Lạng Sơn là tỉnh miền núi, biên giới, với dân số trên 812 nghìn người, đồng bào DTTS chiếm 83,91% dân số toàn tỉnh, trong đó chủ yếu các dân tộc: Nùng, Tày, Kinh, Dao, Sán Chay, Hoa, Mông sinh sống. Thời gian qua, Lạng Sơn luôn đẩy mạnh thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc hỗ trợ đồng bào DTTS và miền núi, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh, từ đó góp phần nâng cao đời sống người dân và thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập bình quân ở vùng DTTS.
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét về hạ tầng, sinh kế bền vững, phát triển giáo dục, y tế, bảo tồn văn hóa truyền thống … mang lại sự thay đổi toàn diện, nâng cao chất lượng sống và tạo ra cơ hội phát triển cho hàng triệu người dân nơi đây.
Du Long là địa danh gắn liền với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Nơi đây từng diễn ra những trận đánh chiến lược trong Chiến dịch Hồ Chí Minh mùa Xuân 1975. Khi Tây Nguyên và một số tỉnh miền Trung thất thủ, địch đã chọn Phan Rang làm “lá chắn thép” nhằm ngăn chặn bước tiến thần tốc của quân giải phóng về Sài Gòn. Sau 50 năm hòa bình, đồng bào các dân tộc trên vùng “tuyến lửa” Du Long hôm nay đoàn kết xây dựng nông thôn mới, từng bước vươn lên phát triển phồn vinh.
Ngày 15/4, UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang đạt chuẩn huyện nông thôn mới năm 2023. Tham dự và trao Quyết định có: Ông Nguyễn Tiến Hải - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; ông Nguyễn Thanh Nhàn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, lãnh đạo huyện An Minh và đông đảo người dân trong huyện.
Nằm giữa vùng rừng núi thuộc thành phố Hạ Long (Quảng Ninh), xã vùng cao Bằng Cả - nơi có tới 97% dân số là đồng bào Dao sinh sống, từng là một địa bàn còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Nhưng qua từng bước đi bền bỉ, với quyết tâm không lùi bước, Bằng Cả đã viết nên câu chuyện đầy cảm hứng về hành trình "thay da đổi thịt" nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới.
Với tinh thần Nhà nước và Nhân dân cùng làm, người dân ở xã Hoa Thám, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn đã lan tỏa phong trào hiến đất mở đường, xây dựng các công trình dân sinh, góp phần hoàn thành Chương trình xây dựng nông thôn mới. Đây cũng là một trong những địa phương có diện tích đất hiến để mở đường nhiều nhất tỉnh Lạng Sơn.
Ngày 10/4, UBND tỉnh Lào Cai đã tổ chức Hội nghị đánh giá tiến độ, kết quả giải ngân vốn sự nghiệp các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) trên địa bàn tỉnh.
UBND tỉnh Quảng Nam vừa tổ chức cuộc họp nghe báo cáo công tác phân bổ, giải ngân kế hoạch vốn Chương trình mục tiêu quốc gia của các sở, ngành, hội đoàn thể, đơn vị thuộc khối tỉnh.
Hưởng ứng phong trào “Tuổi trẻ Lạng Sơn chung sức xây dựng nông thôn mới” (NTM), Huyện đoàn Bắc Sơn đã và đang triển khai nhiều công trình, phần việc thanh niên thực hiện hiệu quả Chương trình xây dựng NTM.
Ông Đào Mỹ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, vừa yêu cầu cơ quan chủ trì các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh đẩy nhanh tiến độ thực hiện, bảo đảm tiến độ giải ngân trong năm 2025.
Lãnh đạo UBND tỉnh Bình Định vừa có buổi làm việc với các sở, ban, ngành, địa phương về tiến độ giải ngân nguồn vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) năm 2025.
Ở tuổi 71, Người có uy tín Đinh Văn Chờ (dân tộc Chứt) vẫn miệt mài với việc làng, việc xóm. Trong Chương trình xây dựng nông thôn mới ở thôn Thuận Hóa, xã Hóa Sơn, huyện Minh Hóa (Quảng Bình), ông đã đi đầu hiến 500m2, góp tiền và tham gia ngày công để làm đường thôn, bản đẹp hơn.
Với tâm thế “Nỗ lực lớn, quyết tâm cao”, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, cũng như Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh Quảng Trị đang quyết tâm phấn đấu hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trước ngày 30/8/2025.
UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành Quyết định công nhận 10 xã trên địa bàn tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), NTM kiểu mẫu năm 2024.
Trở lại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai những ngày đầu năm mới Ất Tỵ 2025, chúng tôi có thể cảm nhận rõ nét bức tranh nông thôn mới nâng cao đang dần hiện hữu. Những công trình mới mọc lên, những ngôi nhà cao tầng khang trang, hiện đại. Đường giao thông nông thôn được mở rộng, trải dài từ trung tâm huyện đến các bản làng, tạo nên một diện mạo tươi mới, đầy sức sống.
Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chỉ thị số 12, ngày 18/02/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum “về xây dựng thôn (làng) nông thôn mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS)”, huyện Kon Rẫy đã có nhiều giải pháp linh động, phù hợp điều kiện thực tiễn để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào DTTS, qua đó mang đến những thay đổi tích cực, góp phần nâng cao đời sống của đồng bào DTTS nơi đây.
Ngày 14/2, Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021 - 2025 tổ chức cuộc họp về tình hình giải ngân nguồn vốn sự nghiệp các Chương trình MTQG năm 2024; lộ trình, tiến độ phân bổ, giải ngân nguồn vốn năm 2025.
Từng là xã đặc biệt khó khăn, có đông đồng bào DTTS sinh sống, nhờ thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc, các Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, Giảm nghèo bền vững và Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: 2021-2025..., xã Minh Đức, huyện Hớn Quản (Bình Phước) đã được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới cuối năm 2022. Hiện Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong xã đang cùng chung sức xây dựng xã Nông thôn mới nâng cao nhằm tiếp tục nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, đặc biệt là đồng bào các DTTS ngang bằng với mức sống của cộng đồng.
Từ chỗ còn nhiều khó khăn, các thôn, làng vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Kon Tum đang từng ngày đổi mới, đời sống đồng bào DTTS ngày càng được nâng cao. Những kết quả đó là nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU, ngày 18/2/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về "Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng các cấp đối với việc xây dựng thôn, làng nông thôn mới (NTM) ở vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh" (Chỉ thị số 12).
Ngày 31/12, tại huyện Châu Thành, UBND tỉnh Sóc Trăng long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và đón nhận Bằng công nhận huyện Châu Thành (Sóc Trăng) đạt Chuẩn Nông thôn mới. Đến dự có ông Lâm Văn Mẫn - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; bà Hồ Thị Cẩm Đào - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; cùng các vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh, Mẹ Việt Nam Anh hùng và đông đảo đồng bào trên địa bàn huyện Châu Thành đến tham dự.