Đón Tết nguyên đán, nhiều chương trình hội Xuân mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống được tổ chức để chào đón Xuân Tân Sửu 2021.
Năm năm qua, tranh thủ các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, đặc biệt là Chương trình 135 (CT135), Nhân dân các dân tộc huyện Mèo Vạc (Hà Giang) đã nỗ lực, quyết tâm vươn lên thoát nghèo.
Là một trong chuỗi các hoạt động đón Tết Tân Sửu 2021 sẽ diễn ra tại Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam từ ngày 29/1 đến ngày 1/2 (tức là từ ngày 17-20 tháng Chạp năm Canh Tý).
Về hưu, thay vì nghỉ ngơi, ông lại say sưa tìm hiểu các mô hình kinh tế hiệu quả để áp dụng vào sản xuất. “Không chỉ phát triển kinh tế cho gia đình, mà ta phải làm để bà con làm theo”, ông Vi Văn Phong, nguyên Phó Bí thư Đảng uỷ xã Ngọc Lâm, huyện Thanh Chương, Nghệ An chia sẻ.
Gà đất biết gáy, là loại đồ chơi truyền thống vào loại “độc nhất vô nhị” của đồng bào dân tộc Tày. Để làm ra một chú gà đất kêu được như gà thật, nghệ nhân phải trải qua gần chục công đoạn chế tác với cấu tạo âm thanh cực kỳ phức tạp... Hiện, trong cộng đồng người Tày ở khu vực phía Bắc chỉ còn một người duy nhất làm được những đồ chơi độc đáo này, đó là ông Hoàng Chóong ở Xã Hoàng Việt, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn.
Ngày hội Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2021 với chủ đề “Hòa Bình - Miền sử thi” vừa diễn ra tại Thủ đô Hà Nội. Sự kiện do tỉnh Hòa Bình phối hợp với TP. Hà Nội tổ chức.
Những ngày Xuân, đến các làng Chăm An Giang là một trong những trải nghiệm không thể quên của du khách.
Với tinh thần cố kết cộng đồng và ước muốn sinh viên dân tộc Mông từ mọi miền đến học tập tại Hà Nội có thêm kỹ năng sống, Ban liên lạc sinh viên dân tộc Mông Hà Nội đã ra đời. Từ ngày thành lập, Ban liên lạc đã có nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực, là ngôi nhà chung kết nối giới trẻ Mông trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Sau khi tổ chức đám cưới, để bày tỏ lòng thành kính, đền đáp công ơn của cha mẹ, gắn kết tình nghĩa anh em, bạn bè, đồng thời tiễn người con trai về nhà vợ, đồng bào Gia Rai thường tổ chức lễ Joă H’Bâu hay còn gọi Lễ đạp tro.
Những năm qua, thực hiện chủ trương nhất quán của Đảng về công tác dân tộc, một hệ thống chương trình, chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đã được ban hành và triển khai thực hiện. Nhờ vậy, vùng đồng bào DTTS và miền núi của nước ta đã có sự chuyển mình, phát triển mạnh mẽ.
Cứ mỗi độ Xuân về, đặc biệt là vào dịp Lễ hội Lồng tồng của đồng bào dân tộc Tày, Nùng xứ Lạng thường không thể thiếu một loại hình văn hóa đặc sắc, tiêu biểu, đó là múa ky lằn.
Sau 5 năm triển khai thực hiện Hợp phần đầu tư hạ tầng cơ sở (Chương trình 135), với trên 417 tỉ đồng, tỉnh Bắc Kạn đã đầu tư 758 công trình hạ tầng. Nhờ đó, diện mạo các xã vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK ở tỉnh Bắc Kạn có nhiều chuyển biến đáng kể, góp phần tích cực vào công cuộc giảm nghèo chung của tỉnh.
Hơn 30 năm xa quê lập nghiệp, đồng bào các dân tộc phía Bắc ở Ea Tam, huyện Krông Năng (Đăk Lăk) vẫn gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo, tạo nên không gian văn hóa Việt Bắc đặc sắc nơi đại ngàn Tây Nguyên.
Bà Chu Thị Hồng Vân (dân tộc Nùng, SN 1968) ở thôn Hố Cao, xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang là nghệ nhân ưu tú duy nhất của tỉnh Bắc Giang trong lĩnh vực thực hành Then. Với vốn Then và đàn tính phong phú, bà không ngừng góp sức bảo tồn, phát huy giá trị của di sản Then trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào Nùng trên địa bàn tỉnh.
Nền văn hóa Óc Eo, biểu trưng cho một vương quốc mang tên Phù Nam xưa tại Đồng bằng sông Cửu Long luôn là điều bí ẩn, kỳ lạ đang được các nhà chuyên môn khám phá, giải mã. Tại xã Lương Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh có một di tích khảo cổ đã được các nhà khảo cổ khai quật và lên phương án bảo tồn, phát huy giá trị di tích để phát triển du lịch, đó là di tích Bờ Lũy - chùa Lò Gạch.
Thời gian qua, nhờ thực hiện tốt các chính sách dân tộc, tỉnh Hòa Bình đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống người dân.
Ngày 16/1, tại Ngôi nhà di sản (87 phố Mã Mây, Hà Nội), Ban Quản lý Phố cổ Hà Nội phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ phát triển Áo dài truyền thống Đình làng Việt tổ chức trưng bày, giới thiệu áo dài truyền thống.
Khi Tết đến Xuân về, đồng bào dân tộc Cơ Tu ở Quảng Nam thường tổ chức hội “Tà moòi” (thăm viếng nhau) để tạo sự gắn kết tình cảm giữa hai bên thông gia.
Việc thực hiện Đề án 79 đã cơ bản sắp xếp ổn định dân cư cho đồng bào nơi đây. Nhưng cuối giai đoạn nước rút thực hiện đề án, việc ổn định cuộc sống của các hộ dân tại nhiều bản tái định cư vẫn bộn bề khó khăn; đặc biệt khi triển khai các chính sách hỗ trợ sinh kế bền vững cho người dân .
Huyện Hà Quảng có 2 dân tộc chủ yếu là Tày, Nùng, với bản sắc văn hóa phong phú, độc đáo riêng của mỗi dân tộc nên tạo nên những dấu ấn riêng trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng người dân nơi đây. Những năn gần đây, chất lượng cuộc sống của đồng bào ở các xóm bản đang từng bước được nâng lên, đồng bào có thêm điều kiện để bảo tồn phát huy giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống, với việc hình thành các đội văn nghệ, hát dân ca cấp xóm bản.