Đối với người Ba Na, cồng chiêng là biểu tượng của sự thiêng liêng, cao quý và là tài sản có giá trị nhất trong đời sống vật chất của dân tộc mình. Trước đây, gia đình nào có được bộ chiêng đầy đủ thì được coi là giàu có, được nhiều người kính trọng. Dòng họ nào, buôn làng nào có nhiều cồng chiêng sẽ được các dòng họ khác, làng khác nể trọng…
Trong tín ngưỡng dân gian của đồng bào dân tộc Chăm có nhiều lễ hội, với những nghi thức tín ngưỡng độc đáo, như: Lễ Cầu đảo với nghi lễ truyền thống mở cửa biển, gợi những ký ức về biển của người Chăm; hay Lễ hội Ka tê vừa được Nhà nước công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia… Không gian lễ hội của cộng đồng người Chăm luôn ngập tràn sắc màu văn hóa, từ trang phục, nhạc cụ, điệu múa truyền thống… đến tín ngưỡng dân gian.
Đồng bào dân tộc Khmer hiện có hơn 1,3 triệu người, tập trung sinh sống chủ yếu ở các tỉnh miền Tây Nam bộ. Trong các giai đoạn vừa qua, nhờ sự quan tâm đầu tư, chăm lo của Đảng, Nhà nước, cùng sự nỗ lực của người dân, đã và đang thay đổi toàn diện vùng đồng bào Khmer.
Tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 3.600 hộ đồng bào Mông, với trên 19.500 nhân khẩu, sinh sống tập trung ở 44 bản, thuộc 10 xã biên giới của 3 huyện Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn. Xác định phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào Mông là nhiệm vụ quan trọng, những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã dành sự quan tâm đặc biệt tới đời sống người dân nơi đây.
Thời gian này trên những thửa ruộng ở xã Ka đô, huyện Đơn Dương tỉnh Lâm Đồng là không khí tất bật sản xuất. Trong khi nhiều thửa xuộng đang vào vụ mới, thì ở thửa khác lại nhộn nhịp khâu thu thoạch. Ở xã Ka đô bây giờ, 1 năm người dân có thể canh tác 3 - 4 vụ rau, hầu như không cho đất nghỉ.
Nằm nép mình dưới chân núi Rồng, Lô Lô Chải thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang tự hào còn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống như kiến trúc nhà ở, văn hóa tín ngưỡng và trang phục truyền thống, không bị ảnh hưởng bởi cuộc sống hiện đại. Người Lô Lô ở Lũng Cú đã phát huy những lợi thế về văn hóa, cảnh quan và con người để phát triển thành bản du lịch cộng đồng, thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Cao Bằng là tỉnh biên giới phía Bắc của Tổ quốc, với 95% dân số là đồng bào DTTS, trong đó chủ yếu là Tày, Nùng, Mông, Dao… Những năm qua, cùng các cấp ủy Đảng, chính quyền Người có uy tín của tỉnh đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp Nhân dân thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh.
Thời điểm này, Tây Bắc đang trở nên quyến rũ và đẹp hơn bao giờ hết với những sóng ruộng bậc thang mềm mại phủ một màu vàng óng trên những rẻo cao. Bà con nô nức vào vụ gặt. Đây cũng thời điểm du khách 4 phương tìm về để cảm nhận vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc và hòa mình vào với đất trời, với những bậc thang mùa vàng, mùa của ấm no và sung túc.
Thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định về “Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo của tỉnh Thanh Hóa thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025”. Đề án được thực hiện tại 6 huyện nghèo, gồm: Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Lang Chánh, Thường Xuân và Bá Thước.
Với những chính sách của Đảng, Nhà nước đầu tư toàn diện cho đồng bào DTTS rất ít người, đồng bào Rơ Măm ở làng Le, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum đã định canh, định cư ổn định và vươn lên thoát nghèo bền vững.
Tại vùng cao biên giới Lào Cai, mô hình thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp đã tạo thành phong trào có sức lan tỏa mạnh mẽ. Bằng sự nhiệt huyết, tinh thần dám nghĩ, dám làm và sẵn sàng đổi mới, nhiều thanh niên người DTTS đã mạnh dạn xây dựng các mô hình khởi nghiệp trên chính mảnh đất quê hương, vốn còn nhiều gian khó.