Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020 - 2025 mạnh dạn đặt mục tiêu đến năm 2025, đưa Si Ma Cai (Lào Cai) thoát khỏi danh sách huyện nghèo. Hiện thực hóa mục tiêu này, Đảng bộ huyện xác định tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ đảm bảo phẩm chất, năng lực, uy tín là rất cần thiết, là nhân tố quan trọng để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Trong hai cuộc kháng chiến thần kỳ của dân tộc, rừng U Minh, huyện U Minh (Cà Mau) là lá chắn chở che cho cán bộ, chiến sĩ hoạt động cách mạng. Mặc dù chịu nhiều “thương tích” của chiến tranh, nhưng với sự quyết tâm, đồng lòng của cấp ủy đảng, chính quyền và người dân, diện mạo của U Minh đang ngày thêm đổi mới.
Ngày 25/8/2020, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến chủ trì buổi làm việc với Vụ Hợp tác Quốc tế về việc xây dựng Báo cáo khả thi triển khai thực hiện một số Tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030 do Vụ Hợp tác Quốc tế phụ trách. Tham dự cuộc họp có các đồng chí Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm: Lê Sơn Hải, Y Thông.
Nhằm từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, thời gian qua, huyện Mường Chà (Điện Biên) đã tập trung thực hiện nhiều giải pháp, trong đó, có việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ Chương trình giảm nghèo bền vững, hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, triển khai các mô hình kinh tế mang lại thu nhập cao.
Năm nay 60 tuổi đời, Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) Xuân Ái đã có hơn 40 năm gắn bó với những làn điệu hát Then, hát Sli, hát Lượn của dân tộc Tày, Nùng… Những câu hát, điệu Then đã ngấm sâu vào máu thịt, là mạch nguồn sống để ông cống hiến hết mình đối với nghệ thuật của dân tộc, làm nên tên tuổi NSND của núi rừng Việt Bắc.
Sau hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết số 18/NQ-TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của cả hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Bên cạnh những kết quả quan trọng đã đạt được, trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy cũng đã xuất hiện những khó khăn, bất cập, nhất là đối với cơ quan công tác dân tộc ở cấp cơ sở.
Sáng 21/8, tại Hà Nội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến đã chủ trì cuộc họp góp ý xây dựng dự thảo Quyết định thành lập Văn phòng điều phối (VPĐP) Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS & MN giai đoạn 2021-2030. Tham dự cuộc họp còn có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Quốc Tuấn.
Đến thời điểm này, Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng thực hiện đạt, vượt nhiều chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII nhiệm kỳ 2015 - 2020; đặc biệt là chăm lo phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng có đông đồng bào DTTS. Trước thềm Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Báo Dân tộc và Phát triển đã phỏng vấn ông Lâm Văn Mẫn, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Sóc Trăng xung quanh nội dung này.
Ngày 20/8/2020, tại Trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến chủ trì cuộc họp nghe Báo cáo về một số Dự án, Tiểu dự án thành phần thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030. Tham dự cuộc họp còn có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Thông.
Là một trong những huyện miền núi khó khăn, nơi có đông đồng bào Thái, Mông, Mường sinh sống… các huyện Quan Sơn, Thạch Thành (Thanh Hóa) xác định, phát triển đảng viên người DTTS là nhiệm vụ then chốt, nhằm tăng cường sức chiến đấu của tổ chức đảng; góp phần củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Ngày 18/8, tại Hà Nội, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Đỗ Văn Chiến chủ trì buổi họp nghe báo cáo việc triển khai thực hiện Quyết định 771/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018 - 2025” (Quyết định 771).
Sáng 18/8, nhân kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, huyện Bảo Thắng tổ chức gặp mặt 89 đại biểu là người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc thiểu số trên địa bàn.
A Ngo là một trong những xã đầu tiên của huyện A Lưới (Thừa Thiên - Huế) về đích trong Chương trình xây dựng Nông thôn mới (NTM) và hoàn thành Chương trình 135 giai đoạn 2016 - 2020. Kết quả đó đã và đang tác động, làm thay đổi đời sống kinh tế - xã hội (KT-XH) của đồng bào các dân tộc trên địa bàn xã.
Khánh Vĩnh là huyện miền núi của tỉnh Khánh Hòa, có 15 dân tộc anh em sinh sống. Toàn huyện có 10 xã khu vực III; 2 xã thuộc khu vực II và 2 xã thuộc khu vực I. Trong 5 năm qua (2016 - 2020), vùng đồng bào DTTS của huyện đã được thụ hưởng nhiều chương trình, dự án, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) chung của toàn huyện.
Theo đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), sau 5 năm thực hiện sắp xếp, đổi mới các nông, lâm trường quốc doanh, đến nay, 43/45 tỉnh đã cơ bản hoàn thành việc tiến hành đo đạc, cắm mốc ranh giới sử dụng đất đo đạc lập bản đồ địa chính. Tuy vậy, trên thực tế, công tác quản lý đất đai vẫn còn bất cập, hạn chế cần phải được giải quyết.
Sáng ngày 14/8, tại Hà Nội, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Đỗ Văn Chiến chủ trì cuộc họp xây dựng Báo cáo nghiên cứu khả thi của Dự án 10 về “Truyền thông tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi. Kiểm tra giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình”. Dự án nằm trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030. Tham dự cuộc họp có các đồng chí Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm: Lê Sơn Hải, Hoàng Thị Hạnh cùng các thành viên trong Tiểu ban xây dựng Dự án 10, đại diện lãnh đạo một số Vụ, đơn vị của UBDT.
Dự án “Nâng cao nhận thức và tiếng nói của cộng đồng dân tộc miền núi phía Bắc trong ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới” (Dự án) chính thức khởi động tại tỉnh Điện Biên do Ủy ban châu Âu tài trợ, Viện Phát triển sức khỏe cộng đồng Ánh sáng (LIGHT), Trung tâm Phát triển cộng đồng tỉnh Điện Biên và CARE (tổ chức nhân đạo quốc tế) tại Việt Nam triển khai lần đầu tiên tại 24 thôn, bản thuộc 4 xã: Thanh Nưa, Hua Thanh (huyện Ðiện Biên) và Mường Phăng, Pá Khoang (TP. Ðiện Biên Phủ) của tỉnh Ðiện Biên đã tập trung giảm thiểu vấn đề bạo lực giới trong cộng đồng người DTTS, qua đó góp phần thúc đẩy bình đẳng giới.
Sau 5 năm thực hiện, Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2015 - 2020 đã đem lại những kết quả tích cực về sản xuất, phân phối và tiêu dùng trên các địa bàn còn nhiều khó khăn. Trong giai đoạn tiếp theo, để Chương trình thực sự là “cú hích” phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, cần có những sửa đổi, bổ sung, nhất là về mặt cơ chế, chính sách.
Thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính (CCHC) Nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 của Chính phủ, Ủy ban Dân tộc (UBDT) xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo UBDT, sự vào cuộc tích cực của các vụ, đơn vị; đặc biệt đề cao trách nhiệm của người đứng đầu nên công tác CCHC được triển khai hiệu quả, góp phần thiết thực vào thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước.
Chiều 13/8, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Hoàng Thị Hạnh đã có buổi làm việc với tập thể lãnh đạo Vụ Dân tộc thiểu số.