Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Quản Bạ (Hà Giang): Hiệu quả trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại xã biên giới Nghĩa Thuận

Hoàng Chính - Vũ Mừng - 15:06, 21/10/2024

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao giá trị và thu nhập cho đồng bào DTTS tại xã biên giới Nghĩa Thuận, huyện Quản Bạ. Để công tác này đạt hiệu quả tốt, chính quyền địa phương luôn chú trọng định hướng cây trồng phù hợp thực tiễn tập quán, thổ nhưỡng, các ngành chức năng tranh thủ triển khai kịp thời nguồn hỗ trợ cây giống, phân bón từ các chương trình, đề án... đến người dân, từng bước hình thành vùng sản xuất hàng hóa.

2.000 gốc cây cà chua trồng vụ hè thu năm 2024 của gia đình ông Lù Thải Tráng, xã Nghĩa Thuận (người đứng thứ 2) chuẩn bị cho thu hoạch.
2.000 gốc cây cà chua trồng vụ hè thu năm 2024 của gia đình ông Lù Thải Tráng, xã Nghĩa Thuận (người đứng thứ 2) chuẩn bị cho thu hoạch

Thực hiện Đề án chuyển đổi từ trồng cây ngô kém hiệu quả sang trồng cây rau màu có giá trị kinh tế cao hơn theo chủ trương định hướng của UBND huyện Quản Bạ, trong vụ hè thu năm 2024, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Nghĩa Thuận, đã tiến hành thay thế cây ngô bằng các loại cây như dưa chuột, cà chua, ớt ngọt, lạc.

Ông Lù Thải Tráng, người dân thôn Na Lình thông tin: “Vụ hè thu năm nay, gia đình tôi đã tiến hành chuyển đổi hơn 1ha diện tích đất trồng ngô sang trồng cà chua và dưa chuột. Tới thời điểm hiện tại, cây dưa chuột đã cho thu hoạch hơn 1 tấn quả, tiểu thương tới tận vườn để thu mua. Giá của dưa chuột trung bình từ 10.000 đồng – 15.000 đồng/kg, thời điểm cao nhất đạt 18.000 đồng/kg, cho lợi ích kinh tế gấp nhiều lần so với trồng ngô”.

Với anh Sân Sài Cáo sau khi tiến hành chuyển đổi 1.000 mét vuông đất ruộng trồng ngô sang trồng cây ớt ngọt đã cho những hiệu quả kinh tế rõ rệt. Anh Cáo chia sẻ: Cây ớt ngọt là loại cây dễ trồng, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng tại địa phương. Từ khi xuống giống khoảng 3 tháng cây sẽ bắt đầu cho quả và cho thu hoạch kéo dài 5 - 6 tháng, chăm sóc tốt có thể lên đến 1 năm. Trước khi quyết định chuyển sang trồng ớt anh rất lo lắng vì chưa nắm được kỹ thuật, nhưng được cán bộ khuyến nông xã hướng dẫn cách trồng và chăm sóc nên vườn ớt của gia đình đã ra quả và phát triển tốt, cho năng suất cao, trung bình mỗi cây cho thu hoạch khoảng 1kg. Bán ra thị trường được từ 20.000 đồng/kg, mỗi vụ thu về 40 triệu đồng".

Thực hiện Đề án chuyển đổi từ cây trồng ngô kém hiệu quả sang trồng cây rau màu có giá trị cao cho thấy, để lựa chọn cây trồng phù hợp, hằng năm, thông qua các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn, chính quyền xã Nghĩa Thuận đã tích cực phối hợp với các ngành chuyên môn để khảo sát về điều kiện khí hậu, xét nghiệm mẫu đất, nguồn nước; tăng cường công tác tập huấn kỹ thuật làm đất, chăm sóc, cấy ghép cây trồng... tại vườn theo phương châm “cầm tay chỉ việc”; tổ chức tham quan học tập mô hình chuyển đổi cây trồng hiệu quả ở các địa phương khác.

Người dân xã Nghĩa Thuận phấn khởi vì giá dưa chuột vụ này ổn định.
Người dân xã Nghĩa Thuận phấn khởi vì giá dưa chuột vụ này ổn định

Bên cạnh đó, UBND xã Nghĩa Thuận đã thực hiện đồng bộ các giải pháp như: Nắm rõ chủ trương, định hướng của huyện; tận dụng, lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ từ các dự án, tiểu dự án của Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719); công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia cụ thể hóa Đề án. Tín hiệu tích cực khác là, nguồn thu nhập từ cây rau màu giúp người dân tại địa phương chủ động hơn trong việc thực hiện Đề án. Theo thống kê của UBND xã Nghĩa Thuận, vụ hè thu năm 2024 toàn xã đã chuyển đổi trên 200ha đất trồng cây ngô sang trồng cây cà chua, cây dưa chuột, cây lạc...

Ông Sân Tiến Phúc, Phó Chủ tịch UBND xã Nghĩa Thuận thông tin: “Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cây ngô kém hiệu quả sang trồng cây có giá trị kinh tế cao đang được địa phương tích cực thực hiện, tạo thành phong trào thi đua sổi nổi. Chỉ tính riêng trong vụ hè thu năm 2024, trên địa bàn xã đã chuyển đổi được 13ha cây dưa chuột, 45ha cây cà chua, 148ha cây lạc... Trong đó, hai loại cây dưa chuột và cây cà chua tăng 20ha so với năm 2023. 

Bên cạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng ngô kém hiệu quả sang trồng cây rau màu, UBND xã Nghĩa Thuận đã vận động Nhân dân chuyển đổi hoàn toàn 250ha đất trồng ngô kém hiệu quả sang trồng cây hồng không hạt. Đây là loại cây ăn quả ôn đới đã được cấp chỉ dẫn địa lý tại huyện Quản Bạ, trong đó Nghĩa Thuận là vũng lõi của loại quả này.

Nhờ có chủ trương đúng và những giải pháp tích cực, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nông dân xã Nghĩa Thuận đã thay đổi tư duy sản xuất, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển kinh tế hộ. Qua đó, giúp người dân giảm nghèo bền vững và từng bước vươn lên làm giàu từ sản xuất nông nghiệp. Theo rà soát đến tháng 3 năm 2024, thu nhập bình quân đầu người tại xã Nghĩa Thuận đạt 35 triệu đồng/người/năm.

 Với quan điểm: “Nông thôn là nền tảng; nông nghiệp là động lực; nông dân là trung tâm, chủ thể”, trong năm 2024, toàn huyện Quản Bạ phấn đấu chuyển đổi 1.355ha đất trồng ngô kém hiệu quả sang các loại cây cho giá trị kinh tế cao như: đậu tương, ớt đỏ, lạc, dưa chuột, cà chua...

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Góp phần kiến tạo cho sự phát triển ở vùng đất khó Ba Chẽ

Góp phần kiến tạo cho sự phát triển ở vùng đất khó Ba Chẽ

Từng là huyện miền núi nghèo nhất của tỉnh Quảng Ninh, Ba Chẽ nay đã “thay da đổi thịt”, phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh những chính sách hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước, của tỉnh còn là sự bứt phá từ nội lực của mỗi người dân nơi đây, đặc biệt là các thanh niên trẻ. Bằng chính sức lao động và tư duy đổi mới, họ đã nỗ lực vươn lên trong phát triển kinh tế, góp phần kiến tạo cho sự phát triển của quê hương mình.
Góp phần kiến tạo cho sự phát triển ở vùng đất khó Ba Chẽ

Góp phần kiến tạo cho sự phát triển ở vùng đất khó Ba Chẽ

Trang địa phương - Mỹ Dung - 19:13, 14/02/2025
Từng là huyện miền núi nghèo nhất của tỉnh Quảng Ninh, Ba Chẽ nay đã “thay da đổi thịt”, phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh những chính sách hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước, của tỉnh còn là sự bứt phá từ nội lực của mỗi người dân nơi đây, đặc biệt là các thanh niên trẻ. Bằng chính sức lao động và tư duy đổi mới, họ đã nỗ lực vươn lên trong phát triển kinh tế, góp phần kiến tạo cho sự phát triển của quê hương mình.
Tổ quốc gọi tên mình!

Tổ quốc gọi tên mình!

Phóng sự - Thanh Hải - 19:12, 14/02/2025
Trong lớp lớp thanh niên tòng quân hôm nay, có bao nhiêu chàng trai, cô gái viết lá đơn tình nguyện? Trong lớp lớp thanh niên sắp bước vào môi trường quân ngũ, có bao nhiêu người tạm gác khát vọng bản thân? Tôi không đoán hết nhưng tôi chắc chắn biết, những người trẻ hôm nay, đã không còn đợi chờ Tổ quốc gọi tên mình, mà tình nguyện được đứng dưới lá quân kỳ, hát vang khúc quân hành và cống hiến sức trẻ cho Tổ quốc.
Thương nhớ thuyền độc mộc

Thương nhớ thuyền độc mộc

Du lịch - Xuân Hòa - 19:06, 14/02/2025
Mặt hồ Lắk, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk sớm mai yên ả như một tấm gương khổng lồ soi bóng trời xanh, phản chiếu những vệt nắng sớm tinh khôi. Giữa không gian bao la ấy, một chiếc plung (thuyền độc mộc) nhẹ lướt qua làn nước trong veo, để lại sau lưng những vòng sóng loang rộng dần, như lời thì thầm của quá khứ vọng về.
Thống nhất phương án xử lý những tồn tại, vướng mắc tại Dự án thủy điện Bản Vẽ

Thống nhất phương án xử lý những tồn tại, vướng mắc tại Dự án thủy điện Bản Vẽ

Xã hội - An Yên - 19:03, 14/02/2025
Dự án thủy điện Bản Vẽ huyện Tương Dương (Nghệ An) đã đưa vào vận hành từ năm 2010 nhưng bao năm qua còn rất nhiều tồn tại, vướng mắc phát sinh vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Mới đây, tại cuộc họp giữa Chủ đầu tư Dự án thủy điện Bản Vẽ và các địa phương có liên quan là huyện Tương Dương và Thanh Chương, các bên đã thống nhất phương án, kinh phí để xử lý dứt điểm những tồn tại còn hiện hữu.
Hàng nghìn tân binh Nghệ An lên đường nhập ngũ

Hàng nghìn tân binh Nghệ An lên đường nhập ngũ

Thời sự - Việt Lê - 19:02, 14/02/2025
Buổi lễ giao nhận quân năm 2025 tại tỉnh Nghệ An diễn ra trong không khí ấm tình đồng bào, háo hức của sức trẻ lên đường nhập ngũ. Trong giờ phút chia tay người thân, gia đình, nhiều tân binh đã không dấu nỗi xúc động, bịn rịn...
Mùa Xuân... "cõng" nhà lên non!

Mùa Xuân... "cõng" nhà lên non!

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 14/2/2025, có những thông tin đáng chú ý sau: Cầu nối quảng bá văn hóa dân tộc tới du khách. Mùa Xuân... "cõng" nhà lên non! Về Tây Ninh xem múa rồng nhang. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lào Cai: Xã vùng cao có 100% tân binh viết đơn tình nguyện nhập ngũ

Lào Cai: Xã vùng cao có 100% tân binh viết đơn tình nguyện nhập ngũ

Thời sự - Trọng Bảo - 19:01, 14/02/2025
Theo kế hoạch, ngày 15/2, 950 công dân trên địa bàn tỉnh vùng cao Lào Cai sẽ lên đường nhập ngũ thực hiện nghĩa vụ quân sự. Theo đánh giá của Hội đồng Nghĩa vụ quân sự tỉnh, tân binh trúng tuyển nghĩa vụ quân sự năm 2025 đều được nâng cao cả về số lượng và chất lượng. Trong đó, có hàng trăm tân binh đã viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ.
Đắk Lắk: Gấp rút thực hiện nhiều giải pháp đáp ứng yêu cầu kiểm tra chất vàng O trong sầu riêng

Đắk Lắk: Gấp rút thực hiện nhiều giải pháp đáp ứng yêu cầu kiểm tra chất vàng O trong sầu riêng

Kinh tế - Hoàng Thùy - 19:00, 14/02/2025
Đầu năm 2025, Tổng cục Hải quan Trung Quốc có quy định mới, từ ngày 10/1, các lô sầu riêng từ Thái Lan, Việt Nam nhập khẩu vào Trung Quốc phải có giấy chứng nhận kiểm định dư lượng Candimi và chất vàng O (hay còn gọi là Auramine O). Trước tình hình này, người dân, doanh nghiệp, đơn vị sản xuất và cơ quan chuyên môn tỉnh Đắk Lắk đã gấp rút tìm giải pháp để đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe do phía thị trường nhập khẩu sầu riêng tiềm năng này đưa ra.
Quảng Ninh: Tâm lý chủ quan-nguy cơ gia tăng dịch bệnh đường hô hấp

Quảng Ninh: Tâm lý chủ quan-nguy cơ gia tăng dịch bệnh đường hô hấp

Trang địa phương - Mỹ Dung - 18:59, 14/02/2025
Từ đầu năm đến nay, tỉnh Quảng Ninh đã ghi nhận khoảng 1.000 ca mắc cúm và khá nhiều bệnh liên quan đến đường hô hấp như sởi, thủy đậu... Số ca mắc khá cao nhưng hiện nhiều người dân vẫn còn tâm lý chủ quan, cho rằng cúm chỉ là bệnh nhẹ, dễ khỏi và tự điều trị tại nhà.
Các địa phương khẩn trương xây dựng kế hoạch và tổ chức chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi

Các địa phương khẩn trương xây dựng kế hoạch và tổ chức chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi

Sức khỏe - Minh Nhật - 18:58, 14/02/2025
Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trên cả nước khẩn trương xây dựng kế hoạch và tổ chức ngay chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 trên địa bàn ngay sau khi vaccine được cung ứng, không để muộn quá một tháng kể từ khi nhận được vaccine theo kế hoạch và báo cáo kết quả theo quy định.
Kon Tum: Khởi công làm đường giao thông đến ngôi làng khó khăn nhất huyện Đăk Glei

Kon Tum: Khởi công làm đường giao thông đến ngôi làng khó khăn nhất huyện Đăk Glei

Trang địa phương - Ngọc Chí - 18:52, 14/02/2025
Huyện Đăk Glei (Kon Tum) vừa tổ chức ra quân làm đường giao thông nông thôn, đoạn từ đường Ngọc Hoàng - Măng Bút đi làng Kon Tuông, xã Ngọc Linh. Đây là ngôi làng cuối cùng của huyện Đăk Glei hiện chưa có đường bê tông lên đến làng.