Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chương trình MTQG 1719: Quan tâm đầu tư phát triển nhóm dân tộc có khó khăn đặc thù

Thúy Hồng - 06:44, 24/11/2023

Những năm qua Đảng và Nhà nước luôn quan tâm chăm lo phát triển đời sống đồng bào các DTTS, đặc biệt là đồng bào các dân tộc có khó khăn đặc thù. Mới đây nhất, trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) đã thiết kế riêng một dự án (Dự án 9) “Đầu tư phát triển nhóm dân tộc rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn”. Để hiểu hơn về các chính sách dành cho nhóm dân tộc này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Lưu Xuân Thủy, Vụ trưởng Vụ Dân tộc thiểu số (DTTS) về vấn đề này.

Ông Lưu Xuân Thủy, Vụ trưởng Vụ Dân tộc thiểu (Ủy ban Dân tộc)
Ông Lưu Xuân Thủy, Vụ trưởng Vụ Dân tộc thiểu số (Ủy ban Dân tộc)
Xin ông cho biết thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách đầu tư để phát triển đồng bào DTTS dưới 10.000 người như thế nào? 

Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm dành các nguồn lực lớn đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi. Với mục tiêu “không để ai ở lại phía sau” đặc biệt đã có chính sách đặc thù hỗ trợ đầu tư, bảo tồn phát triển đối với các DTTS rất ít người (dưới 10.000 người)

Từ năm 2006 - 2010, ngân sách Nhà nước đã thực hiện 6 dự án hỗ trợ phát triển kinh tế -xã hội cho 5 dân tộc Si La, Pu Péo, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm (có dân số dưới 1.000 người).

Từ năm 2013 - 2018, Chính phủ đã ban hành Đề án Phát triển kinh tế - xã hội vùng đối với các dân tộc: Mảng, La Hủ, Cống, Cờ Lao cho 03 tỉnh: Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu. Các địa phương đã triển khai đầu tư công trình hạ tầng thiết yếu, như:  điện, đường giao thông, nước sinh hoạt, nhà sinh hoạt cộng đồng, thủy lợi, cầu treo…; hỗ trợ dinh dưỡng cho trẻ nhỏ dưới 5 tuổi; lắp đặt trạm truyền thanh không dây; duy trì hoạt động đội văn nghệ thôn bản; chiếu phim lưu động; hoạt động lễ hội truyền thống; tổ chức lớp tập huấn, tuyên truyền về bình đẳng giới, tham quan học tập kinh nghiệm, mô hình sản xuất...

Từ các chính sách hỗ trợ đặc thù, cuộc sống của người dân Si La ở bản Nậm Sin đang ngày càng khởi sắc
Từ các chính sách hỗ trợ đặc thù, cuộc sống của người Si La ở bản Nậm Sin đang ngày càng khởi sắc

Về giáo dục đào tạo, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 2123/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người giai đoạn 2010-2015 với mục tiêu tạo điều kiện phát triển về số lượng, nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ em, học sinh, sinh viên các dân tộc rất ít người; Chính phủ đã ban hành Nghị định số 57/2017/NĐ-CP quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên DTTS rất ít người.

Về kinh tế - xã hội, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1672/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế - xã hội vùng các dân tộc: Mảng, La Hủ, Cống, Cờ Lao, thực hiện tại 88 thôn, bản trên 27 xã thuộc 9 huyện của các tỉnh: Lai Châu, Điện Biên và Hà Giang.

Đồng bào dân tộc Lô Lô ở xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng thêu trang phục truyền thống
Đồng bào dân tộc Lô Lô ở xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng thêu trang phục truyền thống

Đặc biệt, ngày 31/10/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2086/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các DTTS rất ít người giai đoạn 2016-2025. Đề án này có đối tượng áp dụng rộng (thực hiện tại 194 thôn, bản sinh sống tập trung các DTTS rất ít người trên địa bàn 93 xã thuộc 37 huyện của các tỉnh Cao Bằng, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Kon Tum). Mục tiêu nhằm duy trì, phát triển, nâng cao vị thế của các DTTS rất ít người; xóa đói, giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào một cách bền vững.

Thưa ông, những nội dung cơ bản được thiết kế như thế nào tại Chương trình MTQG 1719 để phát triển các DTTS có dân số dưới 10.000 người?

Theo kết quả Điều tra kinh tế - xã hội 53 DTTS năm 2019 cho thấy, có nhiều DTTS rất ít người có tỷ lệ hộ nghèo cao hơn bình quân chung của 53 DTTS từ 1,5 - 2,2 lần; 7/13 dân tộc có trên 30% người dân trên 15 tuổi chưa đọc thông viết thạo tiếng phổ thông, cao hơn 1,5 lần so với tỷ lệ bình quân chung của người DTTS. Vì vậy rất cần có chính sách hỗ trợ đặc biệt để các dân tộc rất ít người không bị tụt hậu xa hơn so với các dân tộc khác và hòa nhập với tiến trình phát triển chung của các dân tộc khác.

Để bảo tồn và phát triển nhóm dân tộc rất ít người, trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, Ủy ban Dân tộc đã tham mưu xây dựng Dự án “Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đối với các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù", cụ thể là Tiểu dự án 01, Dự án 9 của Chương trình.

 Dự kiến trong giai đoạn 2021-2025, sẽ phân bổ nguồn vốn để thực hiện Tiểu dự án 1, là trên 6.699 tỷ đồng. Trong đó: Ngân sách Trung ương: 6.610,272 tỷ đồng (vốn đầu tư: 1.966,409 tỷ đồng; vốn sự nghiệp: 4.643,863 tỷ đồng); Ngân sách địa phương: 88,866 tỷ đồng.

Cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn được đầu tư xây dựng khang trang
Cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn được đầu tư xây dựng khang trang

Đối với các dân tộc rất ít người, có khó khăn đặc thù sẽ được Dự án đầu tư: Về đường giao thông; điện sản xuất, sinh hoạt; thủy lợi; Công trình chống sạt lở; Các công trình thiết chế về văn hóa - giáo dục; Hỗ trợ phát triển sản xuất và sinh kế. Mục tiêu nhằm xóa đói, giảm nghèo nhanh, bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho các dân tộc có khó khăn đặc thù, thu hẹp khoảng cách về mức sống, thu nhập so với các dân tộc khác trong vùng; góp phần nâng cao chất lượng y tế, giáo dục, hỗ trợ cải thiện chất lượng dân số, thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc…

 Xin ông cho biết, căn cứ theo tiêu chí nào để xác định các dân tộc có khó khăn đặc thù trong cộng đồng các DTTS Việt Nam?

Thực hiện Nghị quyết 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội khóa 14 về Phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình MTQG 1719, Ủy ban Dân tộc đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 39/2020/QĐ-TTg ngày 31/12/2020 về Tiêu chí xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021-2025.

Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 của Quyết định số 39/2020/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ dân tộc đặc thù phải đáp ứng các tiêu chí: Sinh sống ổn định thành cộng đồng trên địa bàn các xã khu vực III và các thôn ĐBKK thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi theo quy định tại Quyết định số 33/2020/QĐ-TTg ngày 12/11/2020 và kết quả điều tra kinh tế - xã hội 53 DTTS năm 2019.

Đồng bào Cống ở xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên đầu tư máy say xát phục vụ chăn nuôi phát triển kinh tế
Đồng bào Cống ở xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên đầu tư máy say xát phục vụ chăn nuôi phát triển kinh tế

Song song với đó, ngày 14/7/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1227/QĐ-TTg phê duyệt danh sách các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021 - 2025 (gồm 32 dân tộc còn gặp nhiều khó khăn và 14 dân tộc có khó khăn đặc thù). Đây sẽ là cơ sở quan trọng để triển khai các chính sách đầu tư phát triển nhóm dân tộc rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn trong Chương trình MTQG 1719.

Ông có thể cho biết trong quá trình triển khai thực hiện Tiểu dự án 1 - Dự án 9 (Chương trình MTQG 1719) về Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đối với các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù" còn gặp những khó khăn vướng mắc gì, giải pháp tháo gỡ ra sao ?

Triển khai thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 9: Đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn và khó khăn đặc thù có một số vướng mắc. Đặc biệt là nội dung hỗ trợ đầu tư có thu hồi, thông qua vốn vay tín dụng chính sách với lãi xuất ưu đãi.

Ngay sau khi các địa phương kiến nghị về những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, Ủy ban Dân tộc đã có những giải pháp cụ thể báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề xuất của Ủy ban Dân tộc việc xác định địa bàn đầu tư đối với các thôn,  bản có dân tộc khó khăn đặc thù được phân cấp cho địa phương, trên cơ sở các nội dung được quy định tại Quyết định 1719/QĐTTg; đảm bảo định mức đầu tư cho các thôn, không vượt quá  tổng nguồn vốn theo kế hoạch trung hạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Đến nay, Ủy ban Dân tộc đã đưa nội dung trên vào việc sửa đổi, bổ sung hướng dẫn tại Thông tư số 02/202/TT- UBDT ngày 30/6/2022 của Ủy ban Dân tộc.

Đặc biệt,  Chính phủ đã có báo cáo Quốc hội về khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện hỗ trợ đầu tư có thu hồi đối với hộ dân còn nhiều khó khăn đặc thù thông qua vay vốn tín dụng chính sách với lãi suất ưu đãi tại Tiểu dự án 1, Dự án 9.

Hiện nay, Ủy ban Dân tộc đang nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung Quyết định 1719/QĐ-TTg, ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Dự kiến trong giai đoạn tiếp theo khi sửa đổi, bổ sung Quyết định 1719/QĐ-TTg sẽ từng bước tháo gỡ hết những khó khăn, vướng mắc để thực hiện hiệu quả Chương trình, góp phần phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi nói chung và đồng bào DTTS nói riêng, trong đó đặc biệt là nhóm dân tộc có khó khăn đặc thù.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đi qua những bản làng của đồng bào dân tộc rất ít người ở Lai Châu: Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc (Bài cuối)

Đi qua những bản làng của đồng bào dân tộc rất ít người ở Lai Châu: Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc (Bài cuối)

Lai Châu hiện có 20 dân tộc sinh sống, với dân số khoảng trên 484.000 người, trong đó có 4 dân tộc Mảng, Cống, Lự, Si La là thuộc nhóm dân tộc có khó khăn đặc thù. Nhờ các chính sách đối với của Đảng, Nhà nước, bộ mặt các bản làng dân tộc rất ít người của tỉnh Lai Châu dần thay đổi. Đặc biệt, giai đoạn 2021-2025, Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đã thiết kế tiểu dự án 1, Dự án 9 về đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn nhằm giải quyết toàn diện những vấn đề cấp thiết của đồng bào.
Tin nổi bật trang chủ
Phát hiện Trà mi hoa vàng Lang Biang quý hiếm ở Vườn quốc gia Phước Bình

Phát hiện Trà mi hoa vàng Lang Biang quý hiếm ở Vườn quốc gia Phước Bình

Trang địa phương - Minh Nhật - 4 phút trước
Sau nhiều năm "mất dấu" ngoài tự nhiên, loài cây Trà mi hoa vàng Lang Biang vừa được phát hiện tại Vườn quốc gia Phước Bình, nằm trên địa bàn xã Phước Bình, huyện Bác Ái (Ninh Thuận).
Phật giáo quận Gò Vấp tích cực tham gia công tác an sinh xã hội

Phật giáo quận Gò Vấp tích cực tham gia công tác an sinh xã hội

Dân tộc - Tôn giáo - Khánh Thư - 17 phút trước
Hướng tới Đại Lễ Phật đản Phật lịch 2569 và Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh, dự kiến tặng nhiều phần quà đến người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn quận. Đây là hoạt động thường niên của Phật giáo quận Gò Vấp, đóng góp vào công tác bảo đảm an sinh xã hội.
Lai Châu chuẩn bị tổ chức Lễ hội Then Kin Pang năm 2025

Lai Châu chuẩn bị tổ chức Lễ hội Then Kin Pang năm 2025

Dân tộc - Tôn giáo - Tùng Nguyên - 25 phút trước
Lễ hội Then Kin Pang - một trong những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Thái, sẽ diễn ra trong hai ngày 6 - 7/4, tại xã Khổng Lào, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Vùng cao Điện Biên mang diện mạo mới

Vùng cao Điện Biên mang diện mạo mới

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 28 phút trước
Gần 4 năm qua, với sự vào cuộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và nỗ lực vươn lên của đồng bào các DTTS, nguồn lực của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), đã góp phần tạo diện mạo mới cho vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Phát hiện 18 cây chè cổ thụ 200 năm tuổi trên núi Tam Đảo

Phát hiện 18 cây chè cổ thụ 200 năm tuổi trên núi Tam Đảo

Môi trường sống - Minh Nhật - 31 phút trước
18 cây chè cổ thụ được phát hiện trên núi Tam Đảo, thuộc xã La Bằng (huyện Đại Từ, Thái Nguyên) có vanh gốc cây từ 0,8 - 1,3 m. Đây là giống chè Shan rất quý hiếm.
Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực

Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 29/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực. Nhà thờ Chánh Tòa Nha Trang. “Vườn Địa Đàng” giữa vùng nắng gió. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kiên Giang: Phát hiện tàu cá chở thuê 4 thiết bị giám sát hành trình trái phép

Kiên Giang: Phát hiện tàu cá chở thuê 4 thiết bị giám sát hành trình trái phép

Pháp luật - Tào Đạt - Tiến Vinh - 1 giờ trước
Tại thời điểm bị lực lượng chức năng phát hiện, tàu cá không có số hiệu, giấy tờ, đang tàng trữ 4 thiết bị giám sát hành trình của tàu cá khác.
Lâm Đồng: Xe khách lao xuống vực, nhiều người bị thương

Lâm Đồng: Xe khách lao xuống vực, nhiều người bị thương

Tin tức - L.Minh - 21:38, 30/03/2025
Sau khi va chạm với phần đuôi xe tải, xe khách chở 36 người lao xuống vực sâu trên đèo Bảo Lộc khiến 1 người tử vong.
Chưa đến ngày chính Giỗ Tổ, nhưng hàng vạn người dân đã về Đền Hùng Phú Thọ dâng hương

Chưa đến ngày chính Giỗ Tổ, nhưng hàng vạn người dân đã về Đền Hùng Phú Thọ dâng hương

Xã hội - Minh Nhật - 19:58, 30/03/2025
Bất chấp trời mưa rào từ sáng, nhưng hàng vạn người dân, du khách thập phương vẫn về Đền Hùng (Phú Thọ), dâng hương trong ngày 2/3 âm lịch.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam phân bổ số lượng đại biểu dự Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025

Giáo hội Phật giáo Việt Nam phân bổ số lượng đại biểu dự Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Tùng Nguyên - 18:17, 30/03/2025
Giáo hội Phật giáo Việt Nam vừa công bố phân bổ số lượng đại biểu các Ban Trị sự tỉnh, thành phố; các Ban, Viện Trung ương tham dự Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 tại TP. Hồ Chí Minh.
Tưng bừng Lễ Hội “Sắc xuân vùng cao A Lưới” 2025

Tưng bừng Lễ Hội “Sắc xuân vùng cao A Lưới” 2025

Dân tộc - Tôn giáo - Khánh Ngân - 17:59, 30/03/2025
Ngày 29/3, tại Nhà Chung, Làng Văn hóa các DTTS huyện A Lưới (TP. Huế), Lễ Hội “Sắc xuân vùng cao A Lưới” năm 2025 chính thức khai mạc. Sự kiện thu hút đông đảo đồng bào DTTS, du khách trong và ngoài tỉnh đến trải nghiệm không gian văn hóa đặc sắc của vùng cao A Lưới.