Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Khởi sắc ở vùng đồng bào Pa Cô

Khánh Ngân - 11:50, 07/08/2021

Nhờ những chương trình, chính sách của Đảng, Nhà nước và sự nỗ lực của địa phương, đời sống của đồng bào Pa Cô ở Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị… đã có nhiều đổi mới.

Khởi sắc ở vùng đồng bào Pa Cô

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Chúng tôi có dịp về xã nông thôn mới (NTM) Phú Vinh, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế trong những ngày đầu Thu. Con đường từ trung tâm xã về thôn Phú Thượng đã được bê tông phẳng lỳ. Phú Thượng là thôn có 100% người Pa Cô sinh sống và chiếm khoảng 30% dân số của toàn xã.

Những năm qua, nhờ những chương trình, chính sách của Đảng, Nhà nước, đời sống người Pa Cô có nhiều thay đổi. Người dân đã biết trồng rừng kinh tế, xây dựng trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm.... Điển hình như gia đình ông Hồ Văn Năng, là một trong những hộ làm kinh tế tiêu biểu ở xã Phú Vinh. Hiện nay, gia đình ông có hơn 30 con bò, một đàn dê hàng chục con, ngoài ra gia đình ông còn trồng rừng kinh tế mang lại hiệu quả rất cao.

Ông Hồ Văn Năng chia sẻ: “Ngoài chính sách được hỗ trợ về vốn, con giống, đồng bào còn được hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi nên chúng tôi ý thức được việc phải nỗ lực lao động để vươn lên thoát nghèo”.

Ở xã Phú Vinh còn có rất nhiều mô hình kinh tế hộ gia đình được hình thành và phát triển. Chẳng hạn như, hộ gia đình ông Hồ Chí Mạnh cũng là người Pa Cô, với mô hình VAC cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Hay nhắc đến gia đình ông Phạm Viết Mình thì ai cũng biết, bởi đây là một gia đình người Pa Cô hiếu học. Gia đình ông Mình có 6 người con thì cả 6 đều tốt nghiệp đại học, hiện đã có công ăn việc làm ổn định, có người là giảng viên đại học.

Không dừng lại ở mục tiêu đạt chuẩn NTM, xã Phú Vinh và người Pa Cô ở phía Đông Trường Sơn còn thực hiện các tiêu chí NTM kiểu mẫu. Hiện nay thu nhập bình quân đầu người ở xã phú Vinh, huyện A Lưới là 32 triệu đồng/người/năm, một con số ấn tượng.

Sau nhiều năm bền bỉ vươn lên, cuối năm 2018, xã Phú Vinh, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã hoàn thành mục tiêu về xây dựng NTM, được nhận Giấy khen của Ủy ban nhân dân huyện A Lưới.

Xây dựng bản, làng no ấm

Trên con đường Hồ Chí Minh phẳng lỳ như một dải lụa trên đỉnh Trường Sơn, chúng tôi ngược ra hướng Bắc để đến với đồng bào Pa Cô ở bản Tà Đủ, xã Tân Hợp, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.

Cách đây 8 năm, tôi có dịp về thăm người Pa Cô ở bản Tà Đủ, hình ảnh những ngôi nhà sàn còn xiêu vẹo, nhưng nay Tà Đủ như đã khoát lên mình chiếc áo mới, khang trang hơn. Những ngôi nhà xây, ngói đỏ mọc lên dọc những con đường đã được rải nhựa vào tận bản. Không chỉ là trồng trọt, chăn nuôi để phát triển kinh tế, người Pa Cô còn đẩy mạnh phát triển kinh tế từ du lịch. Nhờ có dòng suối Tà Đủ đẹp mê hồn, với bản sắc văn hóa, người Pa Cô đã phát triển thêm một số dịch vụ ăn uống đặc sắc phục vụ du khách đến tham quan. Nhiều hộ gia đình trước đây là hộ nghèo, giờ thoát nghèo, nhiều hộ khá giả, điều mà trước đây người Pa Cô có lẽ không dám mơ.

Điển hình như hộ gia đình ông Hồ Văn Chình phát triển chăn nuôi 30 con bò, 1 đàn dê cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Không chỉ chăn nuôi, gia đình ông Chình và nhiều hộ gia đình khác còn trồng thêm rừng kinh tế. Có điều kiện về kinh tế, những hộ đồng bào Pa Cô ở bản Tà Đủ đầu tư xây dựng nhà cửa khang trang, sạch đẹp, con cái được đi học đầy đủ. Đồng bào đã thoát ra khỏi vòng xoáy nghèo đói, thất học, tảo hôn...

Ông Trần Vinh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Tân Hợp vui mừng chia sẻ: “bản Tà Đủ có 100% dân số là người Pa Cô, đời sống người dân khấm khá, nhiều hộ có nhà xây khang trang. Đồng bào Pa Cô luôn tin tưởng vào chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực xây dựng quê hương ấm no, giàu mạnh”.

Tân Hợp là xã đầu tiên của huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị về đích NTM và đang phấn đấu về đích NTM kiểu mẫu vào cuối năm 2021.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Ưu tiên đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS

Ưu tiên đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS

Với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), trong thời gian qua, các địa phương đã tích cực, chủ động bố trí nguồn lực, thực hiện việc đối ứng ngân sách để đầu tư phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi. Qua đó góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân khu vực miền núi, vùng cao.
Tin nổi bật trang chủ
Góc khuất từ những căn “nhà tình thương” ở Đăk Tô: Nhiều vấn đề cần làm rõ từ báo cáo của UBND huyện Đăk Tô (Bài 6)

Góc khuất từ những căn “nhà tình thương” ở Đăk Tô: Nhiều vấn đề cần làm rõ từ báo cáo của UBND huyện Đăk Tô (Bài 6)

Pháp luật - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Sau khi báo Dân tộc và Phát triển có loạt bài phản ánh: Góc khuất từ những căn “nhà tình thương” ở Đăk Tô, UBND huyện Đăk Tô đã có báo cáo số 153, ngày 13/5/2025 gửi UBND tỉnh Kon Tum báo cáo “kết quả kiểm tra, xác minh vụ việc báo chí phản ánh”. Tuy nhiên, nhiều nội dung của báo cáo đã khác so với báo cáo trước đây của chính UBND huyện Đăk Tô về vụ việc. Rất nhiều câu hỏi đặt ra cần các cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum vào cuộc làm sáng tỏ vấn đề.
Đặc khu Lý Sơn và câu chuyện trồng rừng

Đặc khu Lý Sơn và câu chuyện trồng rừng

Môi trường sống - Trần Đình Quang - 1 giờ trước
Sau sắp xếp, tỉnh Quảng Ngãi sẽ còn 56 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có một đơn vị mới là Đặc khu Lý Sơn. Với diện tích hơn 10 km², dân số trên 22.000 người, hòn đảo tiền tiêu này được kỳ vọng trở thành đặc khu phát triển xanh, sạch, đẹp. Tuy nhiên, để Lý Sơn thực sự "cất cánh", bài toán trồng, bảo vệ và phục hồi rừng cây vốn từng bao phủ các ngọn núi và vùng ven biển đảo cần được đặt lên hàng đầu.
Phó Giám đốc phụ trách sở Dân tộc và Tôn giáo Quảng Trị nhận Bằng khen của Trung ương Hội LHPN Việt Nam

Phó Giám đốc phụ trách sở Dân tộc và Tôn giáo Quảng Trị nhận Bằng khen của Trung ương Hội LHPN Việt Nam

Gương sáng - Khánh Ngân - 1 giờ trước
Bà Hồ Thị Minh - Đại biểu Quốc hội, Phó Giám đốc phụ trách sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Quảng Trị, vừa vinh dự được Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam khen thưởng và biểu dương vì thành tích tiêu biểu trong quá trình triển khai, thực hiện Dự án 8.
Phát hiện, trục vớt khối lượng lớn bom, đạn gần cầu Hòa Bình

Phát hiện, trục vớt khối lượng lớn bom, đạn gần cầu Hòa Bình

Xã hội - Minh Nhật - 1 giờ trước
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hòa Bình đã phát hiện, trục vớt một lượng lớn vật nổ sót lại sau chiến tranh tại khu vực lòng sông Đà, gần chân cầu Hòa Bình (thuộc địa bàn phường Tân Thịnh, Tp. Hòa Bình).
Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á

Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á

Media - BDT - 1 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 20/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á. Công nhận 108 “hóa thạch sống” ở Lâm Đồng là Cây di sản Việt Nam. Bảo tồn di sản ở Bản Cuôn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á

Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 20/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á. Công nhận 108 “hóa thạch sống” ở Lâm Đồng là Cây di sản Việt Nam. Bảo tồn di sản ở Bản Cuôn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Gia Lai có số ca tử vong do bệnh dại cao nhất cả nước

Gia Lai có số ca tử vong do bệnh dại cao nhất cả nước

Sức khỏe - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Ngày 20/5, tại thị trấn Chư Ty (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai), Sở Y tế tỉnh Gia Lai phối hợp với chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan tổ chức Lễ mít tinh phòng - chống bệnh dại năm 2025.
Gia Lai: Chấn chỉnh đạo đức nhà giáo, tăng cường công tác bảo vệ trẻ em

Gia Lai: Chấn chỉnh đạo đức nhà giáo, tăng cường công tác bảo vệ trẻ em

Giáo dục - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Ngày 20/5, UBND tỉnh Gia Lai đã có văn bản gửi các sở, ngành về việc chấn chỉnh đạo đức nhà giáo, tăng cường công tác bảo vệ trẻ em và phòng chống xâm hại học đường.
Ưu tiên đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS

Ưu tiên đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 1 giờ trước
Với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), trong thời gian qua, các địa phương đã tích cực, chủ động bố trí nguồn lực, thực hiện việc đối ứng ngân sách để đầu tư phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi. Qua đó góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân khu vực miền núi, vùng cao.
Thủ tướng: Khởi công tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng vào ngày 19/12/2025

Thủ tướng: Khởi công tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng vào ngày 19/12/2025

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Chiều tối ngày 20/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, đã chủ trì cuộc họp với các bộ ngành, đơn vị liên quan để rà soát việc triển khai các dự án đường sắt kết nối với Trung Quốc.
Khoán bảo vệ rừng ở Bình Thuận: Vừa giữ rừng, vừa tăng sinh kế cho đồng bào DTTS

Khoán bảo vệ rừng ở Bình Thuận: Vừa giữ rừng, vừa tăng sinh kế cho đồng bào DTTS

Dân tộc - Tôn giáo - Khánh Thư - 3 giờ trước
Từ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Bình Thuận đã triển khai hiệu quả chính sách hỗ trợ khoán bảo vệ rừng. Chính sách này đã mang lại lợi ích “kép”, vừa giữ rừng, vừa tăng sinh kế cho đồng bào DTTS.