Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đồng bào Chứt ở Quảng Bình "không ở lại phía sau": Tạo sinh kế để đồng bào vươn lên thoát nghèo (Bài 2)

Phạm Tiến - 15:35, 26/11/2023

Dân tộc Chứt là một trong 14 dân tộc có khó khăn đặc thù của cả nước. Với hàng loạt chính sách dân tộc mà Đảng, Nhà nước đã và đang triển khai trong nhiều năm nay, đời sống đồng bào Chứt ở Quảng Bình, đang có nhiều chuyển biến tích cực. Đặc biệt, Dự án 9, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) triển khai, với nhiều nội dung đầu tư, hỗ trợ, nhất là đang tạo cơ hội để đồng bào Chứt giải quyết vấn đề sinh kế, để bứt phá vươn lên thoát nghèo.

Xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình) hiện có hơn 900 hộ, với 4.433 khẩu, trong đó đồng bào dân tộc Chứt chiếm phần lớn dân số trong xã. Với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, địa hình đồi núi dốc…nên cái đói cái nghèo cứ đeo bám đồng bào.

(Chuyên đề dân tộc ít người): Chương trình MTQG 1719 và sự bứt phá vươn lên của đồng bào Chứt: Thêm nhiều mô hình sinh kế để đồng bào vươn lên thoát nghèo (Bài 2)
Mô hình ruộng lúa nước đã giúp gia đình ông Hồ Kiên ở bản Dộ-Tà Vờng cũng như nhiều hộ đồng bào dân tộc Chứt khác ở đây thoát cảnh thiếu gạo mùa giáp hạt

Những năm gần đây, được sự quan tâm đầu tư của Trung ương, của tỉnh và địa phương đến nay cuộc sống của người dân đã có nhiều thay đổi. Hệ thống giao thông từ trung tâm xã đến các bản làng đều đã được cứng hóa; gần 100% các hộ trong xã đã có điện sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất. Các trường học trên địa bàn đã cơ bản đáp ứng nhu cầu dạy và học của con em đồng bào trong xã. Đặc biệt, khi Chương trình MTQG 1719 triển khai thực hiện, đồng bào Chứt ở Trọng Hóa đã có thêm nhiều mô hình sinh kế mới.

Cụ thể, Đảng ủy cùng chính quyền địa phương ở Trọng Hóa quyết liệt thực hiện Tiểu dự án 2, thuộc Dự án 3 (Chương trình MTQG 1719) về hỗ trợ các mô hình trồng trọt, chăn nuôi. Điển hình là thực hiện “Dự án nuôi dê cỏ sinh sản triển khai trong phạm vi 21 hộ đồng bào Chứt”. Với tổng kinh phí gần 400 triệu đồng, trong đó nguồn vốn từ Chương trình MTQG 1719 đầu tư gần 300 triệu đồng, vốn đối ứng của người dân tham gia mô hình đối ứng 100 triệu đồng.

Ngoài ra, từ nguồn vốn Dự án 9,  Chương trình MTQG 1719 cũng hỗ trợ việc thử nghiệm thành công và nhân rộng mô hình lúa nước trên ruộng bậc thang ở bản Dộ - Tà Vờng đã mở ra một hướng sản xuất mới cho đồng bào nơi đây.

Ông Hồ Khiên, ở bản Dộ - Tà Vờng, xã Trọng Hoá chia sẻ "Bản làng của chúng tôi nay đổi mới rồi. Trước đây, bào con trồng lúa rẫy bấp bênh, khi đói khi no nay đã biết trồng lúa nước, biết chăn nuôi thêm con bò, con dê và biết trồng rừng kinh tế. Tất cả là đều từ đường lối lãnh đạo đúng đắn của Ðảng, Nhà nước, bà con rất phấn khởi".

Tiếp nhận nguồn vốn của Dự án 9, Chương trình MTQG 1719 năm 2023, UBND xã Trọng Hóa tiếp tục triển khai các bước để thực hiện Dự án lúa nước tại bản Lòm. Dự án trồng lúa nước này có quy mô 6ha, với tổng mức đầu tư hơn 5 tỷ đồng, cũng đang gấp rút để triển khai giai đoạn II tại bản Lòm. Khi dự án hoàn thành, trung bình mỗi hộ gia đình sẽ được cấp 1,5 sào đất trồng lúa nước. Chỉ nay mai, đồng bào Chứt ở bản Lòm sẽ được cày cấy lúa nước trên bản của mình. 

Để thực hiện dự án lúa nước tại bản Lòm giai đoạn II, trước đó, giai đoạn I là công trình thủy lợi phục vụ nước tưới đã được triển khai ở đây. Hiện dự án thủy lợi này đã hoàn thành chờ nghiệm thu quyết toán.

Cũng từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, chính quyền xã Trọng Hóa đã phân bổ kinh phí đầu tư cho việc hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề cho bà con đồng bào Chứt. Tính đến cuối tháng 10/2022, số lao động được đào tạo nghề là 22%, vượt chỉ tiêu đề ra. Phát huy lợi thế từ rừng, chính quyền phương đã phân bổ hơn 1,2 tỷ đồng cho việc chi hỗ trợ khoán bảo vệ rừng trong thời gian dài. Đây được cho là sinh kế lâu dài và phù hợp với điều kiện tự nhiên ở Trọng Hóa.

Trao đổi với phóng viên báo Dân tộc và Phát triển, ông Hồ Phin, Chủ tịch UBND xã Trọng Hóa cho biết: “Địa phương đã và tiết tục triển khai nhiều mô hình sinh kế để hướng tới mục tiêu giúp đồng bào Chứt vươn lên thoát nghèo bền vững. Cùng với đó, địa phương đang hỗ trợ và khuyến khích người dân trồng rừng, bằng các giống cây rừng bản địa, như: Lim, trắc, trầm dó, trám, vàng tim…để hướng tới hỗ trợ bà con làm giàu trong tương lai”.

(Chuyên đề dân tộc ít người): Chương trình MTQG 1719 và sự bứt phá vươn lên của đồng bào Chứt: Thêm nhiều mô hình sinh kế để đồng bào vươn lên thoát nghèo (Bài 2) 2
Dự án nuôi dê cỏ sinh sản ở xã Trọng Hóa sử dụng nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 hứa hẹn sẽ làm cho nhiều hộ đồng bào Chứt ở địa phương vươn lên thoát nghèo

Để thực hiện Dự án 9: Đầu tư tạo sinh kế, phát triển kinh tế nhóm dân tộc rất ít người, nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn. Trọng Hóa được phân bổ ngân sách 220.000.000 đồng. Toàn bộ số ngân sách trên sẽ hỗ trợ cây giống, con giống cho đồng bào Chứt ở các bản: Lòm Ka Chăm và bản Dộ- Tà Vờng. Hiện phòng tài chính kế hoạch đã thẩm định giá, UBND xã đang xây dựng phương án thực hiện, dự kiến giải ngân vào cuối tháng 11/2023.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Đất nước, người Chứt cũng đã bước vào thời kỳ phát triển toàn diện sánh vai cùng các dân tộc anh em trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Từ những nhóm người du canh, du cư, sống trong hang đá trên núi cao; hôm nay nơi người Chứt định cư đã thành các bản làng sầm uất, biết thâm canh lúa nước, làm vườn, chăn nuôi…. đời sống bà con không ngừng nâng lên. Con em của đồng bào Chứt đã có người là kỹ sư, bác sĩ, giáo viên…góp sức, đoàn kết toàn dân tộc xây dựng Đất nước ngày càng giàu mạnh.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đi qua những bản làng của đồng bào dân tộc rất ít người ở Lai Châu: Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc (Bài cuối)

Đi qua những bản làng của đồng bào dân tộc rất ít người ở Lai Châu: Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc (Bài cuối)

Lai Châu hiện có 20 dân tộc sinh sống, với dân số khoảng trên 484.000 người, trong đó có 4 dân tộc Mảng, Cống, Lự, Si La là thuộc nhóm dân tộc có khó khăn đặc thù. Nhờ các chính sách đối với của Đảng, Nhà nước, bộ mặt các bản làng dân tộc rất ít người của tỉnh Lai Châu dần thay đổi. Đặc biệt, giai đoạn 2021-2025, Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đã thiết kế tiểu dự án 1, Dự án 9 về đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn nhằm giải quyết toàn diện những vấn đề cấp thiết của đồng bào.
Tin nổi bật trang chủ
Bình Định: Tổ chức Giải xe đạp các câu lạc bộ tỉnh mở rộng

Bình Định: Tổ chức Giải xe đạp các câu lạc bộ tỉnh mở rộng

Thể thao - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Hướng tới Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) và tiếp tục thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, ngày 17/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định tổ chức Giải xe đạp các câu lạc bộ tỉnh Bình Định mở rộng năm 2025, với sự tham gia của 150 vận động viên.
Tạo điều kiện thuận lợi khi thực hiện thủ tục nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Tạo điều kiện thuận lợi khi thực hiện thủ tục nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Thời sự - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Ngày 17/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam.
Bình Định: Phấn đấu giảm 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025

Bình Định: Phấn đấu giảm 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Theo kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Bình Định đặt ra mục tiêu phấn đấu giảm từ 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025.
Phú Yên: Tập huấn, nâng cao năng lực giám sát Chương trình MTQG 1719

Phú Yên: Tập huấn, nâng cao năng lực giám sát Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 2 giờ trước
Nhằm nâng cao năng lực giám sát cho đội ngũ cán bộ, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Phú Yên vừa tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực tham gia giám sát, đánh giá thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719).
Dấu ấn 100 năm báo chí cách mạng hội tụ tại Quảng Ninh

Dấu ấn 100 năm báo chí cách mạng hội tụ tại Quảng Ninh

Trang địa phương - Mỹ Dung - 2 giờ trước
Sáng 17/5, tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh, Hội Nhà báo tỉnh, Trung tâm Truyền thông tỉnh, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã tổ chức khai mạc Triển lãm “100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam” nhằm tái hiện chặng đường vẻ vang của báo chí cách mạng, tôn vinh những đóng góp của người làm báo trong sự nghiệp phát triển quê hương, đất nước.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Pháp luật - Ngọc Chí - 4 giờ trước
Sáng ngày 17/5, trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Phan Văn Hoàng – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum cho biết, việc huyện Đăk Hà yêu cầu dân làng dỡ bỏ nhà rông để xây dựng phòng học, trong khi người dân không đồng tình như báo nêu là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh.
JICA tổ chức hội thảo hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho đồng bào DTTS tại Nghệ An

JICA tổ chức hội thảo hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho đồng bào DTTS tại Nghệ An

Kinh tế - An Yên - 4 giờ trước
Sở Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An vừa phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức hội thảo phổ biến kỹ thuật trồng tỏi Sanuki cho đồng bào DTTS vùng núi cao Nghệ An. Hội thảo còn hướng đến mục tiêu quan trọng hơn là xây dựng chuỗi giá trị từ sản xuất đến bán hàng, góp phần thay đổi từ tư duy sản xuất ứng dụng KHCN đến quá trình tiêu thụ sản phẩm.
Đã tìm thấy thi thể 3 nạn nhân vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Đã tìm thấy thi thể 3 nạn nhân vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tin tức - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Thông tin từ lực lượng cứu nạn, cứu hộ cho biết, đến cuối giờ trưa nay (17/5) lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể 03 nạn nhân trong vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện Tả Páo Hồ 1A, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai 2025

Mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai 2025

Tin tức - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Sáng ngày 17/5, tại Trưởng Phổ thông DTNT Trung học cơ sở và THPT huyện Bảo Thắng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với UBND tỉnh Lào Cai tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai 2025. Tham dự buổi lễ có lãnh đạo một số bộ, ban ngành, lãnh đạo UBND tỉnh Lào Cai và một số tỉnh khu vực Tây Bắc, đại diện UNICEF tại Việt Nam cùng đông đảo các em học sinh các trường học trên địa bàn.
Lễ hội Mừng lúa mới của dân tộc Xtiêng

Lễ hội Mừng lúa mới của dân tộc Xtiêng

Media - PV - 7 giờ trước
Dân tộc Xtiêng còn có nhiều tên gọi khác, như: Điêng, Xa Điêng, Xơ Điêng, Xa Chiêng, là dân tộc sinh sống lâu đời ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên và miền Đông Nam bộ.