ông Hà Việt Quân, thời gian tới, Hội LHPN Việt Nam cần tham gia đánh giá, hiệu quả lồng ghép từ các dự án, tiểu dự án khác góp phần giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em. Đồng thời đề nghị Hội LHPN Việt Nam cần tăng cường điều tra, giám sát việc triển khai thực hiện Dự án được hiệu quả hơn.

Ông Hà Việt Quân, Chánh Văn phòng Chương trình MTQG 1719 phát biểu tại Hội thảo
Ông Hà Việt Quân - Chánh Văn phòng Chương trình MTQG 1719 (Ủy ban Dân tộc) phát biểu tại Hội thảo

Còn Ts. Phạm Thái Hưng - Chuyên gia độc lập cho rằng: Dự án 8 chỉ là một dự án thành phần của Chương trình MTQG 1719. Dự án 8 được thiết kế chỉ có thể giải quyết được một số khía cạnh về bình đẳng giới (BĐG), lại giới hạn trong khu vực “lõi nghèo” của vùng đồng bào DTTS và miền núi, khả năng đạt được mục tiêu BĐG của Chương trình MTQG 1719 và của Đề án tổng thể không phụ thuộc vào kết quả thực hiện Dự án 8.

Theo Ts. Phạm Thái Hưng, để giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi trong giai đoạn tiếp theo cần phải có thay đổi căn bản về cách thức tiếp cận bình đẳng giới, mở rộng địa bàn, có cơ chế lồng ghép giới vào các dự án, tiểu dự án khác thì mới có thể thúc đẩy bình đẳng giới được hiệu quả. Có như vậy đến năm 2030 mới có thể đạt được những mục tiêu bình đẳng giới theo Nghị quyết 88 của Quốc hội. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Ngày thế giới không thuốc lá 2025: “Vạch trần sự hấp dẫn giả tạo”

Ngày thế giới không thuốc lá 2025: “Vạch trần sự hấp dẫn giả tạo”

Ngày Thế giới không thuốc lá (31/5) năm 2025, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chọn chủ đề “Vạch trần sự hấp dẫn giả tạo” với mục tiêu nhằm phơi bày chiến thuật của các tập đoàn thuốc lá trên thế giới trong việc quảng cáo sai sự thật, gây hiểu lầm thuốc lá không có hại, để mở rộng thị trường tiêu thụ, đặc biệt là trong giới trẻ.
Tin nổi bật trang chủ
Ngày thế giới không thuốc lá 2025: “Vạch trần sự hấp dẫn giả tạo”

Ngày thế giới không thuốc lá 2025: “Vạch trần sự hấp dẫn giả tạo”

Sức khỏe - Thúy Hồng - 19 phút trước
Ngày Thế giới không thuốc lá (31/5) năm 2025, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chọn chủ đề “Vạch trần sự hấp dẫn giả tạo” với mục tiêu nhằm phơi bày chiến thuật của các tập đoàn thuốc lá trên thế giới trong việc quảng cáo sai sự thật, gây hiểu lầm thuốc lá không có hại, để mở rộng thị trường tiêu thụ, đặc biệt là trong giới trẻ.
WB luôn đồng hành, hỗ trợ Việt Nam phát triển các dự án hạ tầng chiến lược

WB luôn đồng hành, hỗ trợ Việt Nam phát triển các dự án hạ tầng chiến lược

Thời sự - PV - 23 phút trước
Sáng 15/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp bà Mariam J. Sherman, Giám đốc Quốc gia của Văn phòng Ngân hàng thế giới (WB) khu vực Việt Nam, Lào, Campuchia.
Ấn tượng sản phẩm âm nhạc kết hợp rap và múa rối nước của nghệ sĩ nhí Xệ Xệ

Ấn tượng sản phẩm âm nhạc kết hợp rap và múa rối nước của nghệ sĩ nhí Xệ Xệ

Tin tức - Anh Trúc - 1 giờ trước
Nghệ sĩ nhí Xệ Xệ ra mắt MV "Thánh Gióng", kết hợp rap hiện đại với nghệ thuật múa rối nước truyền thống, mang đến làn gió mới cho âm nhạc thiếu nhi Việt.
Lấy ý kiến quy trình kiểm tra việc thực hiện chính sách dân tộc và tôn giáo

Lấy ý kiến quy trình kiểm tra việc thực hiện chính sách dân tộc và tôn giáo

Chính sách Dân tộc - Văn Hoa - 1 giờ trước
Ngày 15/5, tại Hà Nội, Bộ Dân tộc và Tôn giáo tổ chức Hội thảo “Lấy ý kiến quy trình kiểm tra việc thực hiện chính sách dân tộc và tôn giáo”. Ông Võ Văn Bảy - Chánh Thanh tra Bộ Dân tộc và Tôn giáo, chủ trì Hội thảo.
Bác Ái (Ninh Thuận): Khai mạc Lễ hội Văn hóa Raglay lần thứ III - năm 2025

Bác Ái (Ninh Thuận): Khai mạc Lễ hội Văn hóa Raglay lần thứ III - năm 2025

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Sáng 15/5, UBND huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận tổ chức khai mạc Lễ hội Văn hóa Raglay lần thứ III - năm 2025. Đến dự có bà Pi Năng Thị Hốn, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo; ông Nguyễn Văn Linh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận; bà Cấn Thị Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Bác Ái; đại diện lãnh đạo các sở ngành; đông đảo người dân địa phương và trên 300 vận động viên, diễn viên dân gian đến từ 9 xã trên địa bàn huyện Bác Ái.
Trải nghiệm các hoạt động tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Trải nghiệm các hoạt động tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Nằm yên bình giữa không gian xanh mát của vùng ngoại ô Hà Nội, Làng Văn hóa - Du lịch các Dân tộc Việt Nam tựa như một bức tranh thu nhỏ, sống động và đầy màu sắc về cộng đồng 54 dân tộc anh em. Với diện tích rộng lớn lên đến 1.544 ha, trải dài trên khu vực hồ Đồng Mô, thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội, nơi đây không chỉ là một điểm đến du lịch độc đáo mà còn là một trung tâm bảo tồn, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam.
Đảm bảo nguồn nhân lực y tế vùng DTTS và miền núi- Nhìn từ thực tế ở Quảng Ninh: Tạo niềm tin từ chính sách (Bài 2)

Đảm bảo nguồn nhân lực y tế vùng DTTS và miền núi- Nhìn từ thực tế ở Quảng Ninh: Tạo niềm tin từ chính sách (Bài 2)

Sức khỏe - Mỹ Dung - 2 giờ trước
Nhằm đảm bảo nguồn nhân lực y tế vùng DTTS và miền núi, những năm gần đây tỉnh Quảng Ninh đã triển khai một số chính sách hỗ trợ nhằm cải thiện tình hình thiếu nguồn nhân lực y tế có chuyên môn sâu. Theo đó bằng những chính sách thiết thực, tỉnh không chỉ đang thu hút bác sĩ từ các nơi khác về địa phương công tác, mà còn phát triển nguồn nhân lực y tế tại chỗ. Sự quyết tâm này đang từng bước giúp nâng cao chất lượng y tế, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người dân, đặc biệt là ở những địa bàn khó khăn.
Đảm bảo nguồn nhân lực y tế vùng DTTS và miền núi- Nhìn từ thực tế ở Quảng Ninh: Chính sách thu hút chưa đủ lực (Bài 1)

Đảm bảo nguồn nhân lực y tế vùng DTTS và miền núi- Nhìn từ thực tế ở Quảng Ninh: Chính sách thu hút chưa đủ lực (Bài 1)

Sức khỏe - Mỹ Dung - 2 giờ trước
Bao năm qua, dù các tỉnh, thành phố, nhất là ở các tỉnh vùng đồng bào DTTS và miền núi đã triển khai rất nhiều các giải pháp, cơ chế chính sách tạo nguồn nhân lực y tế, đặc biệt là nguồn nhân lực y tế là đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao. Tuy nhiên việc thu hút và giữ chân bác sĩ ở lại gắn bó, phát triển sự nghiệp ở vùng miền núi, vùng cao luôn là bài toán nan giải, cần tiếp tục được điều chỉnh với những chính sách đủ lực hơn để người thầy thuốc không chỉ đến theo nhiệm kỳ mà ở lại cống hiến chuyên môn và gắn bó lâu dài với người dân. Tỉnh Quảng Ninh đang quyết tâm hướng đến mục tiêu này, để mỗi người dân ở bất kỳ địa bàn khó khăn nào cũng được tiếp cận với y tế
Người dân vùng cao Hà Lâu chật vật trong việc tái trồng rừng

Người dân vùng cao Hà Lâu chật vật trong việc tái trồng rừng

Trang địa phương - Mỹ Dung - 2 giờ trước
Sau cơn bão số 3, hàng trăm hecta rừng keo của bà con vùng cao Hà Lâu, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) bị tàn phá nặng nề. Vừa mới bắt đầu gượng dậy sau thiệt hại do thiên tai, người dân lại phải đối mặt với khó khăn mới khi giá cây keo giống tăng vọt. Việc tái trồng rừng giờ đây trở thành một thử thách lớn, khi chi phí cao và nguồn lực thiếu thốn khiến quá trình phục hồi sinh kế của bà con càng thêm trì trệ.
Trải nghiệm các hoạt động tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Trải nghiệm các hoạt động tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Media - BDT - 2 giờ trước
Nằm yên bình giữa không gian xanh mát của vùng ngoại ô Hà Nội, Làng Văn hóa - Du lịch các Dân tộc Việt Nam tựa như một bức tranh thu nhỏ, sống động và đầy màu sắc về cộng đồng 54 dân tộc anh em. Với diện tích rộng lớn lên đến 1.544 ha, trải dài trên khu vực hồ Đồng Mô, thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội, nơi đây không chỉ là một điểm đến du lịch độc đáo mà còn là một trung tâm bảo tồn, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam.
Thanh Hóa: Cần khắc phục lỗ hổng trong công tác quản lý dược

Thanh Hóa: Cần khắc phục lỗ hổng trong công tác quản lý dược

Media - Quỳnh Trâm - CTV - 2 giờ trước
Thời gian qua, liên tiếp các vụ việc thực phẩm, thuốc giả bị phanh phui, liên quan đến sức khỏe người tiêu dùng. Mới đây, đường dây sản xuất, buôn bán thuốc giả quy mô lớn, hoạt động từ năm 2021 đến nay mới bị triệt phá khiến người dân hoang mang, khi thị trường thuốc giả, thực phẩm chức năng giả đang len lỏi khắp nơi. Điều đáng nói, dường như có một "lỗ hổng" lớn trong hệ thống quản lý dược, tạo điều kiện cho các đối tượng lừa đảo sản xuất, buôn bán thuốc giả, thuốc kém chất lượng qua mặt các cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa.