Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Xín Mần (Hà Giang): Từng bước nâng cao đời sống cho đồng bào các DTTS

Vũ Mừng - 11:00, 04/11/2024

Nằm cách trung tâm TP. Hà Giang 150km, Xín Mần là huyện vùng cao, biên giới phía Tây tỉnh Hà Giang. Đây là địa bàn sinh sống của hơn 7 vạn người thuộc cộng đồng 16 dân tộc, với 14.771 hộ dân, trong đó có 6.591 hộ nghèo. Hiện nay, 100% hộ nghèo là đồng bào các DTTS, vì vậy, huyện Xín Mần xác định việc triển khai các Chương trình MTQG có ý nghĩa hết sức quan trọng trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội , từng bước nâng cao đời sống cho người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS nghèo.

Cán bộ xã Chế Là tới thăm gia đình anh Lèng Văn Long tại thôn Cốc Cộ
Cán bộ xã Chế Là tới thăm gia đình anh Lèng Văn Long tại thôn Cốc Cộ

Trước đây, những hộ nghèo, cận nghèo tại xã Chế Là không có điều kiện mua téc nước, thường sử dụng bể xi măng, chum, vại... để tích trữ nước sinh hoạt. Do tích trữ lâu ngày ngoài trời, dụng cụ chứa nước thường không có nắp đậy nên không đảm bảo vệ sinh. Thụ hưởng chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán của Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), nhiều hộ dân trên địa bàn xã đã được hỗ trợ bồn chứa nước sinh hoạt.

Phấn khởi khi được hỗ trợ bồn chứa nước, ông Lèng Văn Long, thôn Cốc Cộ, xã Chế Là chia sẻ: Được hỗ trợ dụng cụ chứa nước chúng tôi rất vui, giờ đây vừa có nước hợp vệ sinh để dùng vừa vơi bớt nỗi lo thiếu nước sinh hoạt nhất là vào mùa khô.

Theo ông Hoàng Văn Nhất, Phó Chủ tịch UBND xã Chế Là, các bồn chứa đã giúp các hộ có hoàn cảnh khó khăn tiếp cận, sử dụng nguồn nước ổn định, hợp vệ sinh, góp phần đảm bảo sức khỏe, cải thiện đời sống của người dân.

Để đảm bảo hiệu quả và đúng mục đích, chương trình hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán tại xã Chế Là đã được triển khai theo quy trình chặt chẽ. Với tổng kinh phí phân bổ cho giai đoạn 2021 - 2024 là 873 triệu đồng, xã đã phân công cán bộ phụ trách các thôn tiến hành khảo sát và đánh giá nhu cầu thực tế của các hộ dân trong xã, đặc biệt tập trung vào những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, thiếu nước sinh hoạt. Tính đến tháng 9/2024, Chương trình đã hỗ trợ thành công cho 291 hộ/13 thôn trên địa bàn.

Còn tại thôn Đại Thắng, xã Nà Chì, ngay khi có chủ trương của Nhà nước hỗ trợ nguồn vốn để các hộ nghèo, cận nghèo xây dựng nhà ở theo Dự án 5, Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, gia đình anh Hoàng Văn Hiếu rất phấn khởi và vui mừng khi có trong danh sách được hỗ trợ.

Anh Hiếu tâm sự, ngôi nhà lắp ghép bằng gỗ trước đây là nơi che mưa, che nắng cho 4 nhân khẩu trong gia đình. Tuy nhiên, do hoàn cảnh kinh tế khó khăn không có điều kiện sửa chữa nên ngôi nhà đã xuống cấp nghiêm trọng. Gia đình anh Hiếu thuộc diện khó khăn, thuần nông, đất canh tác ít nên việc xây dựng ngôi nhà mới thực sự là một vấn đề quá lớn đối với gia đình.

Sau khi hoàn tất các thủ tục, ngoài nguồn vốn 44 triệu đồng từ Dự án 5, Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, để có kinh phí xây dựng ngôi nhà, gia đình anh tìm đến Ngân hàng chính sách xã hội vay 50 triệu đồng và còn lại vay mượn từ anh em. Sau 3 tháng khởi công, ngôi nhà đã được hoàn thiện vào tháng 9 vừa qua.  Ngôi nhà được xây mới trên nền đất có diện tích 63m2, xây bằng gạch và lợp mái tôn.

Anh Hiếu chia sẻ: Tôi rất xúc động và cảm ơn Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền đã quan tâm, hỗ trợ kinh phí, giúp chúng tôi xây dựng được ngôi nhà khang trang, giờ đây gia đình tôi yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế. Với chúng tôi, đây là nguồn động lực rất lớn để gia đình tiếp tục nỗ lực cố gắng hơn trong cuộc sống.

Ngôi nhà mới của anh Hoàng Văn Hiếu xã Nà Chì trong thời gian hoàn thiện
Ngôi nhà mới của anh Hoàng Văn Hiếu xã Nà Chì trong thời gian hoàn thiện

Niềm vui của anh Hiếu cũng là cảm xúc của nhiều hộ khó khăn trên địa bàn xã Nà Chì. Trong năm 2024, toàn xã có 37 hộ nghèo và cận nghèo được hỗ trợ xây dựng nhà ở với tổng kinh phí hơn 1,2 tỷ đồng. Trong đó, có 20 hộ đăng ký xây mới, 17 nhà sửa chữa. Dự án hỗ trợ mỗi căn nhà xây mới 44 triệu đồng và 22 triệu đồng đối với các hộ dân sửa chữa nhà ở. 

Trong quá trình thực hiện Dự án 5 Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, căn cứ vào danh sách hộ nghèo, cận nghèo theo phê duyệt của tỉnh, xã Nà Chì đã thực hiện công tác rà soát, phân công cán bộ phụ trách các thôn trực tiếp xuống kiểm tra thực tế, điều tra thực trạng kinh tế và chụp hình ảnh gửi về các đơn vị chuyên môn của huyện để thẩm định hồ sơ.

Đồng thời, trên cơ sở căn cứ vào nguyện vọng và quyết tâm thực hiện của các hộ dân để triển khai đạt hiệu quả dự án. Đối với những ngôi nhà xây mới cần đảm bảo diện tích sử dụng tối thiểu 30m2 và tiêu chí 3 cứng (nền cứng, khung - tường cứng, mái cứng). Hiện tại, nhiều hộ dân đã xây dựng xong nhà ở hoặc đang trong giai đoạn hoàn thiện.

Chỉ tính riêng trong năm 2024, tổng kế hoạch vốn thực hiện 03 Chương trình MTQG: Nông thôn mới; Giảm nghèo bền vững và Chương trình MTQG 1719 của huyện Xín Mần là 431.735 triệu đồng. Trong thời gian qua, công tác giải ngân các nguồn vốn được UBND huyện Xín Mần chỉ đạo sát sao, quyết liệt ngay từ đầu năm, Ủy ban Nhân dân huyện cũng đã ban hành Kế hoạch số 43/KH-UBND ngày 02/02/2024 triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy giải ngân kế hoạch các nguồn vốn năm 2024 với lộ trình, mốc thời gian cụ thể đối với từng nguồn vốn. Đồng thời, UBND huyện Xín Mần cũng đã thường xuyên quán triệt, đôn đốc tiến độ giải ngân thông qua các văn bản chỉ đạo, các cuộc họp thường kỳ và chuyên đề, yêu cầu các chủ đầu tư cam kết về tiến độ giải ngân.

Ông Trần Xuân Tĩnh, Trưởng phòng Dân tộc huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang đánh giá: Việc triển khai thực hiện các chính sách dân tộc kết hợp với nguồn lực đầu tư từ các Chương trình MTQG đã và đang phục vụ hiệu quả đời sống Nhân dân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thúc đẩy kinh tế - xã hội ở các xã, bản đặc biệt khó khăn của huyện Xín Mần phát triển bền vững.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nêu gương sáng ở vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Ninh: Chuyện về những người “mở đường” (Bài 1)

Nêu gương sáng ở vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Ninh: Chuyện về những người “mở đường” (Bài 1)

Trong các giai đoạn phát triển, tỉnh Quảng Ninh luôn đặc biệt quan tâm phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi. Đặc biệt tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU về “Phát triển bền vững KT-XH gắn với bảo đảm vững chắc Quốc phòng-An ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030” (Nghị quyết 06). Từ định hướng, chủ trương của Đảng, các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước và nỗ lực của các tầng lớp Nhân dân, vùng DTTS và miền núi Quảng Ninh đã có sự thay đổi rõ rệt. Trong hành trình vươn lên phát triển ở các bản làng, đã xuất hiện nhiều tấm gương sáng trên các lĩnh vực, trở thành hạt nhân điển hình lan tỏa về tinh thần tự lực, tự cường, đổi mới tư duy trong vùng đồng bào.
Tái hiện sinh động không gian văn hóa của đồng bào DTTS ở Kon Tum

Tái hiện sinh động không gian văn hóa của đồng bào DTTS ở Kon Tum

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Trong tiết trời se lạnh, dưới mái Nhà rông Kon Klor cao vút, những chàng trai tấu nên những bản chiêng trầm hùng, những cô gái chân trần với nhịp xoang uyển chuyển, đàn ông thì đan lát và tạc tượng, phụ nữ thì dệt vải... Không gian văn hóa của đồng bào DTTS ở Kon Tum được tái hiện một cách đầy đủ và sinh động đã làm đắm say bao du khách gần xa khi đến tham dự Liên hoan cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Kon Tum lần thứ 2, năm 2024.
Khởi công xây dựng Điểm trường liên cấp Mầm non và Tiểu học thôn Ha Cá, xã Khâu Vai

Khởi công xây dựng Điểm trường liên cấp Mầm non và Tiểu học thôn Ha Cá, xã Khâu Vai

Giáo dục - PV - 3 giờ trước
Sáng 12/12, Đảng uỷ, UBND xã Khâu Vai (huyện Mèo Vạc, Hà Giang) phối hợp với Đoàn từ thiện “Cộng đồng từ thiện Sân Đình” tổ chức khởi công xây dựng công trình nhà lớp học điểm trường liên cấp Mầm non và Tiểu học thôn Ha Cá, xã Khâu Vai.
Đồn Biên phòng Xín Cái giúp hộ nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát

Đồn Biên phòng Xín Cái giúp hộ nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát

Nhịp cầu nhân ái - Hà Linh - 3 giờ trước
Thực hiện phong trào thi đua cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát do Thủ tướng Chính phủ phát động, sáng 12/12, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Xín Cái (Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang) tích cực tham gia hỗ trợ hộ nghèo trên địa bàn xóa nhà tạm, nhà dột nát.
“Điểm tựa” của đồng bào Dao ở Phai Làu

“Điểm tựa” của đồng bào Dao ở Phai Làu

Người có uy tín - Mỹ Dung - 3 giờ trước
Vừa là Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn và Người có uy tín thôn Phai Làu, xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh, những năm qua, anh Tằng Dảu Tình đã trở thành “điểm tựa” tin cậy của đồng bào Dao ở vùng biên giới nơi đây. Anh không chỉ làm tốt công tác tuyên truyền người dân bám bản, bám làng, giữ đất, giữ rừng, giữ biên giới quốc gia mà còn làm kinh tế giỏi.
Chư Pưh (Gia Lai): Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” nâng cao quyền năng trẻ em

Chư Pưh (Gia Lai): Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” nâng cao quyền năng trẻ em

Media - Ngọc Thu - 3 giờ trước
Nhằm thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới, giải quyết các vấn đề cấp thiết đối trẻ em vùng đồng DTTS và miền núi, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai đã thành lập 3 mô hình Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" tại các trường trung học cơ sở ở các thôn, làng đặc biệt khó khăn. Các thành viên của CLB sẽ là những “hạt nhân” tiên phong thay đổi nhận thức, xoá bỏ định kiến giới ngay khi ngồi trên ghế nhà trường và trong cộng đồng để cùng nhau vươn lên phát triển.
Chuyện hiến đất ở Bằng Cốc

Chuyện hiến đất ở Bằng Cốc

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 12/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo tồn nét đẹp trang phục truyền thống các dân tộc ở Lạng Sơn. Khơi nguồn dược liệu Đắk Nông. Chuyện hiến đất ở Bằng Cốc. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tương Dương (Nghệ An): Trao cồng chiêng và trang phục biểu diễn cho các đội văn nghệ truyền thống

Tương Dương (Nghệ An): Trao cồng chiêng và trang phục biểu diễn cho các đội văn nghệ truyền thống

Tin tức - Khánh Ngân - 3 giờ trước
Thực hiện Dự án 6, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), mới đây, UBND huyện Tương Dương (Nghệ An) đã trao tặng cồng, chiêng, loa máy và trang phục biểu diễn cho các đội văn nghệ truyền thống.
Những khoảnh khắc đẹp quanh cột mốc ngã ba Đông Dương

Những khoảnh khắc đẹp quanh cột mốc ngã ba Đông Dương

Phóng sự - Quang Vinh - 4 giờ trước
Nằm ở độ cao 1.086m so với mực nước biển, ngã ba Đông Dương nằm ở xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum là điểm tiếp giáp giữa 3 nước: Việt Nam, Lào và Campuchia. Vốn được mệnh danh là nơi mà “một con gà gáy ba nước đều nghe”, từ nhiều năm qua, ngã ba Đông Dương đã trở thành điểm đến hấp dẫn thu hút nhiều du khách đam mê du lịch, khám phá và trải nghiệm những điều mới mẻ tại cột mốc ba biên.
Nêu gương sáng ở vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Ninh: Chuyện về những người “mở đường” (Bài 1)

Nêu gương sáng ở vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Ninh: Chuyện về những người “mở đường” (Bài 1)

Công tác Dân tộc - Mỹ Dung - Hà Linh - 4 giờ trước
Trong các giai đoạn phát triển, tỉnh Quảng Ninh luôn đặc biệt quan tâm phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi. Đặc biệt tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU về “Phát triển bền vững KT-XH gắn với bảo đảm vững chắc Quốc phòng-An ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030” (Nghị quyết 06). Từ định hướng, chủ trương của Đảng, các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước và nỗ lực của các tầng lớp Nhân dân, vùng DTTS và miền núi Quảng Ninh đã có sự thay đổi rõ rệt. Trong hành trình vươn lên phát triển ở các bản làng, đã xuất hiện nhiều tấm gương sáng trên các lĩnh vực, trở thành hạt nhân điển hình lan tỏa về tinh thần tự lực, tự cường, đổi mới tư duy trong vùng đồng bào.
Hàm Yên (Tuyên Quang): Phát triển du lịch gắn với nông nghiệp

Hàm Yên (Tuyên Quang): Phát triển du lịch gắn với nông nghiệp

Công tác Dân tộc - Hà Phúc - 4 giờ trước
Phát huy thế mạnh nông, lâm nghiệp gắn với văn hóa để phát triển du lịch, xây dựng địa phương trở thành điểm đến của du khách, góp phần giảm nghèo, tạo sinh kế bền vững cho người dân là hướng đi mới của huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) những năm gần đây.
Hàm Yên (Tuyên Quang): Phát huy vai trò kinh tế tập thể trong giai đoạn mới

Hàm Yên (Tuyên Quang): Phát huy vai trò kinh tế tập thể trong giai đoạn mới

Công tác Dân tộc - Hà Phúc - 4 giờ trước
Liên kết phát triển nông nghiệp hàng hóa, hỗ trợ vốn, giống, khoa học kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm đang là điểm mạnh của kinh tế tập thể. Tại huyện Hàm Yên, tham gia vào chuỗi liên kết với hợp tác xã, nhiều nông dân bứt phá, làm giàu, góp sức xây dựng thương hiệu cho các mặt hàng nông sản của địa phương.