Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thầy tào trong đời sống tín ngưỡng của người Tày - Nùng

Lý Viết Trường - Ngọc Ánh - 18:08, 27/07/2021

Trong quan niệm của người Tày, Nùng ở vùng miền núi phía Bắc, thầy Tào là những người có khả năng giao tiếp với thế giới thần linh, giúp dân bản trừ ma tà, cầu bình an, mùa màng bội thu… Ngoài thầy Tào thì những người làm nghề tín ngưỡng khác như Mo, Pụt, Then cũng đều được gọi là những người “cứu nhân độ thế”.

Thầy tào Hoàng Văn Điền (thôn Sơn Hồng, xã Gia Cát, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn) đang làm Lễ trưởng thành
Thầy Tào Hoàng Văn Điền (thôn Sơn Hồng, xã Gia Cát, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn) đang làm Lễ trưởng thành

Theo Tiến sĩ Chu Xuân Giao, Viện Nghiên cứu Văn hóa Việt Nam thì có 2 nhóm người có thể trở thành thầy Tào: Thứ nhất là những người thuộc con cháu của những gia đình có tổ tiên làm tào, người ta gọi là có tổ nghề; thứ hai là những người có căn số, được nghề tào chọn mặt gửi vàng.

Hiện nay ở thôn Sơn Hồng, xã Gia Cát, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn có 6 thầy Tào. Người lớn tuổi nhất là thầy Hoàng Văn Điền (61 tuổi), người trẻ tuổi nhất là Hoàng Văn Thụ (25 tuổi). Trong đó có 2 thầy vào nghề do có căn số, 4 thầy làm tào vì mong muốn nối nghiệp tổ tiên. “Tôi làm nghề thầy cúng vì gia đình đã có 4 đời hành nghề. Từ khi tôi còn trẻ đã được bố động viên theo nghề, vì trách nhiệm với tổ tiên nên tôi đã đồng ý cấp sắc làm thầy”, thầy Tào Hoàng Văn Lài, thôn Sơn Hồng cho biết.

Một người từ khi quyết định trở thành thầy Tào phải trải qua rất nhiều công việc, trong đó quan trọng nhất là lễ cấp sắc, tiếng Tày, Nùng gọi là “cai tào”. Nghi lễ này thường diễn ra trong vòng 2 ngày 1 đêm, với rất nhiều lễ nghi. Qua quan sát nghi lễ cấp sắc của thầy Tào Hoàng Văn Thụ ở thôn Sơn Hồng, chúng tôi nhận thấy cấp sắc là nghi lễ miêu tả lại hành trình xuất hiện của một thầy Tào từ khi thụ thai đến khi trưởng thành.

Nghi lễ cấp sắc thường thu hút đông đảo bà con họ hàng và hàng xóm tham dự. Sự có mặt của người dân không chỉ góp phần khẳng định sự thành công của nghi lễ, mà còn thể hiện danh tiếng của dòng Tào và bản thân thầy Tào mới được cấp sắc ra ngoài cộng đồng.

Thầy tào chủ trì đám tang (Ảnh: Nông Văn Tới)
Thầy Tào chủ trì đám tang (Ảnh: Nông Văn Tới)

Trước và sau khi trở thành thầy Tào, phải trải qua một quá trình học tập và kiêng kỵ vô cùng nghiêm ngặt. Việc học ở đây là học chữ Hán theo các sách: Tam tự kinh, Luận ngữ, Mạnh Tử, Trung Dung, Đại học, Thi kinh, Ấu học quỳnh lâm, Thành ngữ khảo… Còn những điều phải kiêng kị như: Không ham mê nữ sắc; không trọng giàu khinh nghèo; không được sát sinh; phải kiêng thịt trâu, thịt bò, thịt chó;...

Trong quan niệm dân gian của người Tày, Nùng, những vị thầy Tào có khả năng kết nối với thế giới thần linh, có khả năng cầu cho mưa thuận gió hòa để bà con có vụ mùa bội thu, xua tan đi âm khí làm hại gia chủ hay những điều không tốt đẹp. Chính vì vậy, những thầy Tào được coi như một chức sắc quan trọng trong đời sống tín ngưỡng, tâm linh của người Tày, Nùng. Khi chức sắc càng cao, thầy Tào càng có năng lực hơn và được mọi người kính trọng. 

Với mỗi một người Tày, Nùng, từ khi sinh ra, lớn lên và mất đi đều gắn bó với những nghi lễ vòng đời mà thầy Tào thực hiện. Từ khi còn trong bụng mẹ, đứa bé đã được thầy Tào làm lễ cầu chúc mẹ tròn con vuông; khi sinh ra được tròn 1 tháng thì thầy Tào làm lễ lập bàn thờ mụ; tròn 1 năm thì làm lễ cầu bình an, tránh bệnh tật; tuổi thiếu niên thì làm lễ trưởng thành; cưới xin thì thầy Tào là người dẫn về nhà gái, đón dâu; về già thì thầy Tào làm lễ vằn khoăn, nhằm tăng thêm tuổi thọ; khi qua đời thầy Tào chủ trì đám tang, đưa linh hồn người mất về với tổ tiên.

Với cộng đồng bản, thầy Tào là những người phụ trách cầu mùa trong những dịp lễ Tết; cầu mưa thuận gió hòa khi đất trời thiên tai, hạn hán; cầu bản làng bình yên khi gặp nhiều dịch bệnh, bất ổn…

Thầy tào làm lễ (Ảnh: Nông Văn Tới)
Thầy Tào làm lễ (Ảnh: Nông Văn Tới)

Xưa kia, mọi việc buồn vui, hiếu hỉ, ốm đau, bệnh tật... xảy ra trong mỗi một gia đình người Tày, Nùng đều có sự tham dự của thầy Tào với vai trò chủ trì các lễ cúng để giải quyết các vấn đề liên quan đến đời sống tâm linh. Vì vậy, việc các gia đình liên tục mời thầy Tào về làm nghi lễ cúng với nhiều lễ vật tốn kém là sa vào mê tín dị đoan.

 Hiện nay, nhận thức của đồng bào đã có nhiều tiến bộ, khi gia chủ có việc mời thầy Tào đến nhà  làm lễ cúng chỉ mang tính chất thực hành tín ngưỡng tâm linh ấm cúng và giản dị, tiết kiệm. Tùy vào hoàn cảnh của từng gia đình mà mua sắm các lễ vật mức vừa đủ, không gây ra lãng phí, tốn kém như thời xưa. Và thầy Tào cũng là người sẽ khuyên gia chủ những việc nên làm, việc không nên làm. Ví dụ như khi có người bệnh nặng  thì đi viện để nhờ bác sĩ chữa trị chứ không phải chỉ ở nhà để cúng bái.  

Bên cạnh các hoạt động về thực hành tín ngưỡng tâm linh, thầy Tào còn là người giữ vai trò quan trọng trong việc cố kết cộng đồng. Theo ông Hoàng Việt Bình, cán bộ Trung tâm Văn hóa tỉnh Lạng Sơn thì, khi trong bản có tranh chấp về đất đai, thầy Tào cùng với bộ máy chính quyền cấp cơ sở tham gia hòa giải; khi vợ chồng mâu thuẫn, với uy tín của mình, thầy Tào thường đứng ra khuyên răn, giảng giải để họ hiểu và yêu thương nhau hơn. Lúc này, thầy Tào chính là người Có uy tín trong tuyên truyền, vận động bà con xây dựng tình đoàn kết cộng đồng, xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Gia Lai: Gặp mặt chức sắc các tôn giáo nhân dịp đầu Xuân Giáp Thìn

Gia Lai: Gặp mặt chức sắc các tôn giáo nhân dịp đầu Xuân Giáp Thìn

Ngày 28/2, tại Tp. Pleiku (Gia Lai), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Gia Lai tổ chức gặp mặt chức sắc, chức việc đại diện các tôn giáo nhân dịp đầu Xuân Giáp Thìn, năm 2024. Tham dự có các vị chức sắc, chức việc đại diện cho 5 tôn giáo chính trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Tin nổi bật trang chủ
OCOP – nâng tầm sản phẩm nông nghiệp xứ Nghệ

OCOP – nâng tầm sản phẩm nông nghiệp xứ Nghệ

Kinh tế - An Yên - 3 giờ trước
Thành công sau 5 năm xây dựng Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở Nghệ An, không chỉ là 558 sản phẩm OCOP được công nhận (520 sản phẩm 3 sao, 37 sản phẩm 4 sao và 1 sản phẩm 5 sao); mà hơn hết là đã góp phần thay đổi tư duy, nhận thức của mỗi người dân, khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của mỗi vùng đất… để những sản phẩm nông nghiệp được nâng tầm.
Về Khánh Sơn đắm say với thanh âm đàn đá

Về Khánh Sơn đắm say với thanh âm đàn đá

Sắc màu 54 - T.Nhân - 4 giờ trước
Đàn đá là nhạc cụ độc đáo có từ lâu đời của đồng bào DTTS huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa). Mới đây, bộ đàn đá Khánh Sơn đã được công nhận là bảo vật Quốc gia tạo ra niềm vui lớn cho cộng đồng người Raglai. Tỉnh Khánh Hoà đang lên kế hoạch đưa du lịch văn hóa trở thành một trong các sản phẩm chủ đạo thu hút du khách trong nước, quốc tế.
Thành công từ nuôi lợn trong hang đá

Thành công từ nuôi lợn trong hang đá

Kinh tế - Hà Việt Lâm - 4 giờ trước
Học xong cấp 3, anh Đinh Văn Sơn ở xóm Sơn Lập, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình từng đi làm thuê nhiều nơi để kiếm sống. Cuộc sống nay đây mai đó, luôn trong cảnh thiếu trước hụt sau. Sau khi bàn với vợ, Sơn quyết định về quê lập nghiệp bằng việc làm chuồng nuôi lợn rừng và lợn bản địa.
Sẻ chia khó khăn với trẻ em DTTS có hoàn cảnh khó khăn khu vực biên giới

Sẻ chia khó khăn với trẻ em DTTS có hoàn cảnh khó khăn khu vực biên giới

Nhịp cầu nhân ái - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai vừa tổ chức ra mắt mô hình “Mẹ đỡ đầu” cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, là con em đồng bào DTTS ở khu vực biên giới.
Bắc Giang tập huấn chính sách pháp luật về đất đai cho đồng bào DTTS

Bắc Giang tập huấn chính sách pháp luật về đất đai cho đồng bào DTTS

Tin tức - Mạnh Cường - 4 giờ trước
Thực hiện Tiểu dự án 4, Dự án 5, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang đã phối hợp UBND huyện Lục Ngạn tổ chức 15 lớp tập huấn “Nội dung cơ bản, chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình, cá nhân trong chính sách pháp luật về đất đai vùng đồng đồng bào DTTS và miền núi”.
Tin trong ngày - 18/3/2024

Tin trong ngày - 18/3/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 18/3, có những thông tin đáng chú ý sau: 50 triệu tin nhắn rác, 50.000 thuê bao lừa đảo bị chặn mỗi tháng. Số hóa gần 10.000 cây sầu riêng tại Đắk Lắk . Người truyền dạy tri thức dân gian dân tộc Dao cho lớp trẻ. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lào Cai đã giải ngân được gần 1.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

Lào Cai đã giải ngân được gần 1.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

Thời sự - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai, tính đến ngày 15/3, giá trị giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh đạt 910 tỷ đồng, bằng 18% kế hoạch giao năm 2024.
Thanh Hóa: Công bố Lễ hội “Sết Boóc Mạy” là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thanh Hóa: Công bố Lễ hội “Sết Boóc Mạy” là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sắc màu 54 - Hà Khải - 4 giờ trước
Ngày 17/3, UBND huyện Như Thanh (tỉnh Thanh Hoá) đã long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc công nhận Lễ hội “Sết Boóc Mạy” xã Cán Khê là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Hướng tới Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần thứ IV năm 2024: Tiếp tục khơi thông động lực phát triển vùng đồng bào DTTS

Hướng tới Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần thứ IV năm 2024: Tiếp tục khơi thông động lực phát triển vùng đồng bào DTTS

Trang địa phương - Như Tâm - 4 giờ trước
Cùng với các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi trên cả nước, tỉnh Kiên Giang đang tích cực triển khai công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS cấp huyện, cấp tỉnh lần thứ IV- năm 2024. Là tỉnh duy nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có biên giới đất liền, biển và hải đảo, cũng là tỉnh có đông đồng bào DTTS sinh sống; tỉnh Kiên Giang xác định, đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, từ đó tiếp tục khơi dậy quyết tâm của cả hệ thống chính trị và ý chí của đồng bào các dân tộc, đóng góp vào sự phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS của tỉnh. Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Lưu Trung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần IV năm 2024, xung quanh nội dung này.
Hậu Giang: Phá thành công một chuyên án làm tiền giả lớn

Hậu Giang: Phá thành công một chuyên án làm tiền giả lớn

Pháp luật - Tào Đạt - Thế Phong - 4 giờ trước
Tối 18/3, phòng An ninh điều tra Công an tỉnh Hậu Giang cho biết vừa phối hợp các phòng nghiệp vụ phá thành công chuyên án “Làm, tàng trữ, lưu hành tiền giả” liên tỉnh, thu giữ số lượng lớn tiền giả tương đương hơn 640 triệu đồng.
Quảng Ngãi: Đổi mới cách làm đối với sản phẩm OCOP

Quảng Ngãi: Đổi mới cách làm đối với sản phẩm OCOP

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 4 giờ trước
Quảng Ngãi vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024. Theo đó, tỉnh yêu cầu đổi mới cách làm đối với các sản phẩm OCOP như tập trung phát triển các sản phẩm chế biến, chế biến sâu, sản phẩm truyền thống gắn với lợi thế, tiềm năng của địa phương, các sản phẩm được thị trường ưa chuộng và đón nhận.