Bản Lao Chải thuộc xã Khun Há, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu có 40 hộ dân sinh sống. Tất cả đều là đồng bào Mông. Cùng với bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào ở Lao Chải, là phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, trữ tình, khí hậu mát mẻ quanh năm... đã và đang hấp dẫn du khách tìm đến Lao Chải trải nghiệm, chiêm ngưỡng ngày càng nhiều.
Ngôi làng ấy vẫn mang đậm nét xưa, như cái cách của tiền nhân truyền trao lại. Nhưng, đời sống đã khá hơn và đổi thay trong ánh sáng của cuộc sống mới.
Tôi muốn đưa văn hóa của người Ba Na đến gần hơn với bạn bè bốn phương. Vì muốn giữ văn hóa nguyên bản, sự mộc mạc của con người Tây Nguyên, tôi chọn du lịch cộng đồng để vừa quảng bá, vừa bảo tồn theo kiểu " lấy di sản nuôi di sản". Đinh A Ngưi - ông chủ của homestay ở làng Kgiang đã bộc bạch như vậy.
Nằm nép mình dưới chân núi Voi sừng sững, làng gà Đarahoa, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng là nơi sinh sống của hơn 300 hộ dân đồng bào DTTS, với những nét văn hóa truyền thống đặc sắc, cùng chuyện tình thủy chung nhưng bi đát của cặp đôi trai tài gái sắc từ tục lệ thách cưới xưa kia.
Thời gian gần đây, số lượng Tiktoker (người sáng tạo nội dung trên mạng xã hội Tiktok) xuất hiện ngày càng nhiều. Cùng với các mạng xã hội phổ biến như Facebook, Youtube, Instagram, Tiktok trở thành một mảnh đất màu mỡ, tiềm năng để các bạn trẻ khai thác, quảng bá, giới thiệu những nét đẹp văn hóa dân tộc, vùng miền. Tuy nhiên, để trở thành những "Hot Tiktoker" thì những sản phẩm sáng tạo trên kênh Tiktok phải thực sự phong phú và độc lạ.
Khi mùa màng kết thúc, thóc lúa trên nương đã vào kho, tranh thủ lúc nông nhàn, những người phụ nữ Mường ở bản Chiềng Khạt, xã Đồng Lương, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa lại se sợi, ngồi cần mẫn bên khung dệt để dệt ra những chiếc khăn choàng, những bộ váy cùng nhiều sản phẩm rực rỡ sắc màu.
Đồng bào Kháng là nhóm DTTS sinh sống lâu đời ở miền núi Tây Bắc Việt Nam. Tại địa bàn tỉnh Điện Biên, người Kháng cư trú thành từng bản, chủ yếu tập trung ở xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ, với khoảng 30 đến 90 hộ gia đình.
Trong những năm gần đây, các địa phương vùng DTTS và miền núi đã tận dụng, khai thác các thế mạnh về lễ hội văn hoá, về cảnh sắc thiên thiên để phát triển du lịch. Cùng với đó, du lịch mùa hoa đang trở thành một xu hướng mới trong lựa chọn hành trình của nhiều du khách. Lễ hội hoa ban, lễ hội hoa tam giác mạch, lễ hội hoa sở… đã và đang tạo ra được thương hiệu riêng của mình khi gắn với hoạt động du lịch của mỗi địa phương.
Buôn Tơng Jú, xã Ea Kao, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã được các họa sĩ thay chiếc áo mới bằng bích họa về cảnh thiên nhiên hùng vĩ của đại ngàn, những hoạt động sinh hoạt thường ngày của bà con buôn làng; bằng không gian văn hóa cồng chiêng, lễ hội truyền thống của đồng bào Tây Nguyên... Tất cả các bức bích họa sinh động này đã "biến" nơi đây thành Tây Nguyên thu nhỏ.
“Áo chàm đưa buổi phân ly/ Cầm tay nhau, biết nói gì hôm nay” (Việt Bắc - Tố Hữu). Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, nếu chiếc áo dài thướt tha với màu tím hoa cà là biểu trưng của các cô gái Huế, chiếc áo bà ba đen tuyền gợi hình ảnh các má, các chị vùng quê Nam bộ; thì chiếc áo chàm dân dã lại gợi cho chúng ta hình dung ra sắc màu trang phục các dân tộc ít người vùng miền núi...
Trời đã sang Xuân, mưa tí tách chạm đất. Ngồi bên bếp lửa nghe tuổi thơ ùa về trong những truyện cổ tích mẹ kể. Âm vị của quê ngọt ngào và trong trẻo, thèm nghe tiếng thoi đưa lách cách bên khung cửi ngày xưa mẹ dệt chăn cho các chị đi lấy chồng. Hình ảnh những đêm mẹ và các chị ngồi quay sợi vẫn còn nguyên vẹn trong ký ức. Thèm nghe câu hát "Ư là ơi" hằng ngày mẹ ru, thèm những tiếng vọng của câu lăm, điệu xuối giữa mênh mang núi rừng…
Thị trấn Mai Châu (huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình) vẫn được xem là một “thiếu nữ miền sơn cước” mộc mạc, giản dị nhưng vô cùng đằm thắm và quyến rũ. Thị trấn nhỏ với nét duyên thầm dung dị này vẫn có một sức hút lạ kỳ với bất cứ ai khi đã từng một lần đến trải nghiệm, khám phá.
Trải qua thời gian, những nét đẹp văn hóa truyền thống vẫn được đồng bào Tày ở Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên (Lào Cai) gìn giữ và truyền lại cho con cháu đời sau. Hạt nhân của hành trình lưu truyền những giá trị văn hóa tốt đẹp ấy chính là gia đình…
Tây Nguyên là nơi hội tụ nhiều thành phần dân tộc, mỗi dân tộc đến đây đều mang theo bản sắc văn hóa riêng như: Thanh âm nhạc cụ truyền thống của người Thái, tiếng chiêng của người Mường, điệu then người Tày, Nùng hòa quyện cùng văn hóa của các dân tộc địa phương, tạo nên một Tây Nguyên đa sắc màu văn hóa, thắm tình đoàn kết.
Tính cách hồn nhiên, sôi nổi và đặc biệt thích ca hát, nhảy múa, người Việt gốc Lào tại xã biên giới Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk sống bình dị, chan hòa và giao thoa văn hóa với các dân tộc anh em bên dòng sông chảy ngược Sêrêpốk. Cứ đến mùa lễ hội truyền thống của người Lào, trai gái, người già, trẻ nhỏ cùng say sưa vũ điệu lăm vông.
Cộng đồng người Khmer Nam Bộ có hơn 1,3 triệu người, sinh sống tập trung tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ, trong đó, đông nhất là Sóc Trăng, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang... Đồng bào Khmer ở Nam Bộ đang kế thừa một di sản văn hóa vô giá, với nhiều loại hình nghệ thuật độc đáo, như hát múa rô băm, nghệ thuật kịch hát dù kê, nghệ thuật điêu khắc, trang trí, hội họa, âm nhạc, văn học dân gian…
Trong khi ở nhiều địa phương , lĩnh vực bảo tồn văn hoá nghệ thuật truyền thống đang "khát" nhân lực trẻ thì tại tỉnh Sóc Trăng - nơi có đồng bào dân tộc Khmer sinh sống đông nhất nước, có nhiều thanh niên còn rất trẻ vừa tham gia vừa biểu diễn văn nghệ, vừa tập luyện các điệu múa truyền thống đăng tải lên các trang mạng xã hội để lan tỏa tình yêu văn hoá dân tộc.
Xã Hữu Khánh, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn xưa nay được biết đến với địa danh “xứ sở của những tòa lâu đài đất”. Bởi cho đến nay, Hữu Khánh vẫn còn giữ được gần 1.000 ngôi nhà trình tường cổ bằng đất sét. Tuy nhiên, điều lo lắng là, qua thời gian những ngôi nhà trình tường này đang bị xuống cấp trầm trọng; nếu không có các biện pháp bảo tồn khẩn cấp thì trong tương lai gần “những tòa lâu đài đất” này, sẽ chỉ còn trong hoài niệm của nhiều người.
Nếu Tây Bắc có chợ phiên thì đến Tây Giang (Quảng Nam) có “chợ chiều năm ngàn" rất độc đáo. “Chợ chiều năm ngàn" không chỉ là nơi trao đổi mua bán của bà con các dân tộc ở địa phương mà còn trở thành điểm dừng chân của nhiều du khách.
Văn hóa Chăm, với nhiều loại hình nghệ thuật độc đáo cùng hệ thống kiến trúc đền tháp đang trở thành sản phẩm du lịch, thu hút nhiều du khách đến với các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên, Bình Định...