Là một trong những huyện nghèo nhất của cả nước, những năm qua, Đảng bộ và chính quyền huyện biên giới Nậm Pồ (Điện Biên) đã chủ động xây dựng kế hoạch, phương án triển khai các chương trình, chính sách về xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Sự chủ động của Đảng bộ và chính quyền huyện đã góp phần giúp cho đời sống người dân được nâng lên.
So với năm 2015, đời sống của đồng bào DTTS ngày càng được nâng lên, việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản được cải thiện. Tuy nhiên so với mặt bằng chung, tình hình kinh tế-xã hội (KT -XH) của đồng bào DTTS vẫn còn rất nhiều khó khăn. Điều đó đã được thể hiện rõ ràng, cụ thể, sinh động qua Kết quả điều tra thu thập thông tin thực trạng KT-XH của 53 DTTS năm 2019. Hội nghị công bố Kết quả điều tra diễn ra chiều ngày 3/7/2020 tại Hà Nội, do Ủy ban Dân tộc (UBDT) và Tổng cục Thống kê (TCTK) phối hợp tổ chức.
Thực hiện Quyết định số 2086/QĐ-TTg, ngày 31/10/2016, của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các DTTS rất ít người giai đoạn 2016 - 2025” (Quyết định 2086), Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng đã tổ chức rà soát nhu cầu hỗ trợ, đầu tư theo Quyết định 2086, sau khi nguồn vốn của Đề án này được cấp vào cuối năm 2019. Ngay trong năm 2020, các định mức đầu tư đã được xây dựng và chuẩn bị triển khai thực hiện.
Để hiện thực hóa các chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào các DTTS, các cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh Tuyên Quang đã quan tâm, thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc nhằm giúp đồng bào các DTTS từng bước ổn định cuộc sống.
6 năm làm Phó Trưởng bản, rồi được người dân tín nhiệm bầu làm Trưởng bản Văng Môn, xã Nga My, huyện Tương Dương (Nghệ An), anh Lo Văn Quyền, 30 tuổi, dân tộc Ơ-đu đã có nhiều đóng góp trong các công tác ở địa phương.
Những ngày này, Đại hội Đảng bộ các cấp đang diễn ra trong không khí tưng bừng, náo nức trên khắp các vùng miền của đất nước. Tại các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi, nhiều cán bộ người DTTS đã trúng cử, tham gia cấp ủy. Điều đó cho thấy sự quan tâm đến công tác cán bộ người DTTS của Đảng, Nhà nước, tạo điều kiện để cán bộ người DTTS vươn lên, khẳng định và đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.
Hơn 10 năm di cư lập làng trên khu đất bằng phẳng, phì nhiêu và nhờ sự trợ giúp kịp thời của các cấp chính quyền, đồng bào Mông ở thôn 12, xã Vụ Bổn, huyện Krông Păk (Đăk Lăk) nhanh chóng vượt qua khó khăn, sớm có cuộc sống ổn định.
Ngày 31/10/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 2085/QĐ-TTg về chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2017 - 2020. Sau gần 4 năm triển khai tại Quảng Ninh, Đề án 2085 đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của đồng bào DTTS, tạo điều kiện giúp người dân vươn lên thoát nghèo.
Tiến tới Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Cao Bằng lần thứ V, Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X, Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng vừa tổ chức thành công Hội nghị điển hình tiên tiến lần thứ II giai đoạn 2020 - 2025.
Tỉnh Trà Vinh hiện còn 1 huyện nghèo và 23 xã, 10 ấp thuộc diện đầu tư của Chương trình 135. Để nâng cao hiệu quả đầu tư thúc đẩy phát triển vùng đồng bào DTTS, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã chủ động lồng ghép các nguồn vốn để triển khai, qua đó đạt được nhiều kết quả giảm nghèo.
Chiều 22/6, tại Hà Nội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến đã chủ trì cuộc họp để rà soát, thống nhất một số nội dung về công tác chuẩn bị Đại hội Đại biểu toàn quốc các DTTS Việt Nam lần thứ II năm 2020.
Sáng 22/6/2020, tại Hà Nội, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến chủ trì cuộc họp góp ý xây dựng Dự thảo Quyết định trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG).
Lần nào gọi điện hỏi thăm các anh chị công tác tại Ban Dân tộc tỉnh Hà Giang, chúng tôi cũng nhận được lời mời trân trọng đến thăm mảnh đất nơi địa đầu Tổ quốc này. Với những chuyến đi như thế, chúng tôi luôn hào hứng. Đi để cảm nhận, để sẻ chia với cuộc sống của đồng bào DTTS, để hiểu được sự vất vả, gian nan của những người làm công tác dân tộc.
Việt Nam đã đạt được nhiều thành công trong công cuộc giảm nghèo, phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi. Đóng góp vào thành công chung đó, luôn có sự hỗ trợ, giúp đỡ của các chuyên gia, tổ chức quốc tế, đối tác phát triển. Trong số đó, Chính phủ Ai Len đã luôn dành sự quan tâm, hỗ trợ Việt Nam trong hành trình đi đến thành công. Nhân sự kiện Quốc hội Việt Nam thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG), phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc phỏng vấn ông John McCullagh, Đại sứ Ai Len tại Việt Nam.
Sinh sống và làm việc ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn; có trình độ học vấn, thu nhập thấp hơn mặt bằng chung của cả nước là đặc thù chung của cán bộ, đảng viên người DTTS. Nhiều cán bộ cơ sở chưa thể hiện được vai trò kết nối, tập hợp, dẫn đến hạn chế về công tác tạo nguồn phát triển đảng viên… là “nút thắt” trong công tác phát triển đảng viên người DTTS.
Ngày 19/6/2020, tại phiên bế mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021-2030, với 100% đại biểu tham gia biểu quyết tán thành.
Gần đây, trên một số phương tiện truyền thông đại chúng có phản ánh, tỉnh Nghệ An đã “đưa nhầm” 231 người Ơ-đu ở bản Đửa, xã Lượng Minh, huyện Tương Dương vào Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) các DTTS rất ít người giai đoạn 2016 - 2025, theo Quyết định 2086/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 (gọi tắt là Đề án 2086); Cơ quan An ninh điều tra - Công an tỉnh Nghệ An cũng đang vào cuộc làm rõ thông tin liên quan. Nhằm cung cấp thông tin một cách toàn diện, khách quan về vấn đề này, Báo Dân tộc và Phát triển khởi đăng loạt bài “Người Ơ-đu ở Nghệ An” phục vụ bạn đọc.
Theo dự thảo, Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế- xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), giai đoạn 2021-2030 sẽ có tổng số 10 dự án. Trong đó, Bộ Lao động Thương binh & Xã hội (LĐTB&XH) sẽ thực hiện nội dung phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng DTTS&MN. Đây là tiểu dự án nằm trong Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thuộc Chương trình.Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, vùng đồng bào DTTS&MN sẽ có 50% lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người DTTS. Về nội dung này, Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn nhanh Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Lê Văn Thanh.
Từng là “rốn nghèo” của huyện U Minh (Cà Mau), xã Khánh Thuận nay đã thay đổi rõ nét từ nguồn lực đầu tư của Chương trình 135. Thời gian tới, Đảng bộ và Nhân dân xã Khánh Thuận thêm nhiều kỳ vọng vươn lên mạnh mẽ hơn, khi Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng DTTS và miền núi được triển khai.
Tại phiên họp ngày 12/6, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã thảo luận tại Hội trường về Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (sau đây gọi tắt là Chương trình). Đã có 25 ý kiến phát biểu tại Hội trường. Các đại biểu đều khẳng định sự cần thiết và gửi gắm niềm tin, kỳ vọng về Chương trình, đồng thời kiến nghị những giải pháp cụ thể nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình trong thời gian tới. Báo Dân tộc và Phát triển lược ghi một số ý kiến của Đại biểu Quốc hội đóng góp vào Chương trình.