Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thời cơ mới, vận hội mới

Trường Giang - 23:03, 11/02/2021

Năm 2020 đã khép lại, đánh dấu một năm với nhiều thành tựu đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực công tác dân tộc. Từ đó, mở ra một giai đoạn phát triển mới, toàn diện và bền vững ở vùng DTTS và miền núi.

Văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS được quan tâm bảo tồn và phát huy hiệu quả. (Ảnh Lê Hương)
Văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS được quan tâm bảo tồn và phát huy hiệu quả. (Ảnh Lê Hương)

Khởi đầu cho sự phát triển bền vững

Trong rất nhiều những sự kiện của lĩnh vực công tác dân tộc trong năm qua, không thể không nhắc đến sự kiện đặc biệt quan trọng: Ngày 19/6/2020, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 120/2020/QH14 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Với Nghị quyết này, đây là lần đầu tiên lĩnh vực công tác dân tộc có một Chương trình mục tiêu quốc gia, là giải pháp quan trọng mang tính đột phá nhằm tập trung nguồn lực phát triển toàn diện, bền vững vùng DTTS và miền núi.

Sở dĩ nhấn mạnh rằng sự kiện này đã mở ra một giai đoạn phát triển toàn diện và bền vững đối với vùng DTTS và miền núi là bởi, trước khi Nghị quyết 120/2020/QH14 được Quốc hội ban hành, từ năm 2019 trở về trước, câu chuyện về thiếu nguồn lực, chồng chéo trong thực hiện chính sách dân tộc là những tồn tại lớn nhất, dai dẳng nhất suốt nhiều năm qua.

Vấn đề bất cập này không chỉ được đề cập tới trong các cuộc hội nghị, hội thảo, sơ kết, tổng kết… chính sách của riêng Ủy ban Dân tộc hay các bộ, ngành, mà các đại biểu Quốc hội cũng thường xuyên đề cập rất gay gắt tại các kỳ họp Quốc hội mỗi khi bàn về tình hình kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi…

Tuy nhiên, với việc Nghị quyết 120/2020/QH14 được ban hành, tình trạng chính sách chờ vốn đã chính thức được khép lại. Nghị quyết nêu rõ: Thời gian thực hiện Chương trình là 10 năm, chia làm 2 giai đoạn, từ năm 2021 đến năm 2025 và từ năm 2026 đến năm 2030. Tổng nguồn vốn thực hiện giai đoạn 2021 - 2025, tối thiểu là 137.664 tỷ đồng. Nguồn vốn của Chương trình được bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025. Căn cứ kết quả thực hiện của Chương trình giai đoạn 2021 - 2025, Chính phủ trình Quốc hội quyết định nguồn lực thực hiện Chương trình giai đoạn 2026 - 2030.

Như vậy, với nguồn lực được Quốc hội thông qua, bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn theo từng giai đoạn, việc thực hiện các chính sách dân tộc sẽ thuận lợi, bền vững. Đồng thời, sự chồng chéo trong việc quản lý, ban hành chính sách dân tộc cũng được giải quyết triệt để. Tất cả được quy về một mối - Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 với 10 tiểu dự án thành phần phủ kín hết mọi mặt trong đời sống xã hội.

Nhìn nhận về ý nghĩa và tính bền vững của Nghị quyết 120/2020/QH14 của Quốc hội, ông Triệu Đình Lê, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Cao Bằng – một trong những tỉnh miền núi khó khăn nhất của cả nước khẳng định: Nghị quyết số 120 của Quốc hội là Chương trình lớn và toàn diện, thể hiện rõ nét tính tập trung căn cơ và không dàn trải, phù hợp với tâm nguyện của đồng bào. Đồng thời, ông cũng cho rằng, đây thực sự là cơ hội lớn cho miền núi phát triển bền vững. Nếu làm tốt chương trình này, đồng bào không chỉ có “cần câu” mà còn có cả “ao cá, giống cá” để vươn lên…

Củng cố niềm tin, gắn kết cộng đồng

Nghị quyết 120/2020/QH14 được ban hành không chỉ là niềm vui, hạnh phúc lớn lao của những người làm công tác dân tộc mà còn tạo ra sự phấn khởi, tin tưởng kỳ vọng về tương lai tươi sáng với đồng bào các DTTS trước những quyết sách của Đảng, Nhà nước đối với vùng DTTS và miền núi. Niềm vui, sự tin tưởng, kỳ vọng ấy càng được nhân lên khi đầu tháng 12/2020, Đại hội Đại biểu toàn quốc các DTTS Việt Nam lần thứ II đã diễn ra thành công tốt đẹp. Đại hội Đại biểu các DTTS toàn quốc lần thứ II thêm một lần nữa thể hiện chủ trương nhất quán, sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước với công tác dân tộc, với đồng bào các DTTS.

10 năm kể từ Đại hội Đại biểu toàn quốc các DTTS Việt Nam lần thứ Nhất, Đại hội lần này chính là dịp để đánh giá lại quyết tâm thư của kỳ Đại hội trước cũng như những thành tựu đạt được trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… vùng DTTS và miền núi. Theo đó, mặc dù nguồn lực còn khó khăn nhưng Đảng và Nhà nước đã ưu tiên bố trí ngân sách hỗ trợ đầu tư cho vùng DTTS và miền núi. Các Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững và nguồn ngân sách đầu tư công đã tập trung xây dựng hàng vạn công trình đường, điện, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa… ở vùng DTTS và miền núi; làm cho bộ mặt nông thôn miền núi đã có bước phát triển mới, cơ sở hạ tầng thiết yếu được xây dựng đồng bộ hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phục vụ sản xuất và đời sống của Nhân dân.

Đồng thời, công tác xóa đói, giảm nghèo được Đảng và Nhà nước chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả, được cả xã hội quan tâm, đồng lòng ủng hộ, đạt được kết quả nổi bật. Bình quân hằng năm tỷ lệ hộ nghèo vùng DTTS và miền núi giảm 2 - 3%; các xã, thôn đặc biệt khó khăn giảm 3 - 4%; các huyện nghèo giảm 4 - 5%, có nơi giảm trên 5%. Bước đầu đã thu hẹp một bước địa bàn KT-XH đặc biệt khó khăn; giai đoạn 2015 - 2019 đã có 22 huyện, 125 xã, 1.298 thôn thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn…

Những kết quả ấy thực sự làm nức lòng đồng bào DTTS cả nước, củng cố chặt chẽ niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước trong công cuộc đưa miền núi tiến kịp miền xuôi, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng DTTS và miền núi.

Và cũng chính từ Đại hội, gần 1.600 tấm gương xuất sắc trong lao động, sản xuất, giữ gìn an ninh trật tự… đại diện cho hơn 14,2 triệu đồng bào của 53 DTTS trên cả nước được hội ngộ, được vinh danh trong ngày gặp mặt. “Khi riêng rẽ, mỗi chúng ta chỉ là một giọt nước. Cùng nhau, chúng là đại dương” - câu nói ấy của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Đại hội Đại biểu toàn quốc các DTTS Việt Nam lần thứ II năm 2020 cũng chính là sự gửi gắm sâu sắc ý nghĩa về sự đoàn kết các dân tộc của lãnh đạo Đảng Nhà nước. Để từ đó, những người con ưu tú của các dân tộc anh em cùng nhau thắt chặt hơn nữa, lan tỏa hơn nữa tình đoàn kết, quyết tâm xây dựng bản làng, quê hương giàu đẹp…

Bước sang năm mới 2021 với không ít khó khăn, thách thức phía trước, song với những kết quả to lớn đã đạt được trong năm 2020, sẽ là động lực mạnh mẽ để chúng ta vững tin, quyết tâm triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Đồng Nai

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Đồng Nai

Sáng nay, ngày 22/11/2024, Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Đồng Nai lần thứ IV-năm 2024 đã chính thức diễn ra long trọng tại Trung tâm Hội nghị và tổ chức sự kiện tỉnh Đồng Nai. Đại hội vinh dự được đón ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tham dự và chỉ đạo Đại hội.
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Đồng Nai

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Đồng Nai

Sáng nay, ngày 22/11/2024, Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Đồng Nai lần thứ IV-năm 2024 đã chính thức diễn ra long trọng tại Trung tâm Hội nghị và tổ chức sự kiện tỉnh Đồng Nai. Đại hội vinh dự được đón ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tham dự và chỉ đạo Đại hội.
250 gian hàng tham gia Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam 2024

250 gian hàng tham gia Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam 2024

Kinh tế - Minh Thu - 2 giờ trước
Tối 21/11, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP. Hà Nội đã tổ chức khai mạc Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024. Sự kiện được tại Trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Royal City với quy mô 250 gian hàng, thu hút hơn 200 đơn vị đến từ 63 tỉnh. thành phố tham gia trưng bày, giới thiệu đặc sản vùng miền.
Nhiều làng hoa, quả đua nhau chuẩn bị vụ Tết

Nhiều làng hoa, quả đua nhau chuẩn bị vụ Tết

Kinh tế - Minh Thu - 3 giờ trước
Đến thời điểm hiện tại, các làng nghề trồng đào, quất, hoa tươi lâu năm ở Hà Nội, Đà Lạt, hay vùng trồng thanh long ở tỉnh Bình Thuận đang nỗ lực phục hồi, chăm sóc cây trồng để phục vụ người dân dịp Tết Ất Tỵ năm 2025.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Đồng Nai

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Đồng Nai

Thời sự - Duy Chí - 4 giờ trước
Sáng nay, ngày 22/11/2024, Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Đồng Nai lần thứ IV-năm 2024 đã chính thức diễn ra long trọng tại Trung tâm Hội nghị và tổ chức sự kiện tỉnh Đồng Nai. Đại hội vinh dự được đón ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tham dự và chỉ đạo Đại hội.
Quảng Ngãi: Không còn kinh phí, Trung tâm chăm sóc nạn nhân da cam dừng hoạt động

Quảng Ngãi: Không còn kinh phí, Trung tâm chăm sóc nạn nhân da cam dừng hoạt động

Xã hội - Minh Thu - 5 giờ trước
Từ đầu tháng 11 đến nay, do không còn kinh phí, Trung tâm nuôi dưỡng, phục hồi chức năng nạn nhân chất độc da cam/dioxin Nghĩa Thắng (gọi tắt là Trung tâm), đứng chân trên địa bàn xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi đã phải tạm dừng hoạt động. Điều này gây lo lắng cho các gia đình có con em là nạn nhân chất độc da cam.
Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei để mất hơn 11 ha rừng trồng

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei để mất hơn 11 ha rừng trồng

Media - Ngọc Chí - 5 giờ trước
Cách đây 10 năm, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum được giao thực hiện dự án trồng rừng thay thế hơn 160 ha, đến năm 2018 diện tích này đã được nghiệm thu và đạt các tiêu chí về diện tích, chăm sóc và tỷ lệ cây sống. Tuy nhiên, mới đây, ngành chức năng tỉnh Kon Tum đã kiểm tra và phát hiện hơn 11 ha rừng trồng tại đây đã bị mất và suy giảm.
Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 21/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”. Yên bình nơi non cao Kỳ Thượng. Cô giáo Tày của bản làng vùng cao . Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Media - BDT - 5 giờ trước
Trong cuộc sống hiện đại với nhịp sống hối hả và áp lực công việc, chứng mất ngủ trở thành vấn đề không hiếm gặp. Nhiều người tìm đến các loại thuốc an thần và trấn tĩnh của y học hiện đại để cải thiện giấc ngủ, nhưng không ít trường hợp các thuốc này không hiệu quả hoặc gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Gương sáng - Vàng Ni - Thu Hà - 5 giờ trước
Bằng niềm tin vào bản thân và khao khát mang bản sắc văn hoá dân tộc Mông đến với mọi người, Giàng Tuyết Tình, Hoa khôi cuộc thi “The Charming Beauty - Duyên dáng Thanh niên Yên Bái 2024” đã từng bước khẳng định mình và lan toả năng lượng sống tích cực cho những bạn trẻ vùng cao.
Thủ phủ cà phê mùa...

Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Pháp luật - Lê Hường - 5 giờ trước
Vào mùa thu hoạch cà phê với giá cà phê đang ở mức cao kỷ lục, người trồng cà phê Tây Nguyên vui mừng khôn xiết, song họ cũng đang mất ngủ tìm đủ mọi giải pháp “canh trộm”, bảo vệ thành quả lao động của mình. Đồng hành với nông dân, chính quyền, lực lượng Công an, dân phòng cũng có nhiều cách làm giúp nông dân bảo vệ nông sản, góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở.
Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 5 giờ trước
Cùng với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) và sự chung tay góp sức của đội ngũ Người có uy tín trong tuyên truyền, vận động người dân thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình; huyện vùng cao Tương Dương (Nghệ An) đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đời sống đồng bào từng bước được nâng lên, cơ sở hạ tầng thiết yếu đã có nhiều khởi sắc.
18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

Khoa học - Công nghệ - Minh Thu - 5 giờ trước
Dữ liệu mới đây từ Kaspersky (Hãng bảo mật phần mềm của Nga) công bố cho biết, các cuộc tấn công mạng, đặc biệt là các hình thức lừa đảo tinh vi hay tấn công phi kỹ thuật đang diễn biến ngày càng phức tạp và tinh vi, cần hết sức đề cao cảnh giác. Điều này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình an ninh mạng tại Việt Nam.