Tết Ngô còn có tên gọi khác là tết "Mùa mưa"- tết cổ truyền lớn nhất trong năm của đồng bào Cống ở Lai Châu. Hiện nay, người Cống ở Lai Châu có khoảng hơn 2000 người tập trung ở hai huyện Nậm Nhùn và Mường Tè. Tuy dân số không nhiều, nhưng đồng bào Cống vẫn giữ được những giá trị văn hóa riêng và Lễ hội Tết Ngô là một trong những nét văn hóa đặc sắc từ ngàn xưa còn lưu lại .
Thực hiện lời kêu gọi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới, Bộ Nội vụ (Ban Tôn giáo Chính phủ) đề nghị lãnh đạo Giáo hội các tổ chức tôn giáo thực hiện nghiêm các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch.
Trước đây, nhắc đến cái tên Nậm Bó (xã Lùng Thàng, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu), người ta lại mường tượng ra cảnh đói nghèo, tệ nạn, hủ tục… Nậm Bó ngày ấy là mối quan tâm, nỗi lo của các cấp chính quyền. Hôm nay trở lại Nậm Bó, chúng tôi ngỡ ngàng trước sự đổi thay trong diện mạo của bản làng Nông thôn mới (NTM).
Trong các di sản cổ tiêu biểu ở làng Thổ Hà, thuộc xã Vân Hà, huyện Việt Yên (Bắc Giang), đình làng chính là một kiệt tác nghệ thuật chạm khắc gỗ độc đáo, có giá trị kỹ thuật, mỹ thuật đại diện cho nền nghệ thuật tinh hoa thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVII-XVIII). Riêng bức cửa võng đình Thổ Hà đã được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2020.
Trong quan niệm của người Tày, Nùng ở vùng miền núi phía Bắc, thầy Tào là những người có khả năng giao tiếp với thế giới thần linh, giúp dân bản trừ ma tà, cầu bình an, mùa màng bội thu… Ngoài thầy Tào thì những người làm nghề tín ngưỡng khác như Mo, Pụt, Then cũng đều được gọi là những người “cứu nhân độ thế”.
Di tích lịch sử-văn hóa Văn bia “Quế Lâm Ngự Chế”- Đền thờ vua Lê Thái Tông là một trong những chứng tích lịch sử của vị vua hùng tài, đại lược Lê Thái Tông cùng quân sỹ đi dẹp loạn vùng biên cương phía Tây của Tổ quốc, giữ yên bờ cõi nước nhà. Đây cũng là nơi lưu giữ bài thơ khắc trên vách đá gần 600 năm trước của Hoàng đế Lê Thái Tông.
Đối với đồng bào Khmer, ngôi chùa không chỉ là công trình văn hóa tiêu biểu, có ý nghĩa đặc biệt trong đời sống tâm linh mà còn là nơi đồng bào gửi gắm niềm tin, sức mạnh, sự sáng tạo không ngừng trong nghệ thuật trang trí.
Từ xã đặc biệt khó khăn, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, tỷ lệ hộ nghèo cao… đến nay đời sống người dân ở xã Ea Lâm được nâng lên. Diện mạo xã Ea Lâm đã từng bước khởi sắc và đang phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới trong thời gian tới.
Từ bao đời nay, nhà Rông là nơi đồng bào các dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên bàn "việc của làng", nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng của đồng bào. Để có chỗ làm nơi sinh hoạt cộng đồng và quan trọng hơn là để giữ gìn văn hóa truyền thống cho làng, mới đây, bà con dân làng Kon Tum Knâm quyết tâm dựng lại nhà Rông mới sau khi nhà Rông cũ đã xuống cấp. Nhà Rông mới tuy có diện tích lớn hơn nhưng vẫn giữ được dáng dấp nguyên bản của nhà Rông truyền thống.
Theo truyền thống của Sư sãi và đồng bào Khmer, hàng năm cứ đến ngày Pinh Bôramey, các chùa Phật giáo Nam tông Khmer trên địa bản tính đồng loạt tổ chức khe Asath (năm nay diễn ra ngày 24/7). Đây được xem là một trong những ngày quan trọng trong năm của đồng bào Khmer. Nhưng năm nay, trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid – 19, Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước (HĐKSSYN) tỉnh Sóc Trăng đã quyết định dừng việc tổ chức lễ nhập hạ ở các chùa.
Sự xuất hiện và tồn tại hơn 800 năm cùng với những truyền thuyết về Tháp Nhạn đã phản ánh về quá trình khai phá vùng đất Phú Yên của người Việt trong thế kỷ XVI, về sự giao thoa văn hóa, tinh thần đoàn kết giữa hai dân tộc Việt - Chăm trong quá khứ và hiện tại.
Ksor Y Thư- người con dân tộc Ê Đê sinh ra và lớn lên ở buôn Ly, xã Ea Trol (huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên). Từ nhỏ, được đắm mình trong thanh âm tự nhiên của núi rừng đã nuôi dưỡng trong tâm hồn Y Thư một tình yêu âm nhạc sâu sắc. Để rồi khi trưởng thành, anh đã góp phần bảo tồn và khơi dậy niềm say mê âm nhạc dân tộc trong cộng đồng qua những nhạc phẩm do chính anh sáng tác.
Cô gái xinh đẹp Phạm Thị Y Hòa (24 tuổi, hướng dẫn viên của Bảo tàng Khởi nghĩa Ba Tơ cũng là người Làng Teng, xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) hồ hởi kể về những đổi thay của làng mình: “Con gái dân tộc Hrê trong làng nổi tiếng vừa xinh đẹp vừa giỏi giang. Không chỉ biết dệt vải, mà giờ còn biết làm du lịch nữa”.
Chùa Khmer Nam bộ là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, văn hoá của cộng đồng. Trong các ngôi chùa Khmer được trang trí những bức tranh vẽ kín các mặt tường gian chính điện rất sống động với nhiều sắc màu.
Chủ tịch Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước (ĐKSSYN) tỉnh Kiên Giang, Hòa thượng Danh Đồng, vừa ra Thông báo số 018/TB-HĐKSSYN về việc thực hiện nghiêm Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống đại dịch Covid-19, theo Quyết định số 1777/QĐ-UBND ngày 18/7/2021 của UBND tỉnh Kiên Giang.
Nghị quyết phê duyệt chương trình tổng thể phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi, biên giới, hải đảo tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 vừa được Kỳ họp thứ 2 Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Ninh khoá XIV, nhiệm kỳ 2021-2026 thông qua.
Nhân dịp đồng bào Hồi giáo Việt Nam mừng đón Đại lễ Raya Eidil Adha năm 1442.HL - năm 2021.Dl, ngày 16/7, thay mặt Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến đã gửi Thư chúc mừng tới quý vị chức sắc, chức việc và toàn thể đồng bào Hồi giáo Việt Nam. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn nội dung thư.
Ngày 16/7, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo xây dựng Chiến lược công tác dân tộc (CTDT) giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã tổ chức phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo, Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Hầu A Lềnh – Trưởng Ban Chỉ đạo; Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương Phạm Tất Thắng – Phó Trưởng Ban Chỉ đạo; Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Quốc Tuấn – Phó Trưởng Ban Thường trực Ban chỉ đạo đồng chủ trì phiên họp. Tham dự phiên họp có đại diện Lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương là thành viên của Ban Chỉ đạo, Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập.
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 1227/QĐ-TTg về việc phê duyệt danh sách các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021 - 2025. Trong đó, Thủ tướng Phê duyệt danh sách 32 dân tộc còn gặp nhiều khó khăn và 14 dân tộc có khó khăn đặc thù sinh sống ổn định thành cộng đồng trên địa bàn các xã khu vực III và các thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025.
Các đề tài thuộc Chương trình KH&CN cấp quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 (CTDT/16-20) đã có những đóng góp quan trọng, bổ sung vào kho tàng lý luận về DTTS, công tác dân tộc; góp phần nhận diện, dự báo xu thế diễn biến các vấn đề cơ bản, cấp bách về DTTS.