Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tiếp tục tập trung hoàn thiện thể chế, cơ chế về công tác dân tộc và chính sách dân tộc

Hương Trà - 3 giờ trước

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 491/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại buổi làm việc với Ủy ban Dân tộc.


Vùng DTTS và miền núi vẫn là vùng khó khăn nhất của cả nước
Vùng DTTS và miền núi vẫn là vùng khó khăn nhất của cả nước. Ảnh: TL

Công tác dân tộc và chính sách dân tộc là những lĩnh vực rất quan trọng

Thông báo kết luận nêu rõ, công tác dân tộc và chính sách dân tộc là những lĩnh vực rất quan trọng, có đối tượng và phạm vi rộng, có tính chất phức tạp với nhiều yếu tố đặc thù; đồng thời là vấn đề có tính chất chiến lược lâu dài, được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm.

Phó Thủ tướng ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực và những kết quả đã đạt được của Ủy ban Dân tộc, của các bộ, ngành và địa phương trong việc thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc thời gian qua. Các bộ, cơ quan và các địa phương đã phối hợp tốt với Ủy ban Dân tộc; thể hiện tinh thần trách nhiệm cao và mang lại những hiệu ứng tốt đối với vùng DTTS và miền núi.

Đến nay, diện mạo vùng DTTS và miền núi đã có thay đổi rõ rệt; cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực, sinh kế của người dân ngày càng đa dạng, phong phú; thu nhập được nâng lên; đời sống vật chất và tinh thần không ngừng cải thiện; số hộ nghèo giảm nhanh; văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp từng bước được bảo tồn và phát huy…

Với vai trò chủ trì Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, Ủy ban Dân tộc đã có nhiều nỗ lực, cố gắng trong triển khai thực hiện. Đến nay, đã cơ bản hoàn thành việc xây dựng cơ chế, chính sách quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình; một số nhóm mục tiêu đã cơ bản hoàn thành; kết quả giải ngân vốn đầu tư công 9 tháng năm 2024 ước đạt 56% kế hoạch, cao nhất trong 03 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025.

Bên cạnh kết quả đạt được, việc thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc còn những tồn tại, hạn chế cần được tập trung khắc phục trong giai đoạn tới. Vùng DTTS và miền núi vẫn là vùng khó khăn nhất của cả nước; tỷ lệ hộ nghèo cao; cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội còn thấp kém (nhất là hệ thống giao thông, viễn thông, cấp điện, …); việc tiếp cận các dịch vụ xã hội ở mức thấp nhất so với cả nước… Việc xây dựng, ban hành một số đề án, cơ chế chính sách còn chậm so với kế hoạch đề ra và yêu cầu thực tiễn. Việc triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn vùng DTTS và miền núi mặc dù đã có cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu; tỷ lệ giải ngân nguồn vốn thực hiện 03 chương trình còn thấp, nhất là vốn sự nghiệp.

Tiếp tục tập trung cho công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách về công tác dân tộc và chính sách dân tộc

Phó Thủ tướng yêu cầu trong thời gian tới Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục tập trung cho công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách về công tác dân tộc và chính sách dân tộc.

Trong công tác xây dựng cơ chế, chính sách cần quán triệt sâu sắc đặc điểm của vùng DTTS và miền núi; phù hợp với đối tượng thụ hưởng và đối tượng thực hiện (thủ tục phải đơn giản, dễ làm, dễ thực hiện...); bảo đảm tính kịp thời và đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Rà soát, đề xuất với cấp có thẩm quyền chính sách đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phù hợp cho vùng DTTS và miền núi (như tiếp tục áp dụng chế độ cử tuyển; quan tâm bố trí việc làm sau khi tốt nghiệp…).

Khẩn trương thực hiện các đề án, nhiệm vụ về công tác dân tộc và chính sách dân tộc trong Chương trình công tác năm 2024 và trong Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2025; bảo đảm tiến độ và chất lượng.

Ủy ban Dân tộc cần chú trọng và có giải pháp cụ thể, khả thi để nâng cao năng lực thực hiện của cả hệ thống quản lý công tác dân tộc và chính sách dân tộc từ trung ương tới địa phương; củng cố đội ngũ cán bộ và tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong gian đoạn tới.

Rà soát, xác định rõ những nhiệm vụ, công việc cần tập trung giải quyết theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó; tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về các công việc trọng tâm, đột phá cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và nguồn lực thực hiện dứt điểm trong năm 2025 và các năm tới.

Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tập trung, quyết liệt hơn nữa trong việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hướng dẫn thực hiện kịp thời; đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện và giải ngân nguồn vốn của 03 chương trình mục tiêu quốc gia, nhất là vốn sự nghiệp.

Để có căn cứ báo cáo cấp có thẩm quyền về chủ trương tiếp tục thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trong giai đoạn 2026 - 2030, Ủy ban Dân tộc và các Bộ: Lao động - Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm tổ chức tổng kết, đánh giá các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025.

Ủy ban Dân tộc khẩn trương hoàn thành việc tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 trong năm 2024, theo đúng thời hạn quy định tại Chương trình công tác năm 2024 của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025.

Các Bộ: Lao động - Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch cụ thể về tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, bảo đảm hoàn thành việc tổng kết 02 chương trình này trong quý I năm 2025; báo cáo Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương về kế hoạch tổng kết trong tháng 11 năm 2024.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đại hội đại biểu các DTTS cấp tỉnh lần thứ IV năm 2024: Thắt chặt tình đoàn kết các dân tộc

Đại hội đại biểu các DTTS cấp tỉnh lần thứ IV năm 2024: Thắt chặt tình đoàn kết các dân tộc

Đại hội đại biểu các DTTS cấp tỉnh là sự kiện có ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc, một biểu tượng đặc biệt về khối đại đoàn kết gắn bó keo sơn giữa các dân tộc Việt Nam. Đại hội là dịp tổng kết việc thực hiện công tác dân tộc, khẳng định đường lối nhất quán của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc và đại đoàn kết dân tộc; đồng thời, thống nhất mục tiêu, phương hướng và nhiệm vụ công tác dân tộc từ nay đến năm 2029. Điểm lại việc tổ chức thành công Đại hội cấp tỉnh ở một số địa phương, càng khẳng định tình đoàn kết các dân tộc ngày càng thắt chặt...
Tin nổi bật trang chủ
Trồng tre Lục Trúc hướng phát triển kinh tế khả thi

Trồng tre Lục Trúc hướng phát triển kinh tế khả thi

Kinh tế - Giang Lam - Lý Thịnh - 1 giờ trước
Cựu chiến binh Ngô Ngọc Thành, thôn 4, Làng Bát, xã Tân Thành, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang là người tiên phong mang tre Lục Trúc (giống tre có nguồn gốc từ Đài Loan) về trồng để lấy măng ở địa phương. Qua gần 3 năm kiên trì trồng thử nghiệm, những khóm tre giống ngoại đã cho "quả ngọt", mang lại thu nhập cao cho gia đình ông. Kết quả này, cũng đã mở ra hướng phát triển kinh tế tiềm năng cho người dân trên địa bàn.
Quỹ học bổng Vừ A Dính

Quỹ học bổng Vừ A Dính "chấp cách ước mơ" cho nhiều học sinh DTTS đến được bến bờ tri thức

Giáo dục - Duy Chí - 2 giờ trước
Bắt đầu thành lập từ năm 1999, sau 25 năm hoạt động, đặc biệt là trong giai đoạn 15 năm từ năm 2009-2024, Ban Điều hành Quỹ học bổng Vừ A Dính đã xác định mục tiêu hoạt động cho giai đoạn mới, đó là: Đầu tư hoạt động theo chiều sâu với nhiều mô hình nhằm góp phần xây dựng, tạo nguồn lực lâu dài, bền vững cho vùng dân tộc thiểu số và biển đảo, những vùng khó khăn, vùng phên dậu của Tổ quốc.
Tiếp tục tập trung hoàn thiện thể chế, cơ chế về công tác dân tộc và chính sách dân tộc

Tiếp tục tập trung hoàn thiện thể chế, cơ chế về công tác dân tộc và chính sách dân tộc

Công tác Dân tộc - Hương Trà - 3 giờ trước
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 491/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại buổi làm việc với Ủy ban Dân tộc.
Ảnh hưởng bão số 6, khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi mưa to, gây ngập lụt diện rộng và nguy cơ sạt lở đất

Ảnh hưởng bão số 6, khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi mưa to, gây ngập lụt diện rộng và nguy cơ sạt lở đất

Tin tức - Minh Nhật - 3 giờ trước
Ngày 27 - 28/10, ở khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam đã có mưa to đến rất to. Tổng lượng mưa tính từ 7 giờ ngày 27/10 đến 4 giờ ngày 28/10, phổ biến 100-300mm, cục bộ có nơi trên 500mm…gây ngập lụt trên diện rộng và nguy cơ sạt lở đất.
Đại hội đại biểu các DTTS cấp tỉnh lần thứ IV năm 2024: Thắt chặt tình đoàn kết các dân tộc

Đại hội đại biểu các DTTS cấp tỉnh lần thứ IV năm 2024: Thắt chặt tình đoàn kết các dân tộc

Sự kiện - Bình luận - Th. Phong và nhóm PV - 3 giờ trước
Đại hội đại biểu các DTTS cấp tỉnh là sự kiện có ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc, một biểu tượng đặc biệt về khối đại đoàn kết gắn bó keo sơn giữa các dân tộc Việt Nam. Đại hội là dịp tổng kết việc thực hiện công tác dân tộc, khẳng định đường lối nhất quán của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc và đại đoàn kết dân tộc; đồng thời, thống nhất mục tiêu, phương hướng và nhiệm vụ công tác dân tộc từ nay đến năm 2029. Điểm lại việc tổ chức thành công Đại hội cấp tỉnh ở một số địa phương, càng khẳng định tình đoàn kết các dân tộc ngày càng thắt chặt...
Đức Cơ (Gia Lai): Nỗ lực xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới vùng DTTS

Đức Cơ (Gia Lai): Nỗ lực xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới vùng DTTS

Việc triển khai thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 trên địa bàn huyện biên giới Đức Cơ bước đầu đã mang lại kết quả tích cực trong xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới vùng DTTS. Từ đó, giúp phụ nữ và trẻ em vươn lên, khẳng định vai trò chủ thể của mình trong gia đình và cộng đồng.
Chuyển đổi số cuộc cách mạng đối với sự phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi

Chuyển đổi số cuộc cách mạng đối với sự phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi

Sự kiện - Bình luận - Thanh Huyền - 3 giờ trước
Những năm gần đây, Việt Nam đã thực hiện Chương trình chuyển đổi số (CĐS) quốc gia với nhiều chương trình, hoạt động cụ thể, quyết liệt từ Trung ương đến địa phương. Trong điều kiện còn gặp nhiều khó khăn, công cuộc CĐS ở vùng đồng bào DTTS và miền núi được xem là cuộc cách mạng để giúp rút ngắn khoảng cách phát triển giữa miền xuôi và miền ngược nhanh nhất. Ngành công tác dân tộc xác định, đẩy mạnh CĐS là nền tảng mang tính quyết định, giúp đẩy nhanh quá trình thực thi chính sách dân tộc.
Bình Gia (Lạng Sơn): Tổ chức 16 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Bình Gia (Lạng Sơn): Tổ chức 16 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Tin tức - Minh Anh - 3 giờ trước
Triển khai thực hiện Dự án 4 "Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trong giai đoạn từ năm 2021-2025, theo kế hoạch đến hết năm 2024 huyện tổ chức được 16 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Thêm cơ hội việc làm cho con em đồng bào dân tộc thiểu số ở Đồng Văn

Thêm cơ hội việc làm cho con em đồng bào dân tộc thiểu số ở Đồng Văn

Công tác Dân tộc - Vũ Mừng - 3 giờ trước
Ở buổi học cuối cùng, cả giáo viên và học viên ở lớp dạy nấu ăn tại thôn Đoàn Kết, xã Sủng Là, huyện Đồng Văn (Hà Giang) dường như ai cũng như bận bịu hơn, nhưng không khí thì sôi nổi lắm! Học viên các nhóm cùng nhau chế biến những món ăn từ kiến thức đã được học trong hơn một tháng qua. Giáo viên ẩm thực Phạm Hồng Nam, người đứng lớp chia sẻ: Tới giờ này mỗi học viên đều sẵn sàng trở thành một đầu bếp, đó là điều mình hạnh phúc nhất rồi!
Đại tá Phạm Văn Thắng giữ chức Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang

Đại tá Phạm Văn Thắng giữ chức Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang

Tin tức - Tào Đạt - Tiến Vinh - 4 giờ trước
Sáng 28/10, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang đã tổ chức Hội nghị bàn giao chức vụ Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh Kiên Giang. Trung tướng Lê Đức Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh BĐBP chủ trì hội nghị.
Quảng Bình: Hơn 16 nghìn ngôi nhà của người dân bị ngập lụt

Quảng Bình: Hơn 16 nghìn ngôi nhà của người dân bị ngập lụt

Tin tức - Phạm Tiến - 4 giờ trước
Do hoàn lưu bão số 6 gây mưa lớn trên diện rộng, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã có nhiều nơi bị ngập lụt trong nước lũ. Tính đến sáng nay (28/10), toàn tỉnh Quảng Bình đã có hơn 16 nghìn ngôi nhà bị ngập lụt.