Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Từ xã "7 không" trở thành xã "nhiều có"

Hoàng Hà Thế - Ngọc Ánh - 15:46, 25/07/2021

Từ xã đặc biệt khó khăn, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, tỷ lệ hộ nghèo cao… đến nay đời sống người dân ở xã Ea Lâm được nâng lên. Diện mạo xã Ea Lâm đã từng bước khởi sắc và đang phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới trong thời gian tới.

Một góc buôn Bưng xã Ea Lâm (Ảnh: H.H Thế)
Đường vào buôn Bưng xã Ea Lâm (Ảnh: H.H Thế)

Xã Ea Lâm thành lập năm 1994, là 1 trong 11 xã, thị trấn của huyện Sông Hinh (Phú Yên). Toàn xã Ea Lâm có 5 buôn (buôn Bai; Bưng A; Bưng B; buôn Gao và buôn Học), tổng dân số trên địa bàn xã có 660 hộ, trong đó dân tộc thiểu số chiếm gần 90%. Từng được biết đến là “xã 7 không” nhưng đến thời điểm này diện mạo của Ea Lâm đã đổi thay vượt bậc.

Đi từ không đến có

Từ một xã đặc biệt khó khăn, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, tỷ lệ hộ nghèo cao… đến nay đời sống của người dân Ea Lâm được nâng lên, nhiều hộ xóa được đói, giảm được nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng. Diện mạo xã Ea Lâm đã từng bước khởi sắc và đang phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) trong thời gian tới.

Xã Ea Lâm từng được biết đến là “xã 7 không”: Không trụ sở, không điện, đường, trường, trạm y tế, không nước sạch, không công trình công cộng. Khi mới thành lập (năm 1994) cán bộ xã chỉ có 5 người, thì cả 5 đều chưa tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS), chỉ có 1 người học xong lớp 8. Trụ sở xã, thôn thì chưa có, người dân muốn liên hệ với chính quyền phải tự đi tìm cán bộ, lúc ở ngoài rẫy, lúc ở nhà riêng… Nhưng hiện nay, diện mạo của xã đã đổi thay vượt bậc.

Con đường từ ngả rẽ trên Quốc lộ 29 hiện nay vào xã Ea Lâm (qua xã Ea Bá) có chiều dài hơn 17 km, trước kia là lối mòn do dân tự mở, chỉ là sỏi đá với những dốc cao, suối sâu thì giờ đây là con đường nhựa và những cây cầu kiên cố. Đặc biệt, hệ thống giao thông liên buôn đã được Nhà nước đầu tư bê tông hóa, điều người dân nơi đây phấn khởi là đã hoàn thành con đường đi vào khu sản xuất Ea Lâm, với chiều dài 4,36 km và tiếp tục đăng ký thêm 3,5km bê tông giao thông nông thôn thực hiện trong năm 2021.

Từ một xã không có lớp học, đến nay Ea Lâm đã có đầy đủ 3 bậc học từ mầm non đến THCS, những ngôi trường được xây dựng kiên cố, khang trang đúng tiêu chuẩn. Trạm Y tế xã có Trạm trưởng là y sĩ người DTTS; đội ngũ thầy thuốc tận tình, chu đáo không quản ngày đêm chữa bệnh cho Nhân dân…

Các hình thức canh tác lạc hậu được thay thế dần bởi những phương thức sản xuất thâm canh, trồng lúa nước và những loại cây có giá trị kinh tế cao, vì nay đã có trạm bơm cùng hệ thống kênh mương đưa nước về tận đồng ruộng. Điện thắp sáng, xe máy, tivi, máy cày và chợ… trước đây xa vời đối với đồng bào Ê Đê ở Ea Lâm, thì hôm nay đã hiện hữu.

Ông Trần Minh Khai, Chủ tịch UBND xã Ea Lâm, khẳng định: “Có thể nói, với những chính sách của Đảng, Nhà nước, cùng với sự đồng lòng của đồng bào Ê Đê đã tạo ra những đổi thay tích cực ở xã Ea Lâm, giúp “xã 7 không” năm xưa giờ đây thành vùng quê no ấm đúng nghĩa”.

Vượt khó xây dựng nông thôn mới

Hiện tại xã Ea Lâm đã đạt 14/19 tiêu chí trong Bộ tiêu chí xây dựng NTM, từ nay đến cuối năm 2021 xã phấn hoàn thành 2 tiêu chí, còn lại 3 tiêu chí tiếp tục thực hiện theo kế hoạch hằng năm. Qua trao đổi với lãnh đạo UBND xã, thì hiện nay cuộc sống của người dân ấm no hơn trước là nhờ vào chuyển đổi trồng cây lúa nước. Diện tích trồng lúa nước ở xã Ea Lâm có có 110,3 ha, sản lượng bình quân các vụ mùa đạt 63 tạ/ha.

Nhìn chung xã Ea Lâm có đổi mới và phát triển nhưng trong xây dựng NTM còn nhiều khó khăn phải tháo gỡ… đặc biệt các tiêu chí: Hộ nghèo, thu nhập, môi trường, mô hình Hợp tác xã… Lãnh đạo huyện và các ban ngành đoàn thể sẽ quan tâm chỉ đạo xã Ea Lâm tiếp tục triển khai để xã đạt NTM trong thời gian sớm nhất.



Ông Ksor Y PhunPhó Chủ tịch UBND huyện Sông Hinh

Ông Ma Xanh (61 tuổi) ở buôn Học chia sẻ: “Trước đây đời sống của bà con dựa vào nuôi bò và trồng bắp, đất bỏ hoang nhiều vì cằn cỗi, không có nước tưới. Từ khi có công trình kênh mương thủy lợi, nước về tới chân ruộng. Bà con lại được hướng dẫn kỹ thuật trồng lúa nước, nhờ thế mà nhà nào cũng đầy lúa, không còn lo đói cái bụng. Như nhà tôi, được xã hỗ trợ vốn, truyền đạt kỹ thuật sản xuất, với 5 sào đất, tôi chỉ trồng lúa nước kinh tế gia đình đã ổn định, không còn lo cái ăn từng bữa như trước”.

Các Chương trình 135, xây dựng NTM, xóa đói giảm nghèo đã góp phần đưa Ea Lâm phát triển. Riêng từ năm 2018 đến nay, từ nguồn vốn các chương trình này, UBND xã triển khai nhiều mô hình sản xuất đã đưa được giống cây, con mới vào sản xuất, làm đa dạng cây trồng vật nuôi; đặc biệt giúp bà con thay đổi thói quen canh tác cũ, tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất.

Ông Ma Chép ở buôn Bai nhìn nhận: “Ðời sống người dân phát triển, hầu như gia đình nào ở xã Ea Lâm cũng đều có tivi, xe máy, có nhà mua máy cày. Các công trình nước sạch, các giếng đào ở các buôn đã đáp ứng yêu cầu nước sinh hoạt của người dân. Nhà cửa được chỉnh trang, xây mới, diện mạo làng buôn ngày càng khởi sắc. Bà con chúng tôi rất phấn khởi trước sự phát triển của địa phương”.

 Chăn nuôi gia súc ở Ea Lâm phát triển mạnh. (Ảnh H.H Thế)
Chăn nuôi gia súc ở Ea Lâm phát triển mạnh. (Ảnh H.H Thế)

Chị Hờ Dưng ở buôn Chao, phấn khởi khoe: Từ ngày xã triển khai xây dựng NTM, bà con có điều kiện phát triển sản xuất. Đường mở rộng, nông sản được thu mua kịp thời. Gia đình tôi đã đầu tư xây dựng chuồng trại để chăn nuôi, không thả rông như trước nữa. Ngoài nuôi heo, gia đình còn cải tạo hơn 0,5 ha ao nuôi cá. Với hơn 50 con heo, bình quân mỗi năm gia đình tôi thu được khoảng hơn 100 triệu đồng.

“Có giai đoạn hộ nghèo trong xã chiếm trên 50%, thu nhập người dân chỉ 9 - 10 triệu đồng/người/năm. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người tăng lên đạt 18 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ giảm nghèo 12,36%/năm. Chúng tôi quyết tâm phấn đấu đạt các tiêu chí còn lại để sớm về đích NTM”, Chủ tịch UBND xã Ea Lâm Trần Minh Khai khẳng định./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ mười ba, nhiệm kỳ 2020-2025

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ mười ba, nhiệm kỳ 2020-2025

Sáng 2/4, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã tổ chức Hội nghị lần thứ mười ba, xem xét, cho ý kiến vào Đề án về tổ chức quân sự địa phương “tinh, gọn, mạnh” đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương chủ trì Hội nghị.
Đơn vị cung ứng giống cây dược liệu không thực hiện cam kết, nhiều hộ DTTS rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”

Đơn vị cung ứng giống cây dược liệu không thực hiện cam kết, nhiều hộ DTTS rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”

Pháp luật - Phạm Tiến - 2 phút trước
Từ năm 2024 đến nay, nhiều hộ đồng bào DTTS tham gia Dự án trồng cây dược liệu quý (trồng cây gấc) ở huyện A Lưới , TP.Huế rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”. Đất trồng cây gấc đã san ủi, hố trồng cây gấc đã đào, thế nhưng đơn vị tham gia liên kết sản xuất là Công ty La San lại chưa giao cây giống, vật tư trồng gấc như cam kết.
Xín Mần (Hà Giang): Những tín hiệu tích cực từ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Xín Mần (Hà Giang): Những tín hiệu tích cực từ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Khoa học - Công nghệ - Vũ Mừng - 5 phút trước
Những năm gần đây, việc liên kết, chuyển giao và tiếp nhận những tiến bộ khoa học kỹ thuật đã góp phần gia tăng năng suất và chất lượng cây trồng cho các hộ dân tại huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang.
Cà Mau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển là di tích Quốc gia đặc biệt

Cà Mau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển là di tích Quốc gia đặc biệt

Trang địa phương - Minh Nhật - 5 phút trước
Trong tháng 4/2025, tỉnh Cà Mau sẽ tổ chức nhiều sự kiện văn hóa nhằm tôn vinh các giá trị truyền thống. Trong đó có sự kiện đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Ðường Hồ Chí Minh trên biển.
PC Lào Cai: Đẩy mạnh chuyển đổi số, hạn chế lừa đảo đối với khách hàng dùng điện

PC Lào Cai: Đẩy mạnh chuyển đổi số, hạn chế lừa đảo đối với khách hàng dùng điện

Xã hội - Trọng Bảo - 7 phút trước
Hiện nay, tình trạng lừa đảo qua mạng, trong đó, có việc giả mạo nhân viên điện lực để lừa đảo khách hàng ngày càng tinh vi. Nhằm bảo đảm an toàn cho khách hàng dùng điện, hạn chế tối đa rủi ro, Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai) đã và đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số nhằm nâng cao tính minh bạch.
Lạng Sơn: Đồng bào có đạo thi đua sống

Lạng Sơn: Đồng bào có đạo thi đua sống "tốt đời đẹp đạo"

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Anh - 8 phút trước
Với phương châm "sống tốt đời, đẹp đạo" thời gian qua, đồng bào có đạo tại Lạng Sơn luôn hăng hái thi đua phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa, qua đó có những đóng góp quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, khẳng định rõ hơn vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội.
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Độc đáo tục rước dâu của người Dao Thanh Y ở Bình Liêu

Độc đáo tục rước dâu của người Dao Thanh Y ở Bình Liêu

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 14 phút trước
Lễ cưới của người Dao Thanh Y ở Bình Liêu (Quảng Ninh) không chỉ là một nghi thức quan trọng trong đời sống hôn nhân, mà còn mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống với nhiều phong tục đặc sắc hiếm thấy ở các dân tộc khác. Trong đó, lễ rước dâu là phần đặc biệt nhất, thể hiện sự giao thoa giữa tín ngưỡng, phong tục và tinh thần cộng đồng.
Những người lính với hành trình làm sạch đất

Những người lính với hành trình làm sạch đất

Phóng sự - Hoàng Chính-VM - 21 phút trước
Ngoài thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy, những người lính công binh tại nơi biên ải Hà Giang đang từng ngày, từng giờ quyết tâm làm sạch những mảnh đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh để trả lại sự bình yên cho vùng đất biên cương Tổ quốc.
Phát huy nguồn lực tôn giáo đóng góp vào sự phát triển đất nước

Phát huy nguồn lực tôn giáo đóng góp vào sự phát triển đất nước

Dân tộc - Tôn giáo - Hà Anh - 31 phút trước
Trong tiến trình phát triển của đất nước, tôn giáo không chỉ là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần mà còn là nguồn lực quan trọng, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, xây dựng phát triển đất nước. Với những giá trị đạo đức, văn hóa và tinh thần cộng đồng sâu sắc, tôn giáo đóng vai trò tích cực trong việc xây dựng một xã hội nhân văn, tiến bộ và thịnh vượng.
Gốm Yang Tao - Nghệ thuật từ đôi tay người phụ nữ M'nông

Gốm Yang Tao - Nghệ thuật từ đôi tay người phụ nữ M'nông

Sắc màu 54 - Xuân Hòa - 34 phút trước
Tại những buôn làng Tây Nguyên, mỗi sản phẩm thủ công không chỉ là vật dụng mà còn là tác phẩm nghệ thuật mang dấu ấn văn hóa. Những chiếc bình gốm, ché hay con vật bằng đất sét là kết tinh từ đôi tay khéo léo của những người phụ nữ buôn làng - nơi sự sáng tạo hòa quyện với tình yêu đất đai, quê hương.
Đắk Mil - Vùng trọng điểm cây cà phê ở Đắk Nông gồng mình chống hạn

Đắk Mil - Vùng trọng điểm cây cà phê ở Đắk Nông gồng mình chống hạn

Trang địa phương - Lê Hường - 1 giờ trước
Nhiều công trình thủy lợi cạn trơ đáy, cây cà phê héo rũ, rụng lá, hoa cháy đen; người dân vùng trọng điểm cà phê Đắk Mil của tỉnh Đắk Nông đang tìm đủ cách chống chọi với hạn cứu cây trồng.