Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thêm cơ hội việc làm cho con em đồng bào dân tộc thiểu số ở Đồng Văn

Vũ Mừng - 3 giờ trước

Ở buổi học cuối cùng, cả giáo viên và học viên ở lớp dạy nấu ăn tại thôn Đoàn Kết, xã Sủng Là, huyện Đồng Văn (Hà Giang) dường như ai cũng như bận bịu hơn, nhưng không khí thì sôi nổi lắm! Học viên các nhóm cùng nhau chế biến những món ăn từ kiến thức đã được học trong hơn một tháng qua. Giáo viên ẩm thực Phạm Hồng Nam, người đứng lớp chia sẻ: Tới giờ này mỗi học viên đều sẵn sàng trở thành một đầu bếp, đó là điều mình hạnh phúc nhất rồi!

Lớp dạy nghề nấu ăn tại thôn Đoàn Kết, xã Sủng Là, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang
Lớp dạy nghề nấu ăn tại thôn Đoàn Kết, xã Sủng Là, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

Khi nắng sớm chênh chếch thả từng ray sáng óng ánh xuống Sủng Là, soi tỏ từng con đường đi, từng mái nhà trong thung lũng, các học viên cũng đã có mặt đông đủ trong trang phục đầu bếp. Nhìn công tác chuẩn bị để sẵn sàng trổ tài nấu ăn của cả giáo viên và học viên nơi đây, tôi thấy trong lòng rạo rực như sắp được làm ban giám khảo của một hội thi nấu ăn, nhiều hơn là chuẩn bị dự một buổi lễ bế giảng.

Giáo viên ẩm thực Phạm Hồng Nam vừa tỉ mẩn hướng dẫn các nhóm làm công tác chuẩn bị, vừa nhiệt thành chia sẻ cùng tôi: Lớp dạy nghề chế biến món ăn được tổ chức và khai giảng tại thôn Đoàn Kết, xã Sủng Là, huyện Đồng Văn từ ngày 1/8 với 35 học viên. Hôm nay,chính là buổi học cuối cùng. 

Các học viên đều là con em đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn xã. Sau khi tốt nghiệp, người học sẽ được trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản như: Cắt tỉa, trang trí, chế biến nhiều món ăn. Cùng với việc học lý thuyết, các học viên được thực hành ngay tại lớp, bạn bè cùng lớp và giáo viên chính là người chấm điểm nên không khí lớp học vui nhộn lắm. Chẳng ai nghỉ học bao giờ!

Thầy giáo Phạm Hồng Nam cùng học viên Ly Mí Say và Vừ Thị Máy giới thiệu về các món ăn được các học viên trong lớp tự tay thực hiện.
Thầy giáo Phạm Hồng Nam cùng học viên Ly Mí Say và Vừ Thị Máy giới thiệu về các món ăn được các học viên trong lớp tự tay thực hiện.

Học viên Ly Mí Say thoăn thoắt cắt tỉa rau củ thành nhiều kiểu cách trang trí món ăn bắt mắt. Ước chừng khi công việc đã gần xong xuôi tôi mới dám cất lời bắt chuyện. Say kể, em sinh năm 2000, tốt nghiệp xong bậc học trung học phổ thông thì lập gia đình, 2 vợ chồng có một cửa hàng photo nhưng do nhu cầu của người dân không cao nên thu nhập bấp bênh lắm. Trước giờ em vẫn ao ước được trở thành đầu bếp nhưng chưa có điều kiện đi học. Du lịch vốn là thế mạnh của địa phương nên dự định sau khi tốt nghiệp lớp học nấu ăn em cùng chồng sẽ mở một hàng ăn phục vụ du khách.

“Chừng nào gian hàng ăn nho nhỏ ấy của của hai vợ chồng em được mở, anh dành thời gian ghé qua với chúng em. Ăn thử những món ăn miền xuôi trên vùng cao nguyên đá này, em nghĩ cảm giác sẽ khác với khi anh dùng ở dưới Hà Nội lắm chứ”, Say chân thành ngỏ lời mời.

Là một trong những học viên thạo nghề nhất của lớp, học viên Vừ Thị Máy kể lại, em có thể nấu ăn một số món ăn truyền thống của đồng bào dân tộc Mông thế nhưng khi được học thêm những món ăn với công thức nấu ăn chuyên nghiệp em thấy bản thân mình tự tin hơn khi làm việc trong một số nhà hàng trên địa bàn huyện. Tham dự lớp học không chỉ mở ra cơ hội được học tập cho chúng em mà còn tạo thêm cơ hội việc làm nếu như chúng em vững tay nghề.

Nhờ sự kết hợp giữa học lý thuyết và thực hành, các học viên của lớp học đều thành thục nhiều kỹ năng của nghề đầu bếp.
Nhờ sự kết hợp giữa học lý thuyết và thực hành, các học viên của lớp học đều thành thục nhiều kỹ năng của nghề đầu bếp.

Học viên Vừ Thị Máy tủm tỉm cười: “Sau những buổi học, em có thử áp dụng các món mới trong bữa cơm cho gia đình mình, lần nào chồng em cũng tấm tắc khen ngon”.

Những năm gần đây, Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang thường xuyên phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện tổ chức khảo sát, tìm hiểu, nắm nhu cầu, nguyện vọng học nghề của người dân trên địa bàn các xã, thị trấn, từ đó lên kế hoạch tổ chức các lớp sơ cấp nghề phù hợp với tình hình thực tế từng địa phương và đối tượng học. 

Công tác đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số được thực hiện theo phương pháp "cầm tay chỉ việc”. Cùng với đó, chính sách hỗ trợ học phí, tiền ăn, xăng xe đi lại, nguyên vật liệu, dụng cụ học tập cho học viên là đồng bào dân tộc thiểu số khi học nghề đã và đang góp phần khuyến khích người dân đi học nghề.

Trưởng Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Đồng Văn Nguyễn Văn Chiểu thông tin: Trong năm 2024, Phòng đã tham mưu cho UBND huyện Kế hoạch số 85/KH-UBND ngày 29/02/2024, Kế hoạch Giáo dục nghề nghiệp năm 2024, với chỉ tiêu là 2.025 học viên. Trong đó: Đào tạo đặt hàng: 805 người; Đào tạo nghề sơ cấp và dưới 3 tháng: 1.190 người; Xã hội hóa: 30 người. 

 Chỉ tính riêng 9 tháng đầu năm, huyện Đồng Văn đã tổ chức đặt hàng được 55 lớp ( 40 lớp nông nghiệp, 15 lớp phi nông nghiệp) với tổng số: 1.934 học viên, trong đó: Trung tâm GDNN-GDTX đào tạo 29 lớp = 1.011 học viên; Phòng lao động tổ chức đặt hàng đào tạo nghề 26 lớp = 910 học viên.

 Sau đào tạo có 38 lao động được tuyển dụng đi làm, số lao động còn lại chủ yếu người lao động làm việc tại địa phương. Kết quả đào tạo nghề 1.921/2.025 đạt 94,86% kế hoạch giao. Tỷ lệ lao động lao động qua đào tạo nghề trên địa bàn huyện đến nay đạt 48,79%/47,5% đạt 102,72% so với kế hoạch huyện giao. Điều này đã góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Trồng tre Lục Trúc hướng phát triển kinh tế khả thi

Trồng tre Lục Trúc hướng phát triển kinh tế khả thi

Kinh tế - Giang Lam - Lý Thịnh - 1 giờ trước
Cựu chiến binh Ngô Ngọc Thành, thôn 4, Làng Bát, xã Tân Thành, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang là người tiên phong mang tre Lục Trúc (giống tre có nguồn gốc từ Đài Loan) về trồng để lấy măng ở địa phương. Qua gần 3 năm kiên trì trồng thử nghiệm, những khóm tre giống ngoại đã cho "quả ngọt", mang lại thu nhập cao cho gia đình ông. Kết quả này, cũng đã mở ra hướng phát triển kinh tế tiềm năng cho người dân trên địa bàn.
Quỹ học bổng Vừ A Dính

Quỹ học bổng Vừ A Dính "chắp cách ước mơ" cho nhiều học sinh DTTS đến được bến bờ tri thức

Giáo dục - Duy Chí - 2 giờ trước
Bắt đầu thành lập từ năm 1999, sau 25 năm hoạt động, đặc biệt là trong giai đoạn 15 năm từ năm 2009 - 2024, Ban Điều hành Quỹ học bổng Vừ A Dính đã xác định mục tiêu hoạt động cho giai đoạn mới, đó là: Đầu tư hoạt động theo chiều sâu với nhiều mô hình nhằm góp phần xây dựng, tạo nguồn lực lâu dài, bền vững cho vùng DTTS và biển đảo, những vùng khó khăn, vùng phên giậu của Tổ quốc.
Tiếp tục tập trung hoàn thiện thể chế, cơ chế về công tác dân tộc và chính sách dân tộc

Tiếp tục tập trung hoàn thiện thể chế, cơ chế về công tác dân tộc và chính sách dân tộc

Công tác Dân tộc - Hương Trà - 3 giờ trước
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 491/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại buổi làm việc với Ủy ban Dân tộc.
Ảnh hưởng bão số 6, khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi mưa to, gây ngập lụt diện rộng và nguy cơ sạt lở đất

Ảnh hưởng bão số 6, khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi mưa to, gây ngập lụt diện rộng và nguy cơ sạt lở đất

Tin tức - Minh Nhật - 3 giờ trước
Ngày 27 - 28/10, ở khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam đã có mưa to đến rất to. Tổng lượng mưa tính từ 7 giờ ngày 27/10 đến 4 giờ ngày 28/10, phổ biến 100-300mm, cục bộ có nơi trên 500mm…gây ngập lụt trên diện rộng và nguy cơ sạt lở đất.
Đại hội đại biểu các DTTS cấp tỉnh lần thứ IV năm 2024: Thắt chặt tình đoàn kết các dân tộc

Đại hội đại biểu các DTTS cấp tỉnh lần thứ IV năm 2024: Thắt chặt tình đoàn kết các dân tộc

Sự kiện - Bình luận - Th. Phong và nhóm PV - 3 giờ trước
Đại hội đại biểu các DTTS cấp tỉnh là sự kiện có ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc, một biểu tượng đặc biệt về khối đại đoàn kết gắn bó keo sơn giữa các dân tộc Việt Nam. Đại hội là dịp tổng kết việc thực hiện công tác dân tộc, khẳng định đường lối nhất quán của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc và đại đoàn kết dân tộc; đồng thời, thống nhất mục tiêu, phương hướng và nhiệm vụ công tác dân tộc từ nay đến năm 2029. Điểm lại việc tổ chức thành công Đại hội cấp tỉnh ở một số địa phương, càng khẳng định tình đoàn kết các dân tộc ngày càng thắt chặt...
Đức Cơ (Gia Lai): Nỗ lực xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới vùng DTTS

Đức Cơ (Gia Lai): Nỗ lực xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới vùng DTTS

Việc triển khai thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 trên địa bàn huyện biên giới Đức Cơ bước đầu đã mang lại kết quả tích cực trong xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới vùng DTTS. Từ đó, giúp phụ nữ và trẻ em vươn lên, khẳng định vai trò chủ thể của mình trong gia đình và cộng đồng.
Chuyển đổi số cuộc cách mạng đối với sự phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi

Chuyển đổi số cuộc cách mạng đối với sự phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi

Sự kiện - Bình luận - Thanh Huyền - 3 giờ trước
Những năm gần đây, Việt Nam đã thực hiện Chương trình chuyển đổi số (CĐS) quốc gia với nhiều chương trình, hoạt động cụ thể, quyết liệt từ Trung ương đến địa phương. Trong điều kiện còn gặp nhiều khó khăn, công cuộc CĐS ở vùng đồng bào DTTS và miền núi được xem là cuộc cách mạng để giúp rút ngắn khoảng cách phát triển giữa miền xuôi và miền ngược nhanh nhất. Ngành công tác dân tộc xác định, đẩy mạnh CĐS là nền tảng mang tính quyết định, giúp đẩy nhanh quá trình thực thi chính sách dân tộc.
Bình Gia (Lạng Sơn): Tổ chức 16 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Bình Gia (Lạng Sơn): Tổ chức 16 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Tin tức - Minh Anh - 3 giờ trước
Triển khai thực hiện Dự án 4 "Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trong giai đoạn từ năm 2021-2025, theo kế hoạch đến hết năm 2024 huyện tổ chức được 16 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Thêm cơ hội việc làm cho con em đồng bào dân tộc thiểu số ở Đồng Văn

Thêm cơ hội việc làm cho con em đồng bào dân tộc thiểu số ở Đồng Văn

Công tác Dân tộc - Vũ Mừng - 3 giờ trước
Ở buổi học cuối cùng, cả giáo viên và học viên ở lớp dạy nấu ăn tại thôn Đoàn Kết, xã Sủng Là, huyện Đồng Văn (Hà Giang) dường như ai cũng như bận bịu hơn, nhưng không khí thì sôi nổi lắm! Học viên các nhóm cùng nhau chế biến những món ăn từ kiến thức đã được học trong hơn một tháng qua. Giáo viên ẩm thực Phạm Hồng Nam, người đứng lớp chia sẻ: Tới giờ này mỗi học viên đều sẵn sàng trở thành một đầu bếp, đó là điều mình hạnh phúc nhất rồi!
Đại tá Phạm Văn Thắng giữ chức Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang

Đại tá Phạm Văn Thắng giữ chức Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang

Tin tức - Tào Đạt - Tiến Vinh - 4 giờ trước
Sáng 28/10, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang đã tổ chức Hội nghị bàn giao chức vụ Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh Kiên Giang. Trung tướng Lê Đức Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh BĐBP chủ trì hội nghị.
Quảng Bình: Hơn 16 nghìn ngôi nhà của người dân bị ngập lụt

Quảng Bình: Hơn 16 nghìn ngôi nhà của người dân bị ngập lụt

Tin tức - Phạm Tiến - 4 giờ trước
Do hoàn lưu bão số 6 gây mưa lớn trên diện rộng, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã có nhiều nơi bị ngập lụt trong nước lũ. Tính đến sáng nay (28/10), toàn tỉnh Quảng Bình đã có hơn 16 nghìn ngôi nhà bị ngập lụt.