Chiều ngày 12/8, tại Hà Nội, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến chủ trì cuộc họp góp ý xây dựng Dự án “Đầu tư phát triển nhóm các dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn”. Đây là Dự án 9 nằm trong Chương trình mục tiêu quốc gia. Tham dự cuộc họp có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Thông cùng các thành viên trong Tiểu ban xây dựng Dự án 9, đại diện lãnh đạo một số vụ, đơn vị của UBDT.
Để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (TKT- XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, tỉnh Lạng Sơn đã xác định nhiều giải pháp cụ thể. Tuy nhiên, thực tế tại địa phương cho thấy vẫn còn nhiều tồn tại, vướng mắc, cần có cơ chế, chính sách phù hợp trong giai đoạn tới.
Đồng bào dân tộc Cống ở xã Nậm Khao, huyện Mường Tè (Lai Châu) luôn thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong di dân tái định cư, xóa bỏ các hủ tục; tích cực phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng nông thôn mới.
Tỉnh Bình Phước có 9 xã khu vực III, 1 xã biên giới và 51 thôn đặc biệt khó khăn (ĐBKK) thuộc diện đầu tư theo Chương trình 135 giai đoạn 2016 - 2020. Nguồn lực đầu tư của Chương trình, không chỉ giúp diện mạo nông thôn khởi sắc, mà còn giúp hàng nghìn hộ dân thoát nghèo, cuộc sống ngày càng no ấm.
Chủ động tiến hành rà soát danh sách các hộ nghèo, lựa chọn, bình xét dân chủ để phân bổ, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thiết bị máy móc hỗ trợ sản xuất theo nhu cầu của người dân… là cách làm mang lại hiệu quả tích cực khi triển khai thực hiện dự án hỗ trợ sản xuất từ Chương trình 135 trên địa bàn huyện Sìn Hồ (Lai Châu). Thông qua nguồn hỗ trợ, bà con những vùng khó khăn trên địa bàn có thêm nguồn lực phát triển kinh tế, từng bước ổn định đời sống.
Từ ngày 4 - 6/ 8/2020, tại TP Cần Thơ đã diễn ra Đại hội Đại biểu lần thứ X, nhiệm kỳ 2020 – 2025 Đảng bộ Quân khu 9. Trung tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự và chỉ đạo Đại hội.
“Trước đây, cuộc sống của bà con rất bấp bênh, phụ thuộc vào việc trồng lúa rẫy. Nhờ sự hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, nên cuộc sống bà con ổn định hơn; con cháu trong bản đều được đến trường học chữ, bà con trong bản rất phấn khởi. Chưa bao giờ tôi thấy bản làng cũng như đời sống của bà con có sự đổi thay đổi lớn như hôm nay…”. Đó là những chia sẻ của ông Hồ Khiên, dân tộc Chứt ở bản Tà Vờng, xã Trọng Hóa, Minh Hóa (Quảng Bình) khi nói về những đổi thay trên quê hương nhờ chính sách dân tộc.
Nhiều năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Gia Lai đã huy động tối đa các nguồn lực nhằm giúp người dân tại các vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK), vùng đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo, nâng cao chất lượng đời sống.
Ngày 3/8, Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng phối hợp với Học viện Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) khai giảng Lớp Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho đối tượng 3 (công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo cấp phòng và tương đương) và đối tượng 4 (công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo) trên địa bàn tỉnh.
Được đầu tư xây dựng về cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất… diện mạo nông thôn vùng khó khăn đã có nhiều thay đổi; đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS ngày càng được nâng cao là những thành quả đáng mừng từ việc triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc trên địa bàn huyện Mộc Châu (Sơn La).
Chiều ngày 31/7, Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến giai đoạn 2015 – 2020 và sơ kết công tác dân tộc 6 tháng đầu năm 2020. Dư hội nghị có ông Tào Việt Thắng, Phó Vụ trưởng Vụ Địa phương III và đại diện các cơ quan phụ trách công tác dân tộc trên địa bàn.
“An cư” là một trong những vấn đề hết sức bức thiết để người dân có thể “lạc nghiệp”. Vậy nhưng, con số 20,8% số hộ đồng bào DTTS đang sống trong các ngôi nhà thiếu kiên cố hoặc đơn sơ mới được Ủy ban Dân tộc (UBDT) phối hợp với Tổng cục Thống kê (TCTK) công bố từ kết quả điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội (KT-XH) của 53 DTTS lần thứ hai năm 2019, khiến chúng ta không khỏi giật mình.
Ngày 30/7, tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức Hội nghị biểu dương Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Khánh Hòa năm 2020. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Y Thông cùng lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa dự và chỉ đạo Hội nghị. Tại Hội nghị, 92 đại biểu Người có uy tín tiêu biểu trong cộng đồng DTTS ở Khánh Hòa đã được biểu dương. Cũng tại Hội nghị, nhiều kinh nghiệm quý đã được chia sẻ và khẳng định Người có uy tín chính là trụ cột trong phát triển của các khu dân cư.
Từ đầu năm 2020, tỉnh Quảng Bình đã tích cực triển khai công tác bình đẳng giới (BĐG), vì sự tiến bộ của phụ nữ. Trong đó, công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về BĐG, vì sự tiến bộ của phụ nữ được xác định là nhiệm vụ quan trọng.
Ngày 29/7, Vụ Tuyên truyền, Ủy ban Dân tộc phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai đã tổ chức tập huấn cho 90 đại biểu là Người uy tín, trưởng thôn, bản trên địa bàn huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai về tuyên truyền công tác dân tộc, chính sách dân tộc và kỹ năng tuyên truyền, vận động đồng bào vùng DTTS.
Thời gian qua, Thừa Thiên - Huế được biết đến là địa phương tiêu biểu, là điểm sáng trên toàn quốc về thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc. Để đạt được kết quả này, có vai trò nòng cốt trong việc tham mưu, thực hiện chính sách dân tộc, công tác dân tộc tại địa phương của Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Giai đoạn 2016 - 2020, 100% xã, thôn đặc biệt khó khăn (ĐBKK) thuộc diện đầu tư của Chương trình 135 của tỉnh Quảng Ninh đã hoàn thành mục tiêu. Để làm được điều này, Quảng Ninh không chỉ phát huy hiệu quả nguồn lực của Nhà nước, doanh nghiệp, mà còn có sự chung tay, góp sức của chính người dân.
Sáng 27/7, tại Hà Nội, đồng chí Đỗ Văn Chiến, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT), Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu các DTTS Việt Nam lần thứ II năm 2020 chủ trì Cuộc họp rà soát công tác chuẩn bị Đại hội. Tham dự cuộc họp có các đồng chí Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm: Nông Quốc Tuấn, Y Thông; các đồng chí thành viên các Tiểu ban của Đại hội; đại diện lãnh đạo các vụ, đơn vị thuộc UBDT.
Từ những nhiệm vụ đột phá, huyện Phước Sơn (Quảng Nam) đã huy động nguồn lực triển khai thực hiện các chương trình, dự án đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở, đồng thời hỗ trợ sản xuất và mở rộng các mô hình kinh tế đem lại hiệu quả, giúp đồng bào địa phương vươn lên thoát nghèo bền vững.
An Lão là huyện miền núi của tỉnh Bình Định, toàn huyện có 8/9 xã có đồng bào DTTS sinh sống. Nhiệm kỳ vừa qua (2015 - 2020), từ nguồn vốn của các chương trình, dự án, huyện đã đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ sản xuất và an sinh xã hội. Nhờ đó, đời sống của người dân từng bước được cải thiện, diện mạo nông thôn miền núi ngày một khởi sắc.