Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

“Sống cùng Then, chết cũng theo Then về trời”

Giang Lam - 10:55, 20/09/2019

Người Tày Chiêm Hóa quý trọng ông Hà Ngọc Cao, thôn Trung Quang, xã Xuân Quang, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) bởi ông là một thầy Then uyên thâm và là một người tâm huyết với thế hệ trẻ. Ông đã truyền dạy cho nhiều học trò nối nghiệp hát Then và đọc thông thạo tiếng Nôm Tày. Vừa qua, ông vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng Nghệ nhân Ưu tú. Đối với ông, đó là niềm vui cũng là trách nhiệm để tiếp tục góp phần lưu giữ văn hóa dân tộc.

“Sống cùng Then, chết cũng theo Then về trời”

Nghệ nhân Ưu tú Hà Ngọc Cao, thôn Trung Quang, xã Xuân Quang, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) tại một buổi lễ Cầu khoăn.

Duyên “trời định”

13 tuổi Hà Ngọc Cao bắt đầu theo học hát Then, chỉ 3 năm sau, người học trò ấy đã thuộc thông thạo các nghi lễ thờ cúng người Tày và các bài Then cổ. Với niềm đam mê, tâm huyết ông đã được thầy của mình tổ chức đại lễ “lẩu Then cấp sắc khai quang” (nghi lễ chính thức trở thành một thầy Then) khi vừa tròn 36 tuổi. Cũng từ đó, cái tên “Then Cao” ra đời, được nhiều người biết đến.

Then Cao luôn được các nhà trong làng, trong xã, thậm chí là ở các huyện, các tỉnh khác đón đi làm Then như: Cầu an, làm đầy tháng cho trẻ con, vào nhà mới, Then giải hạn, thôi tang… Đến nay, ông đã làm thầy Then được 23 năm với số nghi lễ thực hiện trung bình trong 1 năm từ 150 đến 200 lễ Then. Ông Cao cho biết, “Then” có nghĩa là “Thiên”, đó là lời nói, tiếng hát thần tiên, là cầu nối tâm linh mang theo lời thỉnh cầu, mong ước của người dương gian gửi tới thánh thần mong bình an, may mắn. Ai đã theo cái nghiệp này thì luôn tâm niệm một điều: “Sống cùng Then, chết cũng theo Then về trời”.

Trực tiếp xem Then Cao làm chủ buổi lễ Cầu Khoăn mới cảm nhận hết được sự kỳ công, linh thiêng. Trong trang phục áo mũ màu đỏ, trên tay cầm cây đàn Tính, thầy bắt đầu bằng một làn điệu Then cổ. Trình tự phải hát qua 24 chương, đoạn, và ông nhớ rất rõ lời hát ở tất cả các chương, đoạn trong lễ. Những lễ Then của ông luôn thu hút rất đông người đến dự, khiến cuộc Then trở thành buổi giao lưu, sinh hoạt văn hóa của cộng đồng đặc sắc, ý nghĩa, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Tày. Ông biết kết hợp nhuần nhuyễn các nghi lễ và hát các bài Then cổ với nhiều làn điệu như: Tàng bốc-Pây Cảnh, tàng tính, tàng nặm… Mỗi làn điệu kết hợp với đàn Tính mang lại những cách thể hiện riêng, lúc nhanh, lúc chậm, khi thì khoan thai, sâu lắng, khi thì ngân nga, da diết.

Ông luôn tâm niệm: “Then là hình thức nghệ thuật tổng hợp, có lời, có nhạc, có hóa trang và có biểu diễn. Làm thầy then không phải ai cũng làm được…”.

Bên cạnh việc thực hiện các nghi lễ Then, ông Hà Ngọc Cao tích cực tham gia biểu diễn Then tại các liên hoan hát Then, đàn Tính do địa phương và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức. Đặc biệt, trong Liên hoan Nghệ thuật hát Then, đàn Tính toàn quốc tại Tuyên Quang năm 2015, ông Cao giữ vai trò chính cùng với tốp nghệ nhân của tỉnh trình diễn trích đoạn “Lễ Cầu Khoăn”. Đây cũng là tiết mục diễn xướng Then cổ được trao Huy chương Vàng tại Liên hoan cấp quốc gia năm đó.

Trao truyền vốn cổ

Ngoài sự am hiểu về nghi lễ thờ cúng và Then cổ, ông Cao còn là một người sở hữu kho báu quý giá. Đó là những bộ sách cổ hơn 100 năm tuổi được tiền nhân đúc kết, trao truyền từ đời này sang đời khác. Đau đáu với chữ viết dân tộc mình, thế nên mỗi ngày ông Cao vẫn cần mẫn chép lại từng cuốn sách cổ theo cách thủ công vì một khát khao “neo giữ” chữ Nôm Tày ở lại trong cuộc sống tất bật ngày hôm nay.

Ông tâm sự, chữ nôm Tày gắn liền với các sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của người Tày. Tuy nhiên, hiện nay người biết đọc, biết viết không còn nhiều. Đó chính là trăn trở để ông Cao đến với nghiệp truyền dạy chữ cho thế hệ trẻ.

Những năm qua, lớp học do ông tổ chức thu hút nhiều người, không chỉ người Tày trong vùng mà còn có cả người ở Yên Sơn, Na Hang, Bắc Quang (Hà Giang)… cũng “gõ cửa” xin nhập học. Anh Nông Đức Long, xã Phúc Thịnh (Chiêm Hóa) nói: “Trước đây, tôi chỉ biết nói chứ không biết viết chữ Tày, được theo học tôi càng thấy chữ của người Tày mình rất hay. Đây là kho tàng kiến thức để sau này còn truyền dạy cho con cháu”.

Có những người ở xa đến, tranh thủ thời gian ông dạy liên tục để họ sớm hoàn thành khóa học. Ông cũng sẵn sàng truyền dạy cho các học trò về nghi lễ thờ cúng. Với cách giảng dạy linh hoạt, “học đi đôi với hành”, ông cho học viên tham dự những nghi lễ để luyện tập và làm quen dần. Anh Ma Văn Tính, xã Chiêu Yên (Yên Sơn) chia sẻ: “Tôi là người Tày, nhưng chưa biết viết, đọc chữ Tày. Tôi theo học với mong muốn mình hiểu thêm về nguồn gốc dân tộc, học hỏi cách thực hiện các lễ nghi để sau này có thể tự phục vụ công việc của gia đình, đồng thời góp phần giữ gìn văn hóa dân tộc. Nhờ cách giảng dạy dễ hiểu của thầy Cao, sau 3 tháng tôi đã đọc viết thông thạo tiếng Tày và hiểu hơn về các nghi lễ”.

Khi nhớ về lớp lớp thế hệ học trò bao năm theo học cùng mình, thầy Cao không thể nhớ nổi số lượng. Ông bày tỏ: “Cứ ai đến xin theo học là mình sẵn sàng nhận dạy miễn phí. Trung bình mỗi năm có khoảng 10 người học. Còn việc “đào tạo” người làm Then là do cái duyên trời định, trời ban, mình phải làm đến nơi đến chốn. Bởi Then là mạch nguồn tâm linh thành kính trời đất, tổ tông trong văn hóa người Tày”.

Âm thầm, lặng lẽ làm công việc mình yêu thích với tất cả sự nỗ lực, ông Hà Ngọc Cao đã góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa của dân tộc Tày. Với ông, niềm vui lớn nhất là mỗi ngày được nghe thế hệ trẻ hát những làn điệu Then cổ, nhìn học trò đọc thông, viết thạo tiếng Tày… Tất cả những điều đó tạo cho ông động lực để không ngừng cống hiến, truyền dạy và mong muốn những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp sẽ còn tiếp tục được gìn giữ và phát huy cho đến mãi về sau.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Các huyện miền núi Nghệ An thiệt hại nặng nề do mưa lũ

Các huyện miền núi Nghệ An thiệt hại nặng nề do mưa lũ

Hơn 1.600 nhà bị ngập, 139 người phải sơ tán, 706 người bị cô lập, 830 nhà bị cô lập… chưa kể hàng ngàn ha hoa màu và cây trồng bị đổ rạp, hư hại… là những con số sơ bộ về đợt mưa lũ trên địa bàn tỉnh Nghệ An những ngày vừa qua. Nhưng, có hay không sự xả lũ đồng loạt của nhiều nhà máy thủy điện đã cộng hưởng cùng với lượng mưa lớn để làm nên những thiệt hại nặng nề này?
Tin nổi bật trang chủ
Các huyện miền núi Nghệ An thiệt hại nặng nề do mưa lũ

Các huyện miền núi Nghệ An thiệt hại nặng nề do mưa lũ

Thời sự - Nguyễn Thanh - 1 giờ trước
Hơn 1.600 nhà bị ngập, 139 người phải sơ tán, 706 người bị cô lập, 830 nhà bị cô lập… chưa kể hàng ngàn ha hoa màu và cây trồng bị đổ rạp, hư hại… là những con số sơ bộ về đợt mưa lũ trên địa bàn tỉnh Nghệ An những ngày vừa qua. Nhưng, có hay không sự xả lũ đồng loạt của nhiều nhà máy thủy điện đã cộng hưởng cùng với lượng mưa lớn để làm nên những thiệt hại nặng nề này?
An Giang: Bắt đối tượng làm giả nhiều chứng chỉ ngoại ngữ

An Giang: Bắt đối tượng làm giả nhiều chứng chỉ ngoại ngữ

Pháp luật - Lê Vũ - Tiến Tầm - 2 giờ trước
Sáng 28/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Tp. Long Xuyên, tỉnh An Giang cho biết, đơn vị vừa ra Quyết định khởi tố bị can và Lệnh bắt tạm giam Bùi Ngô Minh Khôi (sinh năm 2000, trú huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) về hành vi “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức”.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr tiếp xúc cử tri tại Đắk Lắk

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr tiếp xúc cử tri tại Đắk Lắk

Tin tức - Lê Hường - 2 giờ trước
Ngày 28/9, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr làm Tổ trưởng Tổ 1, tiếp xúc với cử tri huyện Ea H’leo và Krông Búk.
Đắk Lắk: Gần 700 suất quà Trung thu tặng các cháu thiếu nhi khu vực biên giới

Đắk Lắk: Gần 700 suất quà Trung thu tặng các cháu thiếu nhi khu vực biên giới

Xã hội - Lê Hường - Ngọc Lân - 2 giờ trước
Trong hai ngày 27 và 28/9, các đơn vị trong Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk đã phối hợp tổ chức nhiều hoạt động Tết Trung thu vui tươi, rộn ràng, ấm áp, với mong muốn dành những gì tốt đẹp nhất cho các cháu thiếu niên, nhi đồng trên địa bàn 4 xã biên giới của tỉnh.
“Chạm vào yêu thương” - Lan tỏa giá trị của hạnh phúc gia đình

“Chạm vào yêu thương” - Lan tỏa giá trị của hạnh phúc gia đình

Xã hội - Văn Hoa - Hải Đăng - 2 giờ trước
Ngày 28/9, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam phối hợp với Công ty Cổ phần Vàng Bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) tổ chức diễn đàn Xây dựng gia đình trẻ hạnh phúc chủ đề “Chạm vào yêu thương”.
Cây cầu thứ 8 bắc qua sông Hồng tại Yên Bái

Cây cầu thứ 8 bắc qua sông Hồng tại Yên Bái

Cầu Giới Phiên mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tỉnh Yên Bái nói chung, Tp. Yên Bái nói riêng. Công trình hoàn thành, đưa vào sử dụng sẽ góp phần hoàn thiện đồng bộ cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, bảo đảm kết nối hai bên bờ sông Hồng tạo thành trục kết nối từ đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai với Quốc lộ 32C, Quốc lộ 70 với đường Âu Cơ và kết nối với trung tâm Tp. Yên Bái.
Thái Nguyên: Mở phiên tòa xét xử cựu Bí thư Thành ủy

Thái Nguyên: Mở phiên tòa xét xử cựu Bí thư Thành ủy

Pháp luật - Thiên An - 2 giờ trước
Ngày 28/9, Tòa án Nhân dân (TAND) tỉnh Thái Nguyên mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Phan Mạnh Cường (SN 1971), cựu Bí thư Thành ủy Thái Nguyên, cựu Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp (KCN) Thái Nguyên về tội “Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước” và tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí".
Tin trong ngày - 28/9/2023

Tin trong ngày - 28/9/2023

Media - BDT - 2 giờ trước
Bản tin hôm nay, ngày 28/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Công điện của Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ. Bắc Kạn: Xây dựng “Không gian văn hóa - du lịch đầu nguồn sông Cầu” . Phòng trưng bày cổ vật đặc biệt của bà mế người Thái . Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bắc Giang: Thanh lý tài sản 31 công trình cấp nước sạch không hoạt động

Bắc Giang: Thanh lý tài sản 31 công trình cấp nước sạch không hoạt động

Trang địa phương - Trí Phương - 3 giờ trước
UBND tỉnh Bắc Giang vừa quyết định thanh lý tài sản 31 công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung vì không hoạt động từ nhiều năm nay, hư hỏng nặng không còn khả năng khôi phục.
Kon Tum: Người dân bức xúc vì tận dụng Nghĩa trang làm nơi xử lý rác

Kon Tum: Người dân bức xúc vì tận dụng Nghĩa trang làm nơi xử lý rác

Bạn đọc - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Thời gian gần đây, nhiều người dân ở Tp. Kon Tum, tỉnh Kon Tum đã phản ánh và bức xúc về tình trạng Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Kon Tum tận dụng diện tích đất trong khu vực Nghĩa trang Nhân dân Tp. Kon Tum làm nơi tập kết và xử lý rác.
Thủ tướng động viên, chung vui Tết Trung thu với các bệnh nhi tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương

Thủ tướng động viên, chung vui Tết Trung thu với các bệnh nhi tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Chiều tối 28/9, tại Hà Nội, với những tình cảm thân thương nhất, sự sẻ chia, cảm thông sâu sắc nhất, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thăm, tặng quà các bệnh nhi đang điều trị tại Viện Huyết học -Truyền máu Trung ương nhân dịp Tết Trung thu năm 2023.