Triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 - 2025, Hội LHPN huyện Đak Pơ (Gia Lai) đã triển khai nhiều hoạt động, mô hình ý nghĩa mang lại những lợi ích thiết thực cho phụ nữ, trẻ em vùng đồng bào DTTS trên địa bàn.
Qua 4 năm triển khai, công tác chuyển đổi số của tỉnh Kon Tum đã đạt được một số kết quả tích cực, việc chuyển đổi số giúp người dân được tiếp cận nhanh chóng các chủ trương, chính sách về công tác dân tộc của Đảng và Nhà nước, đem lại hiệu quả tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, từng bước thu hẹp khoảng cách vùng, miền và nâng cao chất lượng sống ở vùng đồng bào DTTS.
Chiều ngày 01/10, Đoàn Công tác của Ủy ban Dân tộc do Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Vinh Tơr làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Kon Tum về việc kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn tỉnh. Tiếp và làm việc với Đoàn công tác về phía tỉnh Kon Tum có ông Nguyễn Hữu Tháp - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.
Thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi do Hội LHPN Việt Nam chủ trì đã triển khai 4 gói chính sách hỗ trợ phụ nữ DTTS sinh đẻ an toàn và chăm sóc sức khỏe trẻ em. Các gói chính sách đã giúp phụ nữ DTTS trong độ tuổi sinh đẻ được trang bị thông tin, kiến thức về chăm sóc sức khỏe bà mẹ mang thai, được tiếp cận sử dụng dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ, trẻ em.
Người có uy tín trong đồng bào DTTS là cầu nối quan trọng giữa cấp ủy, chính quyền với Nhân dân, luôn gương mẫu đi đầu và tích cực vận động đồng bào các dân tộc chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Để động viên Người có uy tín phát huy tốt vai trò của mình, những năm qua, huyện Chư Pưh (Gia Lai) luôn quan tâm thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đối với đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn.
Huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum có hơn 86% dân số là đồng bào DTTS, chủ yếu là dân tộc Gié Triêng, Xơ Đăng. Những năm qua, huyện đã triển khai thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ của Nhà nước, huy động nguồn lực xã hội hóa giúp đồng bào DTTS xóa nhà tạm. Qua đó, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
Thời gian qua, trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, mưa lũ, thiên tai đã gây nhiều thiệt hại về tài sản. Cùng với đó, nhiều địa bàn xuất hiện nguy cơ sạt lở ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, tài sản của người dân. Để chủ động phòng, chống, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra,; cấp ủy, chính quyền địa phương đã và đang khẩn trương rà soát, di dời người dân đến nơi ở an toàn.
Qua 3 năm triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn I, năm 2021 - 2025, tại huyện Phú Thiện (Gia Lai) đã đạt nhiều kết quả tích cực trong việc xóa bỏ những rào cản, định kiến giới, thực hiện hiệu quả mục tiêu bình đẳng giới và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho phụ nữ và trẻ em vùng DTTS trên địa bàn.Đây là lần đầu tiên, trong Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi có một dự án chuyên biệt về giới, nhằm thúc đẩy và bảo đảm cho phụ nữ các dân tộc được tiếp cận và thụ hưởng các cơ hội như nhau trong quá trình phát triển, đặc biệt, tập trung giải quyết hiệu quả một số vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em vùng DTTS.
Trải qua hàng trăm năm sinh sống bên dòng Nặm Luông, đồng bào Tày ở xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã tạo dựng một kho tàng văn hóa đa dạng. Cùng với bảo tồn các nghề truyền thống, các phong tục, tập quán dân gian thì đồng bào Tày nơi đây luôn cố gắng gìn giữ những nếp nhà sàn truyền thống, nơi lưu giữ những nét văn hóa tinh thần đậm đà bản sắc…
Với lợi thế về cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ và những nét văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc, những năm gần đây, mô hình du lịch cộng đồng đã và đang phát triển mạnh mẽ tại nhiều địa phương vùng cao Lào Cai. Với nhiều cách làm sáng tạo, người dân địa phương không chỉ gìn giữ, bảo tồn văn hóa độc đáo của dân tộc mình, mà còn phát triển sinh kế bền vững trên chính mảnh đất quê hương.
Multimedia -
Thúy Hồng - Tuấn Ninh -
01:47, 15/07/2024 Vốn là vùng đất có bề dày lịch sử - văn hóa, với nhiều di tích, danh thắng cùng với sự đa dạng về bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn đã phát huy những tiềm năng, thế mạnh đó để phát triển du lịch. Với nhiều giải pháp phục dựng, bảo tồn bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch đã khẳng định thương hiệu du lịch của huyện Bình Gia, dần xây dựng được hình ảnh trong lòng du khách gần xa. Qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Multimedia -
Thuý Hồng - Tuấn Ninh -
00:32, 15/06/2024 Bằng uy tín và trách nhiệm của mình, Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La luôn tiên phong nêu gương sáng, tích cực đi đầu trong tuyên truyền, vận động nhân dân ở địa phương thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nhiều tấm gương Người có uy tín đã tích cực thi đua lao động sản xuất, xóa đói, giảm nghèo, góp phần xây dựng quê hương ngày càng phát triển.
Được tiếp cận chính sách khuyến khích đầu tư phát triển kinh tế, năm 2014, gia đình chị Tẩn Tả Mẩy, thôn Kin Chu Phìn 1, xã Nậm Pung, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã mạnh dạn đầu tư phát triển cây lê VH6 trên diện tích đất của gia đình. Sau gần 10 năm chăm sóc, giờ đây với 1 ha lê đang cho thu hoạch mang lại thu nhập cho gia đình chị hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Năm 2023, gia đình chị Mẩy tiếp tục trồng thêm gần 1 ha lê với hy vọng sẽ đưa kinh tế của gia đình ngày càng phát triển.
Từ nguồn lực hỗ trợ các Chương trình mục tiêu quốc gia, nhiều địa phương vùng cao ở Lào Cai đã mạnh dạn đưa vào phát triển các giống cây trồng, vật nuôi hiệu quả kinh tế cao. Các mô hình này đã và đang phát huy hiệu quả, không chỉ giải quyết bài toán sinh kế cho đồng bào DTTS, mà còn tạo ra những sản phẩm đặc trưng, trở thành thế mạnh của vùng.
Đồng bào dân tộc Khmer sinh sống chủ yếu ở các tỉnh Nam Bộ, trong đó đông nhất ở tỉnh Sóc Trăng. Dân tộc Khmer có truyền thống văn hóa lâu đời, đặc sắc, phong phú, thể hiện trong nghệ thuật ca múa nhạc, văn học, lễ hội, tôn giáo, nghệ thuật kiến trúc chùa, trang phục truyền thống…
Chiều 7/5, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) và Tổng cục Thống kê (TCTK) ký kết Quy chế phối hợp công tác và chia sẻ dữ liệu, thông tin thống kê. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Thị Hà và Tổng Cục trưởng TCTK Nguyễn Thị Hương đồng chủ trì buổi lễ.
Thực hiện quyết định 1776 của Thủ tướng về chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2013 - 2020, tỉnh Thanh Hóa đã di chuyển được 1.138 hộ đến nơi an toàn. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn 145 hộ dân sống tại khu vực miền núi chưa được nhận tiền hỗ trợ tái định cư.
Sáng 4/4, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc và Bộ Nội vụ đã tổ chức Lễ ký kết Quy chế phối hợp và chia sẻ thông tin thống kê. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà và Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa đồng chủ trì buổi Lễ.
Chiều 13/3, tại Hà Nội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đã chủ trì cuộc họp để nghe báo cáo việc triển khai các nhiệm vụ thuộc Chương trình MTQG 1719 của Ủy ban Dân tộc. Tham dự cuộc họp có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm: Nông Quốc Tuấn, Y Thông, Nông Thị Hà, cùng lãnh đạo các vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.
Chiều 2/1/2024, tại Hà Nội, UBDT tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác dân tộc năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tới dự và chỉ đạo tại Hội nghị. Hội nghị tổ chức trực tiếp tại Hà Nội và trực tuyến đến 53 tỉnh, thành phố vùng DTTS và miền núi trên cả nước.