Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghề nghiệp - Việc làm

Nghề kéo xăm

PV - 15:18, 31/07/2021

Dọc vùng biển bãi ngang huyện Gio Linh (Quảng Trị) có nghề kéo xăm đánh bắt thủy sản gần bờ. Nghề này không dùng máy móc, trang thiết bị hiện đại, mà chỉ cần 1 chiếc ghe lớn, 1 tấm lưới xăm rộng và sức của nhiều người cộng lại. Mặc dù là nghề thời vụ, mỗi năm chỉ kéo dài từ tháng 6 - 8 âm lịch, nhưng nghề này mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho ngư dân bãi ngang.

Nghề kéo xăm không chỉ mang lại thu nhập cho ngư dân mà còn giúp họ thắt chặt tình đoàn kết
Nghề kéo xăm không chỉ mang lại thu nhập cho ngư dân mà còn giúp họ thắt chặt tình đoàn kết

4 giờ chiều, trên bãi biển xóm 1, thôn Hà Lợi Trung, xã Trung Giang có 20 người đàn ông đang tất bật chuẩn bị ngư cụ cho chuyến kéo xăm. Họ phân chia công việc rất rõ ràng. Sau khi hợp sức đưa được chiếc ghe đội (thuyền nan dài và to, có thể chứa được khoảng 10 người) ra mép nước, 9 người leo lên ghe rồi chèo ra phía biển. Những người còn lại đợi trên bờ, giữ một đầu dây có đường kính bằng cổ tay người lớn, đầu bên kia được buộc vào ghe.

Chiếc ghe rẽ sóng lướt đi theo từng nhịp chèo. Có 5 người phụ trách điều khiển ghe, 1 người ở đuôi ghe giữ lái, 4 người còn lại chèo mạnh theo nhịp để ghe tiến lên phía trước. Trên chiếc ghe đội, không có bất cứ một máy móc, thiết bị kim khí nào. Tất cả quá trình đánh bắt đều được tiến hành thủ công bằng sức người. Khi ghe đến đoạn cách bờ khoảng 200m, phát hiện thấy ón (luồng) cá, họ chèo chầm chậm và bắt đầu thả xăm. Xăm là một loại lưới có mắt lưới nhỏ, hình chiếc phễu, dùng để đánh bắt những loại cá nhỏ như: Cá ruội, cá cơm, cá đục, cá ngạnh, cá đù... trong phạm vi đường kính từ 250 - 300m.

2 giờ sau, những người trên ghe thả xong tấm lưới xăm. Trong quá trình thả xăm, những người đàn ông trên bờ cũng đi bộ theo hướng ghe và kéo theo đầu dây nối với ghe. Khi hoàn tất công đoạn thả xăm, một đầu lưới xăm sẽ được ghe kéo vào bờ và đầu còn lại do những người trong bờ kéo. Trước lực cản của nước, việc kéo lưới thủ công khá tốn sức. Vì vậy, những người đàn ông trên bờ phải dùng thêm một cái thắt lưng buộc vào đoạn dây thừng để kéo xăm vào. Họ vừa giữ cho dây đi đúng hướng vừa đi giật lùi lên bờ cát. Chốc chốc, họ lại tiến tới phía trước, buộc thắt lưng vào dây rồi kéo xăm vào.

Nghề kéo xăm ra đời ở vùng biển bãi ngang huyện Gio Linh từ những năm 70 của thế kỷ XX. Trước đây, mỗi thôn có 1 Hợp tác xã, mỗi Hợp tác xã có nhiều đội, mỗi đội có 1 ghe, 1 ghe có 16 - 18 người. Sau này, nhận thấy mô hình Hợp tác xã hoạt động không hiệu quả, nên các đội tự tách ra làm riêng. Từ đó, đời sống của ngư dân dần khấm khá hơn.

Sau khoảng 1 tiếng rưỡi, khi ghe vào cách bờ khoảng 20 - 30m thì ngư dân tiến hành “nậu”. Lúc này, trên ghe sẽ cử 2 người lặn giỏi nhảy xuống nước. 1 người lặn xuống đáy để dùng kẹp tre móc 2 đầu chì của xăm lại với nhau, người còn lại đè cho chì sát đáy biển, không để cá chui ra ngoài. Đây là công đoạn khó nhất, bởi nếu làm không đúng cách, cá sẽ chui ra khỏi lưới. Mất thêm 2 - 3 tiếng nữa để nậu xong lưới. Đáy xăm đã nặng cá, ngư dân tiến hành kéo xăm lên thuyền và di chuyển vào bờ. Số cá đánh bắt được sẽ chia đều, trong đó chủ ghe và 2 người lặn nậu sẽ được phần nhiều hơn.

Hiện nay, dọc vùng biển bãi ngang huyện Gio Linh có thôn Hà Lợi Trung và Cang Gián còn giữ nghề này. Trong đó, thôn Hà Lợi Trung còn 2 chiếc ghe đội. Mặc dù là nghề thời vụ, mỗi năm chỉ hoạt động từ tháng 6 - 8 âm lịch, nhưng ngư dân nơi đây có nguồn thu nhập khá từ kéo xăm. Có ghe may mắn trúng đậm 5 - 7 tấn cá trong 1 chuyến đánh bắt, thu được khoảng 8 triệu đồng. Số cá sau khi đánh bắt lên sẽ được bán cho các tiểu thương hoặc phơi khô, làm nước mắm nguyên chất.

Ngoài việc có thu nhập khá để trang trải cuộc sống, ngư dân nơi đây vẫn gìn giữ nghề kéo xăm bằng ghe đội bởi một lý do khác. Đó là nghề này giúp họ thắt chặt tình đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình đánh bắt thủy sản. Đây là truyền thống từ xa xưa của ông cha để lại và được lưu truyền từ đời này sang đời khác./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Gốm cổ Sa Huỳnh hồi sinh

Gốm cổ Sa Huỳnh hồi sinh

Quảng Ngãi được xem là cái nôi của Văn hóa Sa Huỳnh. Đối với cư dân Sa Huỳnh, đồ gốm đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày và sinh hoạt tâm linh. Chính vì thế, gốm Sa Huỳnh đã có một thời vàng son, phát triển rực rỡ. Trải qua hàng ngàn năm, nghề gốm cổ Sa Huỳnh “lụi” dần và có nguy cơ bị mai một. Để bảo tồn nghề truyền thống của cha ông, chính quyền địa phương cùng những người thợ làm gốm yêu nghề đã cố gắng níu giữ nhằm phục dựng và hồi sinh dòng gốm cổ.
Tin nổi bật trang chủ
OCOP – nâng tầm sản phẩm nông nghiệp xứ Nghệ

OCOP – nâng tầm sản phẩm nông nghiệp xứ Nghệ

Kinh tế - An Yên - 3 giờ trước
Thành công sau 5 năm xây dựng Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở Nghệ An, không chỉ là 558 sản phẩm OCOP được công nhận (520 sản phẩm 3 sao, 37 sản phẩm 4 sao và 1 sản phẩm 5 sao); mà hơn hết là đã góp phần thay đổi tư duy, nhận thức của mỗi người dân, khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của mỗi vùng đất… để những sản phẩm nông nghiệp được nâng tầm.
Về Khánh Sơn đắm say với thanh âm đàn đá

Về Khánh Sơn đắm say với thanh âm đàn đá

Sắc màu 54 - T.Nhân - 4 giờ trước
Đàn đá là nhạc cụ độc đáo có từ lâu đời của đồng bào DTTS huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa). Mới đây, bộ đàn đá Khánh Sơn đã được công nhận là bảo vật Quốc gia tạo ra niềm vui lớn cho cộng đồng người Raglai. Tỉnh Khánh Hoà đang lên kế hoạch đưa du lịch văn hóa trở thành một trong các sản phẩm chủ đạo thu hút du khách trong nước, quốc tế.
Thành công từ nuôi lợn trong hang đá

Thành công từ nuôi lợn trong hang đá

Kinh tế - Hà Việt Lâm - 4 giờ trước
Học xong cấp 3, anh Đinh Văn Sơn ở xóm Sơn Lập, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình từng đi làm thuê nhiều nơi để kiếm sống. Cuộc sống nay đây mai đó, luôn trong cảnh thiếu trước hụt sau. Sau khi bàn với vợ, Sơn quyết định về quê lập nghiệp bằng việc làm chuồng nuôi lợn rừng và lợn bản địa.
Sẻ chia khó khăn với trẻ em DTTS có hoàn cảnh khó khăn khu vực biên giới

Sẻ chia khó khăn với trẻ em DTTS có hoàn cảnh khó khăn khu vực biên giới

Nhịp cầu nhân ái - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai vừa tổ chức ra mắt mô hình “Mẹ đỡ đầu” cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, là con em đồng bào DTTS ở khu vực biên giới.
Bắc Giang tập huấn chính sách pháp luật về đất đai cho đồng bào DTTS

Bắc Giang tập huấn chính sách pháp luật về đất đai cho đồng bào DTTS

Tin tức - Mạnh Cường - 4 giờ trước
Thực hiện Tiểu dự án 4, Dự án 5, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang đã phối hợp UBND huyện Lục Ngạn tổ chức 15 lớp tập huấn “Nội dung cơ bản, chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình, cá nhân trong chính sách pháp luật về đất đai vùng đồng đồng bào DTTS và miền núi”.
Tin trong ngày - 18/3/2024

Tin trong ngày - 18/3/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 18/3, có những thông tin đáng chú ý sau: 50 triệu tin nhắn rác, 50.000 thuê bao lừa đảo bị chặn mỗi tháng. Số hóa gần 10.000 cây sầu riêng tại Đắk Lắk . Người truyền dạy tri thức dân gian dân tộc Dao cho lớp trẻ. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lào Cai đã giải ngân được gần 1.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

Lào Cai đã giải ngân được gần 1.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

Thời sự - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai, tính đến ngày 15/3, giá trị giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh đạt 910 tỷ đồng, bằng 18% kế hoạch giao năm 2024.
Thanh Hóa: Công bố Lễ hội “Sết Boóc Mạy” là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thanh Hóa: Công bố Lễ hội “Sết Boóc Mạy” là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sắc màu 54 - Hà Khải - 4 giờ trước
Ngày 17/3, UBND huyện Như Thanh (tỉnh Thanh Hoá) đã long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc công nhận Lễ hội “Sết Boóc Mạy” xã Cán Khê là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Hướng tới Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần thứ IV năm 2024: Tiếp tục khơi thông động lực phát triển vùng đồng bào DTTS

Hướng tới Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần thứ IV năm 2024: Tiếp tục khơi thông động lực phát triển vùng đồng bào DTTS

Trang địa phương - Như Tâm - 4 giờ trước
Cùng với các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi trên cả nước, tỉnh Kiên Giang đang tích cực triển khai công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS cấp huyện, cấp tỉnh lần thứ IV- năm 2024. Là tỉnh duy nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có biên giới đất liền, biển và hải đảo, cũng là tỉnh có đông đồng bào DTTS sinh sống; tỉnh Kiên Giang xác định, đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, từ đó tiếp tục khơi dậy quyết tâm của cả hệ thống chính trị và ý chí của đồng bào các dân tộc, đóng góp vào sự phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS của tỉnh. Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Lưu Trung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần IV năm 2024, xung quanh nội dung này.
Hậu Giang: Phá thành công một chuyên án làm tiền giả lớn

Hậu Giang: Phá thành công một chuyên án làm tiền giả lớn

Pháp luật - Tào Đạt - Thế Phong - 4 giờ trước
Tối 18/3, phòng An ninh điều tra Công an tỉnh Hậu Giang cho biết vừa phối hợp các phòng nghiệp vụ phá thành công chuyên án “Làm, tàng trữ, lưu hành tiền giả” liên tỉnh, thu giữ số lượng lớn tiền giả tương đương hơn 640 triệu đồng.
Quảng Ngãi: Đổi mới cách làm đối với sản phẩm OCOP

Quảng Ngãi: Đổi mới cách làm đối với sản phẩm OCOP

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 4 giờ trước
Quảng Ngãi vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024. Theo đó, tỉnh yêu cầu đổi mới cách làm đối với các sản phẩm OCOP như tập trung phát triển các sản phẩm chế biến, chế biến sâu, sản phẩm truyền thống gắn với lợi thế, tiềm năng của địa phương, các sản phẩm được thị trường ưa chuộng và đón nhận.