Sáng nay, 10/8, Công an TP. Pleiku (Gia Lai) đã tiến hành trao trả bộ chiêng cổ gồm 32 chiếc cho Giáo xứ Plei Choét, phường Thắng Lợi.
Hiện nay, các bạn trẻ người Mông ở các xã thuộc huyện miền núi Tương Dương (Nghệ An) vẫn rất thích nghe âm nhạc của dân tộc mình, thích hát những làn điệu dân ca truyền thống. Bởi vậy, khi Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An mở lớp dạy thổi khèn, múa khèn ở bản Huổi Cọ, xã Nhôn Mai đã thu hút rất nhiều bạn trẻ theo học. Đây là tín hiệu rất vui và mở ra cơ hội để nhân rộng lớp học tại các bản, làng khác trên địa bàn các huyện vùng cao, miền núi của Nghệ An.
Từ người con đầu tiên của bản có tấm bằng đại học, rồi Thạc sĩ và sau này trở thành Tiến sĩ (TS) du học ở Úc trở về, Lò Văn Pấng vẫn luôn tâm niệm, phải có ý thức trách nhiệm, gắn bó với quê hương và nguyện dốc hết sức mình cho sự nghiệp phát triển giáo dục ở Điện Biên.
Trên đường vào các phum sóc của đồng bào Khmer, dễ dàng thấy nhiều miếu thờ Neak Tà (còn gọi là ông Tà), là vị thần bảo hộ phum sóc. Trong tín ngưỡng tâm linh của người Khmer, các hiện tượng tự nhiên liên quan đến đời sống con người đều được trời đất cắt đặt một vị Neak Tà bảo hộ, có nhiệm vụ trừ khử mọi tai ương, trấn áp mọi tà ma quỷ dữ, bảo vệ cuộc sống bình yên, no đủ cho người dân trong phum sóc.
Trước tình hình đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh và diễn biến phức tạp, đồng bào các tôn giáo ở Nghệ An đã kịp thời, nghiêm túc triển khai nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Những kết quả bước đầu tại các cơ sở tôn giáo đóng góp không nhỏ vào thành tích chống dịch chung của tỉnh.
Dệt thổ cẩm và đan gùi là hai nghề thủ công truyền thống gắn bó với đời sống đồng bào dân tộc Ê Đê ở Đắk Lắk từ bao đời nay. Tuy nhiên, sản phẩm thủ công truyền thống làm ra khó tiêu thụ, giới trẻ không mặn mà giữ nghề nên việc truyền dạy cũng như bảo tồn gặp nhiều khó khăn.
Nhờ những chương trình, chính sách của Đảng, Nhà nước và sự nỗ lực của địa phương, đời sống của đồng bào Pa Cô ở Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị… đã có nhiều đổi mới.
Xồng Bá Lẩu còn rất trẻ. Thế mà cậu được bà con tín nhiệm bầu làm Trưởng bản Buộc Mú (xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn – Nghệ An). Không chỉ làm ăn giỏi, Lẩu còn giúp bà con cùng nhau thoát nghèo. Vì thế mà mọi người trân quý gọi cậu là "Tì lầu Lẩu" – tiếng Mông có nghĩa là anh Lẩu.
Nhờ lựa chọn hướng đi đúng trong phát triển kinh tế cùng với sự “tiếp sức” từ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách Xã hội, gia đình chị Y Trít, dân tộc Ba Na, một gia đình giáo dân ở giáo phận Kon Rờ Bàng, xã Vinh Quang, TP. Kon Tum (Kon Tum) đã vươn lên thoát nghèo, làm giàu trên quê hương.
Vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, của tỉnh Nghệ An (miền Tây Nghệ An) gồm 11 huyện. Trong đó có 1.188 thôn, bản đặc biệt khó khăn, 27 xã biên giới, với đường biên giới dài 468,281 km tiếp giáp với 3 tỉnh của Lào. Đây là nơi sinh sống lâu đời của đồng bào các dân tộc Thái, Mông, Khơ Mú, Thổ, Ơ Đu... là vùng có tiềm năng lớn về tài nguyên thiên nhiên, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của tỉnh.
Thương binh - đảng viên A Tợt tuy đã gần 80 tuổi nhưng vẫn còn khỏe, quắc thước như tố chất của người Gia Rai, ông sôi nổi, chia vui với chúng tôi: “Làng Plei H’No nay không còn nghèo khó như xưa nữa, bà con các dân tộc chúng tôi đã biết thay đổi cách làm ăn, kề vai sát cánh, đoàn kết dựng xây quê hương từng ngày đổi mới”.
Trước những đóng góp rất thiết thực của các tôn giáo trong phòng, chống đại dịch Covid-19 thời gian vừa qua, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã ban hành công văn số 2734/MTTW-BTT trân trọng ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao đóng góp trên; đồng thời đề nghị Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành phố, các tổ chức thành viên của Mặt trận phối hợp cùng các tôn giáo đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các tôn giáo tiếp tục tham gia phòng, chống dịch Covid-19.
Vượt qua những khó khăn về điều kiện kinh tế - xã hội với nguồn lực trong dân còn hạn chế, cũng như xuất phát điểm thấp và ảnh hưởng của thiên tai mưa lũ, đại dịch Covid-19, xã Thanh, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã và đang nỗ lực trên chặng đường xây dựng nông thôn mới.
Thực hiện sự vận động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Giáo hội Phật giáo TP. Đà Nẵng đã vận động Tăng Ni, Phật tử cùng chung tay ủng hộ tài chính vào Quỹ vắc xin phòng, chống dịch Covid-19.
Hơn 40 năm qua, với mong muốn giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Dao, tránh nguy cơ bị mai một, ông Hà Xuân Tiến, thôn Hả Trong, xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) đã dày công nghiên cứu và truyền dạy lại những giá trị văn hóa đặc sắc của người Dao cho thế hệ trẻ.
Nhìn từ quốc lộ 20, suốt dọc hai triền con sông nhỏ Đạ Nhim hiện lên hình ảnh những cổng tam quan, mái chùa cong và những tòa bảo tháp cao vút giữa vườn cà phê và cây ăn quả. Nhiều bóng áo cà sa thấp thoáng. Tiếng chuông chùa ngân vang, tiếng gõ mõ tụng kinh văng vẳng từ các triền đồi. Một không gian đậm chất thiền đã tạo cho mỗi người đến đây cảm giác thật thanh tịnh, an hòa.
Tích cực tham gia đóng góp, ủng hộ “Quỹ Vắc xin phòng, chống Covid-19” do Chính phủ thành lập; phối hợp với chính quyền, Mặt trận và cơ sở y tế ở địa phương tham gia các hoạt động thiện nguyện phòng, chống dịch bệnh; thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch...là những hoạt động thiết thực mà các Tăng Ni, Phật tử thực hiện trong thời gian qua.
Tết Ngô còn có tên gọi khác là tết "Mùa mưa"- tết cổ truyền lớn nhất trong năm của đồng bào Cống ở Lai Châu. Hiện nay, người Cống ở Lai Châu có khoảng hơn 2000 người tập trung ở hai huyện Nậm Nhùn và Mường Tè. Tuy dân số không nhiều, nhưng đồng bào Cống vẫn giữ được những giá trị văn hóa riêng và Lễ hội Tết Ngô là một trong những nét văn hóa đặc sắc từ ngàn xưa còn lưu lại .
Thực hiện lời kêu gọi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới, Bộ Nội vụ (Ban Tôn giáo Chính phủ) đề nghị lãnh đạo Giáo hội các tổ chức tôn giáo thực hiện nghiêm các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch.
Trước đây, nhắc đến cái tên Nậm Bó (xã Lùng Thàng, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu), người ta lại mường tượng ra cảnh đói nghèo, tệ nạn, hủ tục… Nậm Bó ngày ấy là mối quan tâm, nỗi lo của các cấp chính quyền. Hôm nay trở lại Nậm Bó, chúng tôi ngỡ ngàng trước sự đổi thay trong diện mạo của bản làng Nông thôn mới (NTM).