Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nàng Xô Vi- Đại biểu quốc hội đầu tiên của người Brâu

Thùy Dung - Lê Ngọc - 17:37, 10/08/2021

Hành trình vượt khó vươn lên của nữ đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nàng Xô Vi, 25 tuổi ở thôn Đăk Mế, xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) đã trở thành câu chuyện truyền cảm hứng cho rất nhiều người, đặc biệt là giới trẻ về nghị lực vượt khó, tự khẳng định mình và đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng, xã hội. Với tư cách ĐBQH, Nàng Xô Vi mong muốn đóng góp sức mình để đưa ngành Giáo dục phát triển hơn nữa, đặc biệt là giáo dục dân tộc.

Nàng Xô Vi, 25 tuổi, nữ ĐBQH đầu tiên của dân tộc Brâu
Nàng Xô Vi, 25 tuổi, nữ ĐBQH đầu tiên của dân tộc Brâu

Từ những "viên gạch lót đường" của Trưởng thôn Đăk Mế

Nàng Xô Vi sinh ra và lớn lên ở thôn Đăk Mế, xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum). Theo lời của Xô Vi, ngày trước đời sống của người dân trong thôn còn gặp nhiều khó khăn, nên họ chỉ biết chuyện nương rẫy, mong đủ bữa ăn qua ngày. Áp lực của cuộc sống và gánh nặng kinh tế, nên người trong thôn cũng không có điều kiện học cái chữ. Người biết chữ chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vì vậy, hủ tục, đói nghèo cứ bám riết trên mỗi nếp nhà. Chứng kiến những khó khăn đó, từ nhỏ Nàng Xô Vi đã miệt mài đèn sách, mong học được cái chữ để đổi đời và đóng góp sức mình đưa thôn Đăk Mế phát triển đi lên.

“Việc kiếm đủ ăn, đủ mặc đối với người làng còn khó, nói gì đến việc cho con đi học cái chữ. Gia đình mình có 4 anh chị em, nhưng có riêng mình quyết tâm bám tới cùng với con chữ, các anh chị em còn lại đều bị đứt gánh giữa đường. Hành trang đi học tiểu học, trung học của mình lúc bấy giờ chỉ là chiếc túi nylon đựng sách vở. Cứ thế ròng rã nhiều năm trời, đôi chân như không biết mỏi, cái bụng như không biết đói, miễn là được học cái chữ”, Nàng Xô Vi nhớ lại.

Trong câu chuyện với chúng tôi, Xô Vi nhớ mãi “cái ơn” với người bác Thao Lợi. Ông là người có những đóng góp rất lớn, trên con đường sự nghiệp của cô. Xô Vi kể: Trong thôn các bạn cùng trang lứa đều nghỉ học để phụ gia đình làm kinh tế. Dù gia đình mình rất nghèo, nhưng mình nhận thức được tầm quan trọng của việc học cái chữ, nên học xong THCS, mình mong muốn tiếp tục được đi học. Nhưng cái khó ở đây là việc thuyết phục cha mẹ cho đi học. Vì cha mẹ thì vẫn chưa hiểu được hết giá trị của con chữ. Khi đó, mình phải tìm đến bác Thao Lợi.

"Lúc bấy giờ, bác Thao Lợi là trưởng thôn Đăk Mế, được coi là có hiểu biết trong làng. Được sự vận động, giải thích của bác, bố mẹ đã đồng ý cho mình tiếp tục đi học. Bác Thao Lợi cũng là người dắt mình đi xin học. Lúc đi nộp hồ sơ, Trường PTDT nội trú tỉnh đã ngừng tuyển sinh. Không bỏ cuộc, bác tìm đến Sở Giáo dục và Đạo tạo (GD&ĐT) tỉnh Kon Tum. May mắn, hai bác cháu được Sở hỗ trợ tận tình và tạo điều kiện để mình tiếp tục con đường học vấn”, Xô Vi nhớ lại.

Với mong muốn có nhiều em nhỏ được học cái chữ, Nàng Xô Vi đã phấn đấu trở thành giáo viên để dạy chữ cho các em học sinh
Với mong muốn có nhiều em nhỏ được học cái chữ, Nàng Xô Vi đã phấn đấu trở thành giáo viên để dạy chữ cho các em học sinh

Kết thúc 3 năm học, Xô Vi lại về nhà xin bố mẹ cho đi học đại học, với mong ước trở thành giáo viên. Thương con gái, mẹ cô đã gom góp hết tài sản trong nhà, rồi đi vay mượn khắp nơi để có đủ tiền cho con đi thi đại học. Hè năm 2014, Xô Vi trở thành cô gái người Brâu đầu tiên đậu đại học và trở thành niềm tự hào của cả thôn Đăk Mế.

“Khi mình đậu đại học thì bố mẹ ở trên rẫy, khi ấy không có điện thoại để thông báo. Vì vậy, bác Thao Lợi đã đứng ra kêu gọi người dân trong thôn giúp đỡ. Đại học là một điều hiếm hoi và xa vời với dân làng lắm nhưng khi nghe Trưởng thôn kêu gọi, người làng cũng chung tay góp nhặt làm hành trang giúp mình đi học. Có Xô Vi ngày hôm nay cũng là nhờ dân làng mình cả”, Nàng Xô Vi tâm sự.

Suốt 4 năm đại học, để cha mẹ không phải nặng gánh, Xô Vi xin đi làm thuê để trang trải việc học. Năm 2018, Xô Vi tốt nghiệp và vào TP. Hồ Chí Minh xin làm thêm ở tiệm bánh mì, sau đó xin dạy thỉnh giảng ở Trung tâm Giáo dục phổ thông - Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh. Tháng 6/2020, Xô Vi về nhà và thi đậu viên chức Trường PTDT nội trú tỉnh và được phân về phân hiệu huyện Ia H’Drai (Kon Tum) công tác.

Đến Nghị trường Quốc hội.

Là người DTTS ít người, lại có trình độ và khát khao cống hiến, Nhà trường đã đề cử Xô Vi ra ứng cử ĐBQH khóa XV. Được sự tín nhiệm của người dân, Xô Vi nhận được 82% phiếu bầu và trở thành người Brâu đầu tiên, người trong ngành Giáo dục trẻ nhất trúng cử ĐBQH.

Nàng Xô Vi tại Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XV
Nàng Xô Vi tại Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XV

Cũng như các ĐBQH lần đầu trúng cử, Nàng Xô Vi rất vui, nhưng cũng đầy lo lắng, vì cảm nhận được trách nhiệm to lớn trên vai. Nàng Xô Vi chia sẻ: Mỗi ĐBQH đều mong muốn mình là cầu nối để mang tâm tư nguyện vọng của cử tri tới nghị trường Quốc hội. Từ đó giúp Nhân dân, cử tri, đặc biệt là Nhân dân tại địa bàn mình sinh sống có những chính sách hỗ trợ để vươn lên phát triển. Đối với Xô Vi, sinh ra và lớn lên chứng kiến cảnh khó khăn của đồng bào DTTS, nên khi được bầu làm ĐBQH, Xô Vi rất trăn trở làm thế nào để làm tròn trách nhiệm với đồng bào mình.

“Hiện nay, tôi đặc biệt quan tâm đến việc phát triển giáo dục dân tộc. Theo tôi thấy, tình trạng trẻ em đến lớp ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều hạn chế, tỷ lệ trẻ bỏ học còn cao nên tôi rất trăn trở. Tôi mong muốn tìm cách tháo gỡ những khó khăn trong công tác giáo dục dân tộc để giúp các em được đi học, có thêm kiến thức. Điều này không chỉ giúp các em có cuộc sống tốt, có công việc ổn định sau này, mà sẽ góp phần đưa văn hóa, dân tộc mình phát triển hơn, Nàng Xô Vi cho biết thêm.

Ngoài giáo dục dân tộc, Nàng Xô Vi cũng rất trăn trở về các vấn đề như bạo lực gia đình, bạo lực học đường, xâm hại tình dục ở trẻ em và bình đẳng giới. Chia sẻ về định hướng trong thời gian tới, Nàng Xô Vi cho biết: “Thời gian tới, tôi sẽ tích cực trau dồi bản thân, tìm hiểu thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm để có thể truyền tải và mang được tiếng nói của mình, của đồng bào DTTS ra nghị trường Quốc hội. Thông qua đó, đề xuất các chính sách về giáo dục, việc làm với mong muốn giảm tỷ lệ hộ nghèo, tăng thu nhập, tiến tới thu hẹp khoảng cách về mức sống giữa miền ngược với miền xuôi”.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Cần quan tâm đến đời sống, thu nhập của nhà giáo, đặc biệt là giáo viên vùng đồng bào DTTS

Cần quan tâm đến đời sống, thu nhập của nhà giáo, đặc biệt là giáo viên vùng đồng bào DTTS

Vấn đề phụ cấp ưu đãi nghề chưa đủ hấp dẫn, đặc biệt đối với nhà giáo công tác ở vùng sâu, vùng xa, nơi có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được nhiều đại biểu Quốc hội đưa ra trong phiên thảo luận về Luật Nhà giáo tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Các đại biểu cho rằng, cần quan tâm đến đời sống, thu nhập của nhà giáo để tháo gỡ những khó khăn trong công tác giáo dục đang tồn tại ở khu vực này.
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Nam ban hành Nghị quyết về phát triển Sâm Ngọc Linh

Quảng Nam ban hành Nghị quyết về phát triển Sâm Ngọc Linh

Sản phẩm - Thị trường - T.Nhân - H.Trường - 3 phút trước
Tỉnh Quảng Nam đặt mục tiêu bảo tồn, xây dựng và phát triển Sâm Ngọc Linh thành ngành hàng hóa có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm chủ lực của tỉnh, mang thương hiệu quốc gia. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam vừa ban hành Nghị quyết số 40 về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.
Khẩn trương xây dựng tiêu chuẩn riêng cho thị trường tín chỉ carbon

Khẩn trương xây dựng tiêu chuẩn riêng cho thị trường tín chỉ carbon

Kinh tế - Minh Thu - 4 phút trước
Lần đầu tiên Việt Nam đã ký cam kết và bán được 10,3 triệu tấn tín chỉ carbon cho quốc tế, nhưng do vướng khung pháp lý, hiện vẫn còn dư 5,9 triệu tấn CO2 chưa tìm được đối tác để chuyển giao…
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược với nhiều nội dung quan trọng

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược với nhiều nội dung quan trọng

Thời sự - Hoàng Quý - 5 phút trước
Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Hơn 1.000 kiều bào và người dân tại tỉnh Shihanuk Vill Vương quốc Campuchia được khám bệnh miễn phí

Hơn 1.000 kiều bào và người dân tại tỉnh Shihanuk Vill Vương quốc Campuchia được khám bệnh miễn phí

Tin tức - Duy Chí - 10 phút trước
Tại xã Vill Rinh, huyện Pray Nup, tỉnh Shihanuk Vill, Vương quốc Campuchia, đoàn bác sĩ Tâm Việt thuộc Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức khám bệnh, xét nghiệm, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho 1.167 kiều bào và người dân địa phương.
Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ngãi lần thứ IV năm 2024 sẽ diễn ra vào cuối tháng 11

Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ngãi lần thứ IV năm 2024 sẽ diễn ra vào cuối tháng 11

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 15 phút trước
Theo dự kiến, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ngãi lần thứ IV, năm 2024 sẽ diễn ra trong 2 ngày 29 và 30/11, tại Nhà văn hóa lao động tỉnh. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, có ý nghĩa sâu sắc, góp phần tôn vinh các giá trị văn hóa tiêu biểu của đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh.
Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Tại vùng đất miền đá xám Mèo Vạc - Hà Giang, nơi có những dãy núi trùng điệp và những bản làng xa xôi, có một thầy giáo mầm non mà tên tuổi đã trở nên quen thuộc không chỉ với các em học sinh mà còn với đồng bào nơi đây. Đó là thầy giáo Hoàng Đại Nghĩa, người đã giành hơn 14 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, giúp các em mở rộng cánh cửa tri thức, vươn lên từ những khó khăn của cuộc sống.
Quảng Nam: Cứu kịp thời người phụ nữ ăn lá ngón tự tử

Quảng Nam: Cứu kịp thời người phụ nữ ăn lá ngón tự tử

Trang địa phương - T.Nhân - H.Trường - 16 phút trước
Chiều 21/11, Thiếu tá, bác sĩ Nguyễn Văn Quốc Trí - Phó trưởng Phòng khám Axan (đóng tại xã Axan, huyện Tây Giang, Quảng Nam), cho biết vừa kịp thời cứu sống 1 bệnh nhân nữ trên địa bàn ăn 6 lá ngón cùng lúc để tự tử.
Cà Mau: Sôi nổi Ngày hội đua vỏ lãi trên cửa biển Sông Đốc

Cà Mau: Sôi nổi Ngày hội đua vỏ lãi trên cửa biển Sông Đốc

Thể thao - Tào Đạt - 18 phút trước
Ngày 21/11, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau phối hợp với UBND thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời tổ chức Ngày hội đua vỏ lãi năm 2024. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ kỷ niệm 70 năm sự kiện chuyến tàu tập kết ra Bắc (1954 - 2024). Ngày hội thu hút hàng ngàn người dân trong và ngoài tỉnh đến theo dõi.
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 20 phút trước
Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đối thoại với nông dân

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đối thoại với nông dân

Trang địa phương - Mỹ Dung - 23 phút trước
Ngày 21/11, tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Lãnh đạo tỉnh đối thoại với nông dân 2024, với chủ đề “Hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất - kinh doanh, nâng cao thu nhập và chất lượng đời sống Nhân dân khu vực nông thôn”. Hội nghị có sự tham gia của 250 đại biểu trên địa bàn toàn tỉnh.
Hoà Bình đánh thức tiềm năng phát triển du lịch vùng hồ

Hoà Bình đánh thức tiềm năng phát triển du lịch vùng hồ

Công tác Dân tộc - Lê Anh - 25 phút trước
Với những tiềm năng tự nhiên và văn hóa đa dạng, du lịch Hòa Bình có đầy đủ điều kiện “cất cánh”, mở ra nhiều cơ hội, để thu hút đông đảo khách trong nước, quốc tế đến trải nghiệm, khám phá. Từ đó đưa ngành du lịch trở thành động lực phát triển kinh tế quan trọng của tỉnh.