Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tiếng hát yêu thương cất lên từ buôn Ly

Hoàng Hà Thế - Ngọc Ánh - 22:02, 20/07/2021

Ksor Y Thư- người con dân tộc Ê Đê sinh ra và lớn lên ở buôn Ly, xã Ea Trol (huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên). Từ nhỏ, được đắm mình trong thanh âm tự nhiên của núi rừng đã nuôi dưỡng trong tâm hồn Y Thư một tình yêu âm nhạc sâu sắc. Để rồi khi trưởng thành, anh đã góp phần bảo tồn và khơi dậy niềm say mê âm nhạc dân tộc trong cộng đồng qua những nhạc phẩm do chính anh sáng tác.

Ksor Y Thư (người thứ 4, từ trái sang) trao đổi công việc với thành viên CLB Âm nhạc buôn Ly- Ảnh: Hoàng Hà Thế
Ksor Y Thư (người thứ 4, từ trái sang) trao đổi công việc với thành viên CLB Âm nhạc buôn Ly- Ảnh: Hoàng Hà Thế

Người con của đại ngàn

Tôi biết Y Thư từ khi anh còn theo học Trường Phổ thông dân tộc Nội trú tỉnh Phú Yên (1995-1998) và những lần tham gia Hội diễn văn nghệ do Tỉnh Đoàn Phú Yên tổ chức. Ấn tượng nhất là lần gặp lại mới đây ở Hội diễn Nghệ thuật quần chúng tỉnh Phú Yên, vẫn là chàng trai có làn da rám nắng với đôi mắt biết cười. Trong đêm biểu diễn của Đoàn văn hóa nghệ thuật quần chúng huyện Sông Hinh, Ksor Y Thư thể hiện chất giọng khỏe, đầy nội lực đặc trưng của người Ê Đê. Tiết mục biểu diễn của Ksor Y Thư là lời truyền tải văn hóa của dân tộc mình đến với đông đảo khán giả qua những tác phẩm do chính anh sáng tác.

Y Thư kể cho tôi nghe chuyện gia đình, chuyện anh từng theo học ngành Thanh nhạc ở Trường Văn hóa Nghệ thuật quân đội và những thành tích của cá nhân, tập thể mỗi lần tham gia các hội thi, hội diễn. “Từ nhỏ, tôi được nghe những âm thanh cồng chiêng, thấy những điệu múa xoang (còn gọi là nhảy a ráp) uyển chuyển, nhịp nhàng trong những ngày buôn làng mừng thu hoạch mùa, lễ về nhà mới hay lễ cưới… Những sinh hoạt văn hóa đó đã nuôi dưỡng tâm hồn đam mê âm nhạc trong tôi. Vì vậy, dù đi đâu, tôi vẫn chọn quê hương là nơi trở về để thực hiện đam mê âm nhạc truyền thống của dân tộc mình”, Y Thư bộc bạch.

Y Thư tham gia trình diễn những ca khúc do chính anh sáng tác với mong muốn truyền tải văn hóa nghệ thuật của dân tộc Ê Đê đến với đông đảo khán giả. Những ca khúc do anh sáng tác đều có chung một thông điệp là tình yêu quê hương Sông Hinh, tình yêu buôn Ly, nơi anh đã sinh ra và lớn lên.

Tại Liên hoan Tiếng hát truyền hình - Giải Sao Mai do Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Phú Yên tổ chức năm 2009, Ksor Y Thư tham gia và đạt giải Khuyến khích với ca khúc “Đến với cao nguyên” do chính anh sáng tác và trình bày. Trước đó, cũng tại sân chơi này, Ksor Y Thư đã ghi danh vào vòng chung kết tại Hà Nội.

Một tiết mục biểu diễn của Đoàn nghệ thuật quần chúng huyện Sông Hinh tại Hội diễn Nghệ thuật quần chúng tỉnh Phú Yên
Một tiết mục biểu diễn của Đoàn nghệ thuật quần chúng huyện Sông Hinh tại Hội diễn Nghệ thuật quần chúng tỉnh Phú Yên

Giữ gìn giữ văn hóa buôn làng

Qua câu chuyện với Ksor Y Thư được biết, năm 2007, chàng trai người Ê Đê bắt đầu trải lòng mình vào nốt nhạc. Y Thư bộc bạch: “Cuộc sống hiện đại đã ảnh hưởng đến văn hóa dân tộc bản địa, trong đó có âm nhạc. Lớp trẻ của buôn Ly nói riêng và các buôn làng dân tộc ở huyện Sông Hinh nói chung chỉ ưa chuộng dòng nhạc “Híp hóp”, hầu như ít người còn yêu âm nhạc truyền thống của dân tộc mình. Bản thân mình được đào tạo chuyên môn thanh nhạc mà sao không sáng tác những bài hát ca ngợi nét đẹp quê hương, bản làng, dân tộc mình để thế hệ trẻ cảm thụ. Suy nghĩ đó đã thôi thúc tôi sáng tác âm nhạc dân tộc!”

Đến nay, Y Thư đã có hơn 30 nhạc phẩm do anh sáng tác. Các tác phẩm Y Thư sáng tác đều sử dụng chất liệu từ cuộc sống sinh hoạt của người Ê Đê nên được các nhà chuyên môn âm nhạc đánh giá cao và trở thành tiếng lòng của người Ê Đê. Tiêu biểu như: “Mùa xuân lời ru”, “Thương lắm nhớ nhiều”, “Sông Hinh xuân về”, “Cô gái sông Ba”, “Đừng khóc con ơi”, “Nhịp chiêng”; “Ơi Krông Hinh”; “Nông dân được mùa”; “Chim Tơ Rơ Túc về”. Trong đó “Mùa xuân lời ru” là ca khúc đầu tay được Ksor Y Thư viết khi tham gia Trại sáng tác do Hội Văn học - Nghệ thuật các DTTS Việt Nam tổ chức vào năm 2009. Ca khúc đạt giải B trong Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ III năm 2018 và giải A tại Hội diễn Nghệ thuật quần chúng tỉnh Phú Yên lần thứ VIII năm 2018.

Quang cảnh Lễ ra mắt CLB âm nhạc buôn Ly- Ảnh: Hoàng Hà Thế
Quang cảnh Lễ ra mắt CLB âm nhạc buôn Ly- Ảnh: Hoàng Hà Thế

Với mong muốn góp phần lan tỏa vẻ đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Ê Đê, năm 2018, Ksor Y Thư đã đứng ra thành lập Câu lạc bộ Âm nhạc buôn Ly, do chính anh làm Chủ nhiệm. Ngoài mục đích lan tỏa trong cộng đồng tình yêu âm nhạc, gìn giữ văn hóa truyền thống, các thành viên trong CLB không ngừng quảng bá đến bạn bè gần xa về bản sắc văn hóa của người Ê Đê.

Kso Y Thư trải lòng: "Câu lạc bộ Âm nhạc là một sân chơi để thanh niên của buôn đến sinh hoạt. Những kiến thức âm nhạc tôi học được ở Trường Văn hóa-Nghệ thuật Quân đội, tôi sẽ truyền tải, hướng dẫn cho anh em để cùng nhau phát triển, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mình".

Oi Thúc (75 tuổi), già làng buôn Ly nhận xét: “Ksor Y Thư mồ côi mẹ từ bé nhưng đã vượt lên hoàn cảnh để học tập, đặc biệt là đam mê về âm nhạc. Y Thư là tấm gương điển hình cho thế hệ trẻ ở buôn Ly. Dân làng buôn Ly luôn tự hào về Y Thư!”

Còn ông Phan Thanh Quyền, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Sông Hinh, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật huyện Sông Hinh nhận xét: “Ksor Y Thư hiện đang đảm trách Đội trưởng Đội Thông tin cổ động, thuộc Phòng Văn hóa Thông tin huyện Sông Hinh. Trực tiếp phụ trách mảng văn nghệ dân tộc thiểu số, Ksor Y Thư đã phát huy được những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, nhất là trong việc bảo tồn, gìn giữ những nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc Ê Đê ở huyện Sông Hinh".
Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sơn La: Tích cực chuẩn bị cho “Ngày hội Du lịch văn hóa Sơn La - Hủa Phăn”

Sơn La: Tích cực chuẩn bị cho “Ngày hội Du lịch văn hóa Sơn La - Hủa Phăn”

Ngày hội Du lịch văn hóa Sơn La (Việt Nam) - Hủa Phăn (Lào) năm 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 21 đến 23/3, tại tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào, với nhiều hoạt động du lịch, văn hóa đặc sắc.
Tin nổi bật trang chủ
OCOP – nâng tầm sản phẩm nông nghiệp xứ Nghệ

OCOP – nâng tầm sản phẩm nông nghiệp xứ Nghệ

Kinh tế - An Yên - 10 giờ trước
Thành công sau 5 năm xây dựng Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở Nghệ An, không chỉ là 558 sản phẩm OCOP được công nhận (520 sản phẩm 3 sao, 37 sản phẩm 4 sao và 1 sản phẩm 5 sao); mà hơn hết là đã góp phần thay đổi tư duy, nhận thức của mỗi người dân, khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của mỗi vùng đất… để những sản phẩm nông nghiệp được nâng tầm.
Sắc màu văn hóa dân tộc Mông ở Cao Bằng

Sắc màu văn hóa dân tộc Mông ở Cao Bằng

Sắc màu 54 - Thúy Hồng-Thanh Thuận - 10 giờ trước
Dân tộc Mông ở Cao Bằng chiếm hơn 10% dân số toàn tỉnh, gồm 3 nhóm Mông trắng, Mông hoa và Mông đen. Hiện nay, đồng bào Mông ở Cao Bằng luôn có ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc...
Thành công từ nuôi lợn trong hang đá

Thành công từ nuôi lợn trong hang đá

Kinh tế - Hà Việt Lâm - 11 giờ trước
Học xong cấp 3, anh Đinh Văn Sơn ở xóm Sơn Lập, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình từng đi làm thuê nhiều nơi để kiếm sống. Cuộc sống nay đây mai đó, luôn trong cảnh thiếu trước hụt sau. Sau khi bàn với vợ, Sơn quyết định về quê lập nghiệp bằng việc làm chuồng nuôi lợn rừng và lợn bản địa.
Sẻ chia khó khăn với trẻ em DTTS có hoàn cảnh khó khăn khu vực biên giới

Sẻ chia khó khăn với trẻ em DTTS có hoàn cảnh khó khăn khu vực biên giới

Nhịp cầu nhân ái - Trọng Bảo - 11 giờ trước
Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai vừa tổ chức ra mắt mô hình “Mẹ đỡ đầu” cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, là con em đồng bào DTTS ở khu vực biên giới.
Bắc Giang tập huấn chính sách pháp luật về đất đai cho đồng bào DTTS

Bắc Giang tập huấn chính sách pháp luật về đất đai cho đồng bào DTTS

Tin tức - Mạnh Cường - 11 giờ trước
Thực hiện Tiểu dự án 4, Dự án 5, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang đã phối hợp UBND huyện Lục Ngạn tổ chức 15 lớp tập huấn “Nội dung cơ bản, chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình, cá nhân trong chính sách pháp luật về đất đai vùng đồng đồng bào DTTS và miền núi”.
Tin trong ngày - 18/3/2024

Tin trong ngày - 18/3/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 18/3, có những thông tin đáng chú ý sau: 50 triệu tin nhắn rác, 50.000 thuê bao lừa đảo bị chặn mỗi tháng. Số hóa gần 10.000 cây sầu riêng tại Đắk Lắk . Người truyền dạy tri thức dân gian dân tộc Dao cho lớp trẻ. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lào Cai đã giải ngân được gần 1.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

Lào Cai đã giải ngân được gần 1.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

Thời sự - Trọng Bảo - 11 giờ trước
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai, tính đến ngày 15/3, giá trị giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh đạt 910 tỷ đồng, bằng 18% kế hoạch giao năm 2024.
Thanh Hóa: Công bố Lễ hội “Sết Boóc Mạy” là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thanh Hóa: Công bố Lễ hội “Sết Boóc Mạy” là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sắc màu 54 - Hà Khải - 11 giờ trước
Ngày 17/3, UBND huyện Như Thanh (tỉnh Thanh Hoá) đã long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc công nhận Lễ hội “Sết Boóc Mạy” xã Cán Khê là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Hướng tới Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần thứ IV năm 2024: Tiếp tục khơi thông động lực phát triển vùng đồng bào DTTS

Hướng tới Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần thứ IV năm 2024: Tiếp tục khơi thông động lực phát triển vùng đồng bào DTTS

Trang địa phương - Như Tâm - 11 giờ trước
Cùng với các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi trên cả nước, tỉnh Kiên Giang đang tích cực triển khai công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS cấp huyện, cấp tỉnh lần thứ IV- năm 2024. Là tỉnh duy nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có biên giới đất liền, biển và hải đảo, cũng là tỉnh có đông đồng bào DTTS sinh sống; tỉnh Kiên Giang xác định, đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, từ đó tiếp tục khơi dậy quyết tâm của cả hệ thống chính trị và ý chí của đồng bào các dân tộc, đóng góp vào sự phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS của tỉnh. Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Lưu Trung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần IV năm 2024, xung quanh nội dung này.
Hậu Giang: Phá thành công một chuyên án làm tiền giả lớn

Hậu Giang: Phá thành công một chuyên án làm tiền giả lớn

Pháp luật - Tào Đạt - Thế Phong - 11 giờ trước
Tối 18/3, phòng An ninh điều tra Công an tỉnh Hậu Giang cho biết vừa phối hợp các phòng nghiệp vụ phá thành công chuyên án “Làm, tàng trữ, lưu hành tiền giả” liên tỉnh, thu giữ số lượng lớn tiền giả tương đương hơn 640 triệu đồng.
Quảng Ngãi: Đổi mới cách làm đối với sản phẩm OCOP

Quảng Ngãi: Đổi mới cách làm đối với sản phẩm OCOP

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 11 giờ trước
Quảng Ngãi vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024. Theo đó, tỉnh yêu cầu đổi mới cách làm đối với các sản phẩm OCOP như tập trung phát triển các sản phẩm chế biến, chế biến sâu, sản phẩm truyền thống gắn với lợi thế, tiềm năng của địa phương, các sản phẩm được thị trường ưa chuộng và đón nhận.