Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Những người “giữ lửa” buôn làng

Uông Thái Biểu - 16:45, 28/10/2020

Có một đêm lửa rừng dưới chân núi mẹ Lang Bian (Lâm Đồng), tôi đã được nghe nhạc sĩ Krajan Plin hát, bài hát do chính anh sáng tác với tên gọi “Giữ ấm bếp hồng”. Người đàn ông Cơ Ho ấy đã “rút ruột rút gan” thành những giai điệu lan tỏa tình yêu cao nguyên: “Kìa trông vầng trăng trên cao. Kìa trông ngàn sao lung linh. Dẫu có bão giông, thác lũ thét gào. Ta hãy cùng nhau giữ ấm bếp hồng…”.

Ca sỹ Krajan Dick hát cùng các sơn nữ buôn làng.
Ca sỹ Krajan Dick hát cùng các sơn nữ buôn làng.

Với các dân tộc vùng Tây Nguyên, bếp lửa trong mỗi mái nhà sàn hay dưới bóng cây nêu giữa sân buôn làng đã trở thành một biểu tượng của sự sống, lay thức mỗi trái tim về nguồn cội và tình cảm cố kết cộng đồng. “Giữ ấm bếp hồng” chính là giữ mối dây kết nối thế hệ, là tâm huyết trao truyền những giá trị văn hóa của tổ tiên đến với con cháu mai sau.

Nhạc sĩ Krajan Plin là một trong những người như vậy. Quen biết anh gần 30 năm, chưa bao giờ tôi thấy người đàn ông Cơ Ho tràn đầy năng lượng này nguôi niềm khắc khoải với văn hóa dân tộc. Anh lo lắng, bất an với những giá trị truyền thống đang có nguy cơ nhạt phai. Anh cũng là người cố gắng từng chút một góp sức cùng mọi người níu giữ những gì còn có thể cứu vãn. Âm nhạc của Plin là thứ giai điệu chắt lọc từ thanh âm hồn cốt của núi rừng, là tiếng gọi tha thiết đồng bào trở về với cội nguồn văn hóa dân tộc…

Hơn 20 năm trước, nhạc sĩ Krajan Plin cùng những người đồng tộc tâm huyết thành lập ban nhạc “Những người bạn Lang Bian”, với khao khát được làm cái “bếp lửa” sưởi ấm những buôn làng dưới chân núi Mẹ bằng những giai điệu cất lên từ thanh âm của núi rừng sâu thẳm. Đó cũng chính là cái “tổ” ban đầu dưỡng nuôi trưởng thành những giọng hát như Liêng Hót Uyên Ly, Cil Glè, Panting Sally; rồi hai dì cháu cùng là ca sĩ Krajan Út, Cil Pơi từng lọt vào vòng chung kết giải Sao Mai 2003. Đặc biệt, Krajan Plin cũng là người thầy dạy dỗ và viết ca khúc “Lang Bian S’ning” (Nghĩ về Lang Bian) cho cô học trò Bonuer Trinh hát, giúp nữ ca sĩ này đạt giải Nhất Tiếng hát Truyền hình TP. Hồ Chí Minh. Không chỉ vậy, đến bây giờ, Plin vẫn từng ngày cặm cụi sưu tầm, ghi chép những câu luật tục, những lời hát dân ca mà tổ tiên truyền lại.

Người cháu của Plin, nhạc sĩ Krajan Dick cũng chung niềm đồng cảm với cậu của mình trong công việc “giữ lửa”. Dick chia sẻ cùng tôi: “Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên đều có bản sắc văn hóa riêng và luôn tự hào về điều đó. Công việc của chúng tôi là làm gì đó để giữ lại, trao truyền cho thế hệ mai sau những di sản văn hóa quý giá mà tổ tiên nhiều đời hình thành, sáng tạo”.

Nói là làm, vừa rời nhiệm vụ Phó Trưởng Đoàn Nghệ thuật Lâm Đồng, Dick trở về với buôn làng nơi chân núi, cùng Plin và những người đồng tộc sưu tầm, ký âm, ký tự nhằm bảo tồn những bài chiêng, những điệu ca cổ. Anh cũng mang những giá trị đó đến với lớp trẻ cộng đồng, bằng những buổi biểu diễn, những cuộc giao lưu, trao đổi và cả lan tỏa qua mạng xã hội. Tôi đã cảm nhận rõ nét điều đó khi đến nhà nữ Nghệ nhân cồng chiêng Cil Ka, một người cùng huyết thống với Plin và Dick; được chứng kiến bà dạy các cô gái trẻ như Cil Gluyến, Panting Benziên những điệu chiêng cổ và bài hát dân ca…

* * *

Bây giờ thì ông K’Điệp được bầu là Người có uy tín ở xã Tam Bố, huyện Di Linh (Lâm Đồng), nhưng mười mấy năm trước ông là đồng nghiệp của chúng tôi ở Đài Phát thanh và Truyền hình Lâm Đồng. Nghỉ hưu, trở về sống với buôn làng đồng bào Cơ Ho của mình, nhưng K’Điệp chưa một ngày nghỉ ngơi việc làm người giữ và truyền “lửa”. Từng đi nhiều, tiếp xúc nhiều, ông càng hiểu hơn những vốn quý văn hóa dân tộc, đặc biệt là tiếng nói, trang phục, các nghi lễ, lễ hội, dân ca, dân nhạc, dân vũ…

Vọng âm đàn đá.
Vọng âm đàn đá.

Từ năm 2010, được mời tham gia biên soạn cuốn tài liệu “Dạy và học tiếng Cơ Ho”, ông K’Điệp đã dốc hết vốn liếng ngôn ngữ mà ông bà cho, những tinh túy mà ông có được trong những năm tháng trải nghiệm sống và làm việc, với mong muốn gìn giữ và phát triển ngôn ngữ của dân tộc mình. Với sự chung tay của ông và những người tâm huyết, trách nhiệm với công tác dân tộc, cuốn tài liệu đã được đưa vào giảng dạy; giúp cho nhiều cán bộ, công chức và nhiều người trẻ tiếp cận với ngôn ngữ của một dân tộc có tỷ lệ dân số đông ở tỉnh Lâm Đồng.

Ông K’Điệp thường được mời nói chuyện về văn hóa truyền thống ở các trường học trong và ngoài xã. Ông coi việc được truyền ngọn “lửa” tình yêu và sự lan tỏa văn hóa truyền thống của dân tộc mình đến với mọi người, nhất là lớp trẻ, được họ lắng nghe, chia sẻ và trân trọng là điều hạnh phúc… Công việc của ông K’Điệp và những người tâm huyết đã mang lại rất nhiều ý nghĩa, mà điều quan trọng nhất là không để đứt gãy dòng chảy văn hóa. Nhiều người trẻ đã ý thức về việc tiếp nối, về trách nhiệm với giá trị truyền thống.

Cũng ở Di Linh, 10 năm nay, được sự hỗ trợ của chính quyền và ngành Văn hóa, các già làng và nghệ nhân đã mở 9 lớp truyền dạy cồng chiêng với 216 học viên là người trẻ trong buôn làng tham gia, trong đó có rất nhiều bạn nữ. Còn tại các huyện Cát Tiên, Đạ Huoai, Bảo Lâm, Đơn Dương và Đam Rông cũng đang tổ chức các lớp truyền dạy cồng chiêng. Đó là tín hiệu tốt, nói lên ý thức sâu rộng về sự trao truyền, tiếp nối.

* * *

Dòng chảy thời gian tiếp nối, những tác động của đời sống hiện đã có lúc làm mờ phai những giá trị văn hóa cổ truyền. Bởi vậy, mỗi ý nghĩ, lời nói, việc làm góp phần níu giữ vốn quý tộc người đều đáng ghi nhận. Những già làng, trí thức, nghệ nhân luôn nhận trách nhiệm cao nhất, họ ngày đêm đau đáu với việc giữ gìn truyền thống. Tôi đã thấy ông Ya Loan dắt tay từng cháu nhỏ vô lớp dạy tiếng nói của dân tộc Chu Ru. Tôi đã thấy bà Ma Bio, bà Ma Tham hồi sinh những vũ điệu Tamya Ariya, T’rumpô, trống Pă ginăng hay kèn Lơkér bằng cách dạy cho con cháu của mình.

Đi qua các buôn làng, tâm trạng vui khi được chứng kiến những hình ảnh đời thường giản dị mà ý nghĩa. Đó có thể là người mẹ dân tộc Cơ Ho tên là Ha Boong ở buôn Bneur C (Lạc Dương) dạy những đứa con gái pha sợi dệt thổ cẩm. Đó có thể là người cha Chu Ru tên Tou Prông Dương ở Pró (Đơn Dương) dạy mấy đứa con trai thổi lửa nung gốm. Đó có thể là người chị Ka Uyên ở thị trấn Đinh Văn (Lâm Hà) đang truyền bí quyết ủ rượu cần cho mấy đứa em…

Như giai điệu của bài hát “Giữ ấm bếp hồng” của nhạc sĩ Krajan Plin, tôi luôn coi họ chỉ là những người bình thường sống giữa miền rừng núi, cần mẫn mỗi tháng ngày thổi những ngọn “lửa” nhỏ của tình yêu di sản tổ tiên làm ấm áp thêm cho cộng đồng thân thiết của mình và trao truyền tình yêu ấy cho thế hệ cháu con.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Dồn lực đưa cuộc điều tra 53 DTTS về đích trước thời hạn ở một huyện miền núi

Thanh Hóa: Dồn lực đưa cuộc điều tra 53 DTTS về đích trước thời hạn ở một huyện miền núi

Lang Chánh một trong những huyện miền núi nghèo của tỉnh Thanh Hóa. Do vậy, cuộc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số năm 2024 (Cuộc điều tra 53 DTTS) có ý nghĩa quan trọng đối với huyện trong việc đánh giá thực trạng đời sống của đồng bào DTTS, qua đó làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách trong giai đoạn tiếp theo. Nhận thức được tầm quan trọng này, Lang Chánh đã dồn lực để triển khai thực hiện, hoàn thành nhiệm vụ và về đích trước thời hạn.
Tin nổi bật trang chủ
Hơn 407 tỷ đồng từ các tổ chức, cá nhân bước đầu ủng hộ và đăng ký ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra

Hơn 407 tỷ đồng từ các tổ chức, cá nhân bước đầu ủng hộ và đăng ký ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra

Hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, với tinh thần hỗ trợ “cao nhất, nhanh nhất” cho các gia đình bị thiệt hại do bão, lụt; chiều 10/9, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức Lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham dự Lễ phát động.
Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) chính thức thoát khỏi huyện nghèo năm 2024

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) chính thức thoát khỏi huyện nghèo năm 2024

Công tác Dân tộc - Nguyệt Anh - 8 giờ trước
Ngay sau thành công của Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ thứ IV, năm 2024, đồng bào các dân tộc của tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung, huyện miền núi A Lưới nói riêng đón thêm một tin vui khi đón nhận Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện A Lưới thoát khỏi huyện nghèo năm 2024.
Phân bổ 380 tỷ đồng hỗ trợ đợt 1 cho 20 địa phương bị thiệt hại do cơn bão số 3

Phân bổ 380 tỷ đồng hỗ trợ đợt 1 cho 20 địa phương bị thiệt hại do cơn bão số 3

Tin tức - Văn Hoa - Hương Diệp - 8 giờ trước
Ngày 10/9, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã tổ chức Lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Tại Lễ phát động, các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nhà hảo tâm và các địa phương đã đăng ký ủng hộ số tiền trên 407 tỷ đồng.
Các tỉnh Nam Bộ hướng về đồng bào vùng bão lũ miền Bắc

Các tỉnh Nam Bộ hướng về đồng bào vùng bão lũ miền Bắc

Tin tức - Tào Đạt - Như Tâm - 8 giờ trước
Với tinh thần "tương thân, tương ái", bà con Nhân dân và chính quyền các tỉnh Nam Bộ đã đồng loạt ủng hộ và kêu gọi quyên góp ủng hộ cho đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả do bão số 3 (bão Yagi) gây ra.
Đánh mất lợi thế, đội tuyển Việt Nam để Thái Lan lội ngược dòng đáng tiếc trên sân Mỹ Đình

Đánh mất lợi thế, đội tuyển Việt Nam để Thái Lan lội ngược dòng đáng tiếc trên sân Mỹ Đình

Thể thao - Hoàng Quý - 8 giờ trước
Sau trận đấu với đội tuyển Nga, đội tuyển Việt Nam tiếp tục có trận đấu giao hữu đầy chất lượng với đội tuyển Thái Lan trên sân vận động Mỹ Đình. Dù có bàn thắng sớm, nhưng đội chủ nhà không thể giữ vững lợi thế và để đối thủ lội ngược dòng thành công.
Thủ tướng: Bằng mọi cách tiếp tế lương thực cho người dân

Thủ tướng: Bằng mọi cách tiếp tế lương thực cho người dân

Media - BDT - 21:16, 10/09/2024
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 10/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Thủ tướng: Bằng mọi cách tiếp tế lương thực cho người dân. Lâm Đồng: Hàng chục cây sầu riêng đang thu hoạch bị phá hoại. Đưa “cá xứ lạnh” về vùng núi. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng: Bằng mọi cách tiếp tế lương thực cho người dân

Thủ tướng: Bằng mọi cách tiếp tế lương thực cho người dân

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 10/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Thủ tướng: Bằng mọi cách tiếp tế lương thực cho người dân. Lâm Đồng: Hàng chục cây sầu riêng đang thu hoạch bị phá hoại. Đưa “cá xứ lạnh” về vùng núi. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lào Cai: Lũ quét kinh hoàng vùi lấp toàn bộ một thôn

Lào Cai: Lũ quét kinh hoàng vùi lấp toàn bộ một thôn

Tin tức - L.Minh - 21:01, 10/09/2024
Trận lũ quét kinh hoàng xảy ra vào sáng 10/9, tại xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Trận lũ quét, sạt lở đất đã vùi lấp hầu như toàn bộ thôn Làng Nủ với 35 hộ dân, 128 khẩu.
Tre, trúc không còn bị

Tre, trúc không còn bị "bạc đãi" ở vùng đất Tây Nam bộ

Kinh tế - Phong Phú - Minh Triết - 20:54, 10/09/2024
Các loại cây họ tre nứa rất dễ trồng, dễ chăm sóc với hàng chục giống tre, trúc khác nhau và chúng được trồng hầu như khắp các địa phương vùng Tây Nam bộ. Từ lâu, sản phẩm từ cây tre gắn bó với đời sống cư dân nơi này. Dù đang chịu cạnh tranh gay gắt với hàng hóa sản xuất bằng dây chuyền công nghệ, thay thế bằng những nguyên liệu công nghiệp nhưng không vì thế mà sản phẩm từ họ tre trúc “hết thời”.
Đăk Hà (Kon Tum): Xét xử công khai vụ án Hủy hoại rừng tại xã Đăk Pxi

Đăk Hà (Kon Tum): Xét xử công khai vụ án Hủy hoại rừng tại xã Đăk Pxi

Pháp luật - Ngọc Chí - 20:40, 10/09/2024
Sáng 10/9, tại Nhà văn hóa cộng đồng xã Đăk Pxi, Tòa án nhân dân huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức phiên tòa xét xử sơ thẩm công khai vụ án “Hủy hoại rừng” xảy ra tại Tiểu khu 325, thuộc xã Đăk Pxi, đối với bị cáo Lê Võ Văn Khương cùng các đồng phạm: A Huk, A Khuy, A Toang, Y Nen.
Thanh Hóa: Nâng cao năng lực chuyển đổi số cho cán bộ, thành viên HTX vùng đồng bào DTTS

Thanh Hóa: Nâng cao năng lực chuyển đổi số cho cán bộ, thành viên HTX vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 20:38, 10/09/2024
Liên minh HTX tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức lớp tập huấn “Nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin chuyển đổi số, nâng cao năng lực quản lý, vận hành thương mại điện tử cho cán bộ, thành viên HTX vùng DTTS và miền núi”. Đây là chương trình đào tạo nguồn nhân lực thuộc Tiểu dự án 2, Dự án 10, Chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững năm 2024.
Sóc Trăng: Trao giải cuộc thi trực tuyến “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2024

Sóc Trăng: Trao giải cuộc thi trực tuyến “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2024

Tin tức - Văn Long - Tào Đạt - 20:35, 10/09/2024
Sáng 10/9, Tại trường Chính trị tỉnh Sóc Trăng, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Sóc Trăng tổ chức Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi trực tuyến tìm hiểu chuyên đề năm 2024 “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc và con người Sóc Trăng, đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội nhập và phát triển”. Bà Hồ Thị Cẩm Đào - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Sóc Trăng đến dự và trao giải.