Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Sông Đa Krông mùa nước cạn

Khánh Ngân - 18:28, 04/08/2021

Mùa khô, dòng Đa Krông cạn nước hiền như một con giun đất, nằm trơ đáy, trắng bạc giữa màu xanh mướt của rừng Trường Sơn. Nhiều nhà máy thủy điện ngừng hoạt động, đồng bào người Tà Ôi, Pa Cô trên đỉnh Trường sơn cũng chịu cảnh thiếu nước kéo dài.

Dòng Đa Krông cạn trơ đáy, hiền như một con giun đất, trắng bạc giữ nền xanh mướt rừng Trường Sơn
Dòng Đa Krông cạn trơ đáy, hiền như một con giun đất, trắng bạc giữ nền xanh mướt rừng Trường Sơn

Thủy điện “khát”

Sông Đa Krông bắt nguồn ở vùng động A Pong, ở phía đông Trường Sơn, thuộc địa phận huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, gần biên giới Việt- Lào. Chảy hướng Nam- Bắc, đến chân đèo Khe Sanh (huyện Đa Krông, tỉnh Quảng Trị), thì nhập vào dòng Rào Quán, mở rộng lòng sông. Từ đây về xuôi, người Kinh gọi là dòng Thạch Hãn. 

Trên đường về xuôi, Đa Krông len lỏi, uốn mình giữa các sườn núi cao, nhận thêm nước ở nhiều khe, suối đổ vào nhập dòng. Sông Đa Krông có độ dốc cao, lưu lượng nước nhiều. Có lẽ vì thế mà đã có đến bốn nhà máy thủy điện được xây dựng trên sông để bắt sức nước sinh ra điện. Nhưng vào mùa khô, các nhà máy thủy điện này cũng “khát”.

Từ cuối dòng Đa Krông, nơi có nguồn nước dồi dào nhất của dòng sông mùa cạn, Nhà máy thủy điện Đa Krông 1 cũng đang "thất nghiệp", tua bin thong thả nghỉ quay. Nhà máy thủy điện Đa Krông 1 có công suất 12MW, được xây dựng và hòa vào lưới điện quốc gia vào năm 2018. Với 2 tổ máy, sản lượng điện trung bình hàng năm 45,65 triệu kWh. 

Thế nhưng nhiều tháng nay, thủy điện Đa Krông 1 không còn đủ nước để sản hết công suất. Nhà máy chỉ hoạt đồng cầm chừng, tích góp nước phát điện vào giờ cao điểm.

Những tảng đá to như những con trâu đầm lộ ra, lăn lóc cả lòng sông. Ngược dòng Đa Krông theo con đường huyền thoại Hồ Chí Minh, có đoạn đường và sông nằm kề bên nhau, song hành đi qua những thung lũng Trường Sơn. Đoạn lại rời nhau, sông đi duới chân núi, đường lại lên đến đỉnh mây phủ. Phóng tầm mắt, phía dưới là những bản làng người Pa Cô - Vân Kiều, Tà Ôi nằm tựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, nhìn ra dòng Đa Krông khô cạn, trơ đáy.

Đến thôn Xa Lăng, xã Đa Krông, nơi Nhà máy thủy điện Đa Krông 2 đã được xây dựng năm 2012, hoàn thành hòa vào lưới điện năm 2013. Với công suất thiết kế 18MW, nhưng cũng chung tình trạng hoạt động cầm chừng vì thiếu nước. Không riêng gì 2 nhà máy thủy điện này, Nhà máy thủy điện Đa Krông 3, Đa Krông 4 cũng chung tình trạng thiếu nước để sản xuất điện.

Ông Lê Văn Chỉ Trưởng phòng Kinh tế Hạ tầng huyện Đa Krông, tỉnh Quảng Trị, cho biết: “Mùa khô, từ tháng 3- 7 âm lịch hàng năm, 4 nhà máy thủy điện Đa Krông1 đến Đa Krông 4 không hoạt động hết công suất do thiếu nước. Các nhà máy này chỉ hoạt động được mỗi ngày vài tiếng đồng hồ vào giờ cao điểm”.

Thiên nhiên kể cũng lạ, sinh ra mùa khô, mùa mưa để cho sự đối lập thiếu – thừa trên dòng Đa Krông khó lòng đoán định. Mùa mưa thì hung dữ, nước chảy ào ào làm cho thủy điện phải xả lũ, không ít phen dân phải chạy lao đao. Mùa khô thì trơ đáy, mặc cho thủy điện chờ đợi vì “khát”. 

Đồng bào người Pa Cô, Tà Ôi và cả người Chứt cũng chịu cảnh thiếu nước trong trồng trọt, thiếu cả nước sinh hoạt. Vượt lên dốc Mèo, rồi qua bên kia Đèo E Ke là địa phận huyện A Lưới, dòng Đa Krông cũng cạn trơ đáy, người Pa cô, người Tà Ôi cũng khát…

Người dân cũng khát

Đa Krông là dòng sông lớn nhất ở phía đông Trường Sơn, chảy xuyên qua những bản làng người Tà Ôi, người Pa Cô trên đỉnh Trường Sơn để về xuôi. Cuộc sống của đồng bào, từ nước ăn, nơi tắm giặt; từ con cá, con cua đến chiếc độc mộc đi lại, tất cả đều gắn liền với con nước dòng Đa Krông. Mỗi con người, mỗi bản làng vùng cao, dòng Đa Krông trở thành một phần không thể thiếu, một niềm yêu thương, một niềm ước vọng tươi đẹp cho cuộc sống. Thế nhưng, mùa khô sông cạn trơ đáy, mặc cho đồng bào khát!.

Nhà máy thủy điện Đa Krông 1 không thể hoạt động đủ công suất do thiếu nước
Nhà máy thủy điện Đa Krông 1 không thể hoạt động đủ công suất do thiếu nước

Anh Hồ Núi, dân tộc Pa Cô, ở xã A Ngo huyện Đa Krông (Quảng Trị) chia sẻ “Mùa khô năm nào dòng sông này cũng cạn nước, bà con hầu như là thiếu nước sinh hoạt, khoan giếng thì nhà có nước nhà không vì khô hạn, nắng nóng như mấy hôm nay, thì không có nước để dùng. Hầu hết các bản làng hai bên sông đều như vậy cả”.

Đa Krông chảy qua 9 xã của huyện Đa Krông, trong đó xã A Bung, A Ngo và xã Tà Rụt có 100% dân số là người Pa Cô. Qua dốc Mèo, Vượt đỉnh Đèo E Ke, là qua địa phận xã Hồng Thủy, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế. 

Thượng nguồn dòng Đa Krông dường như còn khô cạn hơn. Không chỉ sông Đa Krông những dòng khe, suối cung cấp nước vào các công trình nước tự chảy cho người dân sinh hoạt cũng khô cạn. Nhiều công trình thủy lợi phục vụ nước tưới tiêu trong trồng trọt  cũng không còn phát huy tác dụng. 

Hầu hết bà con sống hai bên bờ sông Đa Krông đều là người dân tộc thiểu số. Nhiều năm qua, Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ bà con chống hạn như khoan giếng, tặng bồn chứa nước I-nốc… nhưng do nắng nóng kéo dài, mức ngầm xuống thấp nên giếng cũng không đủ nước.

Ông Thái Ngọc Châu, Chủ tịch UBND huyện Đa Krông, cho biết: Chính quyền cũng đã hỗ trợ bà con khoan giếng để có nước sinh hoạt, tuy nhiên do thời tiết ngày càng biến đổi khó lường nên những tháng nắng nóng vẫn thiếu nước sinh hoạt. Về sản xuất nông nghiệp, huyện đã có chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng để phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ những nơi đây để bà con yên tâm sinh sống…

Vẫn biết, dẫu còn nhiều khó khăn, nhưng đồng bào Pa Cô, Vân Kiều nơi đây vẫn luôn gắn bó với mảnh đất quê hương, cũng giống như bao đời gắn bó thủy chung với dòng Đa Krông.

Trên đỉnh đèo E Ke nhìn về phía Nam, dòng Đa Krông chạy ngoằn nghèo qua những bản làng người Pa Cô ở xã Hồng Thủy, huyện A Lưới, Tỉnh Thừa Thiên Huế, qua gần 100km ngược sông, lên đến vùng đầu nguồn, dòng Đa Krông chỉ còn như một sợi chỉ bạc, phơi mình trắng xóa…

 Người dân nơi đây đang thấp thỏm chờ những cơn mưa đầu mùa!.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Giữa trập trùng núi rừng huyện Tiên Yên (Quảng Ninh), đồng bào Sán Chỉ xã vùng cao Đại Dực đang viết nên câu chuyện mới cho vùng đất nghèo khó, với nhiều thay đổi ấn tượng từ nhận thức đến hành động. Đặc biệt là việc gìn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng, góp phần cho sự phát triển bền vững tại vùng cao nơi đây.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia xứng tầm truyền thống văn hóa – lịch sử và sự phát triển của đất nước

Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia xứng tầm truyền thống văn hóa – lịch sử và sự phát triển của đất nước

Sáng 19/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã kiểm tra tiến độ xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, TP. Hà Nội và có cuộc làm việc về chuẩn bị tổ chức tại đây Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh.
Lào Cai tiếp tục triển khai, quán triệt thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nội dung Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị

Lào Cai tiếp tục triển khai, quán triệt thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nội dung Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị

Trang địa phương - Trọng Bảo - 2 giờ trước
Sáng 19/5, Tỉnh ủy Lào Cai đã tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị, về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Cái nghèo đu bám (Bài 1)

Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Cái nghèo đu bám (Bài 1)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 2 giờ trước
Dưới cái nắng tháng 5, chúng tôi trở lại vùng chồng lấn địa giới hành chính (ĐGHC) xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) và xã Đăk Nên (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum). Hàng chục năm nay, người dân nơi đây bị cái nghèo đu bám do việc chồng lấn địa giới hành chính chưa được giải quyết.
Thanh Hóa: Nhiều hộ nuôi tôm trái phép tại khu vực ven biển

Thanh Hóa: Nhiều hộ nuôi tôm trái phép tại khu vực ven biển

Media - Quỳnh Trâm - CTV - 2 giờ trước
Theo thống kê của thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, trên địa bàn hiện có khoảng 60 trường hợp nuôi tôm tự phát, trái phép trên đất nông nghiệp, đất dự án. Dù chính quyền địa phương đã có những giải pháp xử lý vi phạm, thế nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết dứt điểm tình trạng này, gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến môi trường trên địa bàn, hiện UBND thị xã Nghi Sơn đang triển khai các giải pháp để giải quyết dứt điểm, tình trạng này.
Người có uy tín phát huy vai trò trên nhiều lĩnh vực

Người có uy tín phát huy vai trò trên nhiều lĩnh vực

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 2 giờ trước
Trong những năm qua, được sự quan tâm hỗ trợ về vật chất, động viên tinh thần, bồi dưỡng kiến thức của các địa phương, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS đã và đang phát huy mạnh mẽ vai trò trên nhiều lĩnh vực.
Bình Định: Lãnh đạo tỉnh dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành

Bình Định: Lãnh đạo tỉnh dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 2 giờ trước
Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 19/5, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định tổ chức Lễ dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Trình Quốc hội xem xét Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Trình Quốc hội xem xét Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Thời sự - Hoàng Quý - 2 giờ trước
Ngày 19/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường, để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.
Trình Quốc hội xem xét điều chỉnh Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Trình Quốc hội xem xét điều chỉnh Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Thời sự - Hoàng Quý - 2 giờ trước
Ngày 19/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1.
Di sản văn hóa ở làng Chăm Bỉnh Nghĩa

Di sản văn hóa ở làng Chăm Bỉnh Nghĩa

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 2 giờ trước
Những ngày cuối tháng 4, đầu tháng 5 dương lịch, các làng Chăm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận rộn ràng tổ chức đón mừng năm mới Chăm lịch 2025. Riêng làng Chăm Bỉnh Nghĩa tổ chức đón mừng năm mới với chuỗi hoạt động nghi lễ độc đáo, mang đậm sắc thái tâm linh cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, gia đình hạnh phúc. Nghi lễ đầu năm của người Chăm làng Bỉnh Nghĩa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2021.
Khắc ghi lời Bác dạy, thanh niên các DTTS nỗ lực dựng xây tương lai

Khắc ghi lời Bác dạy, thanh niên các DTTS nỗ lực dựng xây tương lai

Sự kiện - Bình luận - Hồng Phúc - 7 giờ trước
Những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là kim chỉ nam, là nguồn cảm hứng bất tận cho thế hệ trẻ hôm nay, đặc biệt là thanh niên các dân tộc thiểu số (DTTS). Được sinh ra và lớn lên trong hòa bình, mang trong mình niềm tự hào dân tộc và lý tưởng cống hiến, nhiều bạn trẻ đã không ngừng học tập, rèn luyện để viết tiếp khát vọng mà Bác Hồ từng gửi gắm: "Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang... chính là nhờ công học tập của các cháu".
Thủ tướng phát lệnh khởi công cầu Tứ Liên (Hà Nội)

Thủ tướng phát lệnh khởi công cầu Tứ Liên (Hà Nội)

Thời sự - PV - 7 giờ trước
Sáng 19/5, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu (từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa) với tổng mức đầu tư gần 20.000 tỷ đồng.