Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người Chứt ở bản Lòm đang hiện thực hóa giấc mơ

Phạm Tiến - 07:45, 07/05/2023

Ruộng lúa nước đối với đồng bào Chứt ở bản Lòm, xã Trọng Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình) từ xưa đến nay chỉ là “giấc mơ” dài dằng dặc. Đời ông, đời cha đã trồng sắn, trỉa ngô và trồng lúa trên rẫy, đến đời con cháu cũng chỉ trồng lúa, trỉa ngô ở lưng chừng đồi. Khi Chương trình mục tiêu quốc gia về đến bản Lòm, cũng là lúc “giấc mơ” lúa nước đang dần được hiện thực hóa.

Nét đẹp trong đời sống lao động của đồng bào Chứt. (Ảnh tư liệu)
Nét đẹp trong đời sống lao động của đồng bào Chứt. (Ảnh tư liệu)

Lòng dân đồng thuận

Con đường độc đạo nối Quốc lộ 12A vào bản Lòm, xã Trọng Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình) dài dằng dặc như “giấc mơ” lúa nước của người Chứt ở bản Lòm. Vắt ngang qua đỉnh Giăng Màn, con đường dẫn chúng tôi đi qua nhiều bản người Chứt ở xã Trọng Hóa. Điểm đầu, bản Pà Choòng với những nếp nhà sàn nằm san sát tiếp giáp với đường. Lợi thế nằm gần Quốc lộ 12A nên việc đi lại của đồng bào ở Pà Choòng cũng thuận tiện. Theo đó, đời sống của bà con cũng khá hơn nhờ chăn nuôi trâu, bò và bạt ngàn rừng keo nguyên liệu. Qua bản Ka Oóc, Ra Mai…, bản Chà Cáp được đánh giá là bản khá nhất trên cung đường vào bản Lòm. Với 65 hộ gia đình người Chứt sinh sống, 100% số hộ có xe máy để đi lại.

Không nhớ nổi mình đã đi qua bao nhiêu dốc, bao nhiêu gầm tràn, nhưng tôi nhớ mình đã đi qua 6 bản người Chứt của xã Trọng Hóa. Bản Lòm là bản thứ 7, cũng là bản cuối cùng nằm trên con đường độc đạo này. Với 86 hộ gia đình đồng bào Chứt sinh sống quần tụ cạnh con suối sát biên. Bao đời nay đồng bào bị thiếu đói phải nhờ đến nguồn gạo hỗ trợ của Nhà nước. Căn nguyên cũng bởi chưa có ruộng lúa nước, thiếu đất sản xuất.

Đến bản Lòm trong háo hức, tôi hỏi chuyện đồng bào về dự án lúa nước. Chỉ tay về phía chân đồi sát con suối, chị Hồ Thị Chiến nói: “Đó, người ta sẽ làm ruộng lúa nước ở đó. Mấy ngày trước Bí thư Thoi (Bí thư Đảng ủy xã Trọng Hóa Hồ Thị Thoi - PV) cùng nhiều cán bộ về họp bản để bàn về làm lúa nước và thu hồi đất. Dân bản Lòm ai cũng đồng tình và vui lắm chú ạ”.

Điềm tĩnh hơn chị Chiến, chị Hồ Thị Đoan chia sẻ: “Từ đời ông đời cha đến nay chỉ trỉa ngô, trồng sắn và làm lúa ở trên rẫy, đến đời con cháu cũng chỉ trồng lúa và trỉa ngô ở lưng chừng đồi. Mùa giáp hạt năm nào cũng thiếu đói, phải trông chờ vào gạo Nhà nước hỗ trợ. Giờ có dự án lúa nước, dân bản vui lắm. Bà con mong đến ngày được cày cấy trên những thửa ruộng lúa nước của chính mình”.

“Cái khó bó cái khôn” không có ruộng canh tác thì thiếu gạo ăn là điều khó tránh khỏi. Thấu được cái khó, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG) đã đưa vấn đề thiếu đất sản xuất nằm ở vị trí Dự án 1 để triển khai. Điều đó đồng nghĩa với việc “thiếu đất sản xuất” cần được khắc phục ngay trên hành trình phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi. Riêng ở bản Lòm, tin chắc khi có ruộng lúa nước cho đồng bào canh tác thì cái thiếu ăn, cái đói sẽ không còn đeo bám người Chứt.

“Giấc mơ” lúa nước của đồng bào Chứt đang dần được hiện thực hóa. Ảnh: Mạnh Cường
“Giấc mơ” lúa nước của đồng bào Chứt đang dần được hiện thực hóa. Ảnh: Mạnh Cường

Mở đường cho lúa nước về bản

“Con đường” đưa ruộng lúa nước về với bản người Chứt đã rộng mở khi giai đoạn 1 của Dự án đã được triển khai thi công. Giai đoạn 2 cũng đã đi vào thực hiện những bước đầu tiên đầy thuận lợi.

Một sự trùng hợp thú vị, phóng viên về với bản Lòm, xã Trọng Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình) đúng vào lúc Bí thư Đảng ủy cùng Đoàn cán bộ xã Trọng Hóa về làm việc tại bản với nội dung thực hiện Chương trình MTQG. “Trong rất nhiều nội dung, nội dung thực hiện dự án lúa nước ở bản Lòm được Đảng ủy, Ủy ban quan tâm nhất”, Bí Thư Đảng ủy Hồ Thoi chia sẻ.

Công trình thủy lợi làm lúa nước cho đồng bào ở bản Lòm được coi là bước khởi đầu trong hành trình đưa ruộng lúa nước về với bản Lòm đã được triển khai xây dựng. Tại Quyết định số 1419 ngày 12/10/2022 của UBND huyện Minh Hóa (Quảng Bình) đã quyết định phân bổ vốn 700 triệu đồng cho công trình. Hiện công trình đã bước vào thi công ngăn đập tích nước phục vụ sản xuất lúa nước sau này ở bản Lòm.

Phần diện tích hơn 6 ha ở bản Lòm làm lúa nước hiện đã lập xong quy hoạch, khảo sát khả thi. Cùng với đó, dự án nhận được sự đồng thuận tuyệt đối của đồng bào ở bản Lòm đã làm cho “con đường” đưa ruộng lúa nước về với bản Lòm thêm rộng mở.

Với tổng mức đầu tư 5 tỷ đồng, nguồn từ Chương trình MTQG, Dự án làm ruộng lúa nước cho đồng bào ở bản Lòm có quy mô hơn 6ha. Dự án được thi công theo hình thức cắt lớp, phân tầng ruộng theo dạng bậc thang. Theo nhận định của người dân ở bản Lòm, vùng đất được quy hoạch vào sản xuất lúa nước có chất đất tốt. Hơn nữa đã có công trình thủy lợi đã được triển khai xây dựng nên thuận lợi trong việc canh tác.

Khi Dự án hoàn thành đưa vào sản xuất, mỗi hộ gia đình ở bản Lòm được chia khoảng 1,5 sào ruộng lúa nước. Đây là sinh kế quan trọng, có ý nghĩa lớn trong việc giải quyết vấn đề thiếu lương thực của đồng bào ở bản Lòm bấy lâu nay. Để nguồn vốn đầu tư từ ngân sách sớm phát huy hiệu quả, Đảng ủy, UBND xã Trọng Hóa đang dồn sức để thực hiện quy trình Dự án. Một ngày không xa “giấc mơ” lúa nước của đồng bào Chứt ở bản Lòm trở thành hiện thực, cái đói sẽ lùi xa dần theo những mùa gặt trên cánh đồng mới.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Khánh Hòa: Thực hiện chính sách giao khoán bảo vệ rừng – “Lợi cả đôi đường”

Khánh Hòa: Thực hiện chính sách giao khoán bảo vệ rừng – “Lợi cả đôi đường”

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Khánh Hòa đang tích cực triển khai Tiểu dự án 1 của Dự án 3 (Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị). Tỉnh Khánh Hoà tích cực chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương triển khai Dự án. Việc giao khoán bảo vệ rừng mang lại “lợi ích kép” khi các đơn vị có thêm nhân lực để giữ rừng, còn người dân nhận khoán có thêm thu nhập.
Tin nổi bật trang chủ
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Bảo vệ vững chắc vùng “phên giậu” (Bài 1)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Bảo vệ vững chắc vùng “phên giậu” (Bài 1)

Mới đây, có dịp rong ruổi trên tuyến biên giới Cao Bằng, vùng đất biên cương địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc. Đi trên những cung đường ngắm nhìn bức tranh đồi núi trập trùng, những bản làng với những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi, trường học kiên cố, chứng kiến về sự thay đổi trong đời sống kinh tế, tinh thần của Nhân dân ở các bản làng vùng cao... chúng tôi càng cảm nhận nhiều hơn về sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi, sự chung tay, góp sức của các cấp chính quyền, lực lượng chức năng để đồng bào an tâm bám bản, bám làng xây dựng cuộc sống, bảo vệ vững chắc an ninh biên giới quốc gia.
Thanh Hoá: Tạo dấu ấn trong dịch vụ môi trường rừng

Thanh Hoá: Tạo dấu ấn trong dịch vụ môi trường rừng

Kinh tế - Cam Phúc - 4 giờ trước
Quỹ bảo vệ, phát triển rừng và phòng chống thiên tai Thanh Hoá cho biết, từ năm 2012 đến nay toàn tỉnh đã thu được trên 148 tỷ đồng từ dịch vụ phát triển rừng và phòng chống thiên tai. Từ nguồn kinh phí này, hàng năm đã tiến hành chi trả cho 22 chủ rừng tổ chức, 516 cộng đồng dân cư thôn bản và trên 2.500 hộ gia đình cá nhân.
Nỗi lo thú cưng hóa thú dữ

Nỗi lo thú cưng hóa thú dữ

Xã hội - Tiêu Dao - 11 giờ trước
Rất nhiều sự việc đau lòng xảy ra khi chó nuôi làm thú cưng bỗng dưng hóa “thú dữ” tấn công người khác. Những quy định về việc nuôi thú cưng đã có, tuy nhiên việc người dân không tuân thủ cũng như chế tài xử phạt chưa mạnh tay đã khiến nhiều hệ lụy xảy ra.
Khâu Vai rộn ràng mùa lễ hội

Khâu Vai rộn ràng mùa lễ hội

Sắc màu 54 - Quỳnh Lưu - 11 giờ trước
Phiên chợ Phong Lưu huyền thoại, nổi tiếng ở Khâu Vai hằng năm cứ vào dịp tháng Ba âm lịch, nơi đây lại rộn ràng không khí lễ hội.
Gỡ khó cho Quỹ phát triển đất

Gỡ khó cho Quỹ phát triển đất

Sự kiện - Bình luận - Sỹ Hào - 11 giờ trước
Quỹ phát triển đất là chính sách sử dụng nguồn tiền từ sử dụng đất và huy động những nguồn khác, phục vụ quá trình đầu tư hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương. Tuy nhiên, ở các địa phương miền núi, việc khai thác nguồn quỹ này khá khó khăn.
Bình Phước đẩy mạnh giảm nghèo vùng DTTS

Bình Phước đẩy mạnh giảm nghèo vùng DTTS

Kinh tế - Minh Thu - 11 giờ trước
Với sự vào cuộc có trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, sự chung tay góp sức của cộng đồng doanh nghiệp, sự nỗ lực vươn lên của hộ nghèo, trong thời gian qua, công tác giảm nghèo tại tỉnh Bình Phước đã đạt được những kết quả tích cực. Năm 2023, toàn tỉnh có 2.200 hộ thoát nghèo, không có hộ tái nghèo, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
Tin trong ngày - 23/4/2024

Tin trong ngày - 23/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 23/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tập trung khắc phục hậu quả mưa dông, lốc. Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Thường Xuân lần thứ IV năm 2024. Khởi công Dự án "Bảo tồn văn hoá truyền thống dân tộc Tày tại xã Mường Lai". Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khánh Hòa: Thực hiện chính sách giao khoán bảo vệ rừng – “Lợi cả đôi đường”

Khánh Hòa: Thực hiện chính sách giao khoán bảo vệ rừng – “Lợi cả đôi đường”

Chính sách dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 12 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Khánh Hòa đang tích cực triển khai Tiểu dự án 1 của Dự án 3 (Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị). Tỉnh Khánh Hoà tích cực chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương triển khai Dự án. Việc giao khoán bảo vệ rừng mang lại “lợi ích kép” khi các đơn vị có thêm nhân lực để giữ rừng, còn người dân nhận khoán có thêm thu nhập.
U23 châu Á: Thái Lan bị loại theo kịch bản bất ngờ

U23 châu Á: Thái Lan bị loại theo kịch bản bất ngờ

Thể thao - Hoàng Minh - 12 giờ trước
U23 Thái Lan vừa để thua U23 Tajikistan trong lượt trận cuối cùng bảng C U23 châu Á với tỷ số 0-1. Theo đó, U23 Thái Lan chính thức rời U23 châu Á 2024 ngay từ vòng bảng.
U23 châu Á: Đánh bại Nhật Bản, Hàn Quốc chiếm ngôi đầu bảng B

U23 châu Á: Đánh bại Nhật Bản, Hàn Quốc chiếm ngôi đầu bảng B

Thể thao - Hoàng Minh - 12 giờ trước
Trong trận tranh ngôi đầu bảng B giải U23 châu Á, U23 Hàn Quốc đã giành chiến thắng tối thiểu 1-0 trước đội tuyển U23 Nhật Bản.
U23 châu Á: Xác định 8 cái tên mạnh nhất vào vòng Tứ kết - U23 Việt Nam rơi vào nhánh đấu giống kỳ tích Thường Châu

U23 châu Á: Xác định 8 cái tên mạnh nhất vào vòng Tứ kết - U23 Việt Nam rơi vào nhánh đấu giống kỳ tích Thường Châu

Thể thao - Hoàng Minh - 12 giờ trước
Vòng bảng giải U23 châu Á đang dần đi đến hồi kết. Dù còn vài cặp đấu chưa diễn ra, nhưng người hâm mộ đã xác định được 8 cái tên bước vào vòng tiếp theo. Các đội tuyển mạnh nhất bao gồm: Việt Nam, Iraq, Indonesia, Qatar, Hàn Quốc, Nhật Bản, Uzbekistan, Saudi Arabia.
Vinamilk tiếp tục có nhà máy trung hòa Carbon, thêm

Vinamilk tiếp tục có nhà máy trung hòa Carbon, thêm "mảnh ghép xanh" cho tiến trình Net Zero

Kinh tế - PV - 12 giờ trước
Trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, Vinamilk công bố Nhà máy Nước giải khát Việt Nam đạt trung hòa carbon theo tiêu chuẩn quốc tế PAS 2060:2014. Như vậy, Vinamilk đang sở hữu tới 3 đơn vị (gồm 2 nhà máy và 1 trang trại) đạt chứng nhận về trung hòa Carbon, cho thấy những bước tiến quyết liệt của doanh nghiệp trên con đường tiến đến mục tiêu Net Zero vào năm 2050.