Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) đã có nhiều giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy văn hóa của đồng bào các DTTS nơi đây. Một trong những giải pháp mang lại hiệu quả, đó là đưa văn hóa của đồng bào các dân tộc trên địa bàn vào giảng dạy trong các trường học.
Sau trận lũ lịch sử năm 2018, hàng trăm hộ dân của huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa đã chịu thiệt hại nặng nề về người, mất nhà cửa, tài sản. Thời gian qua, chính quyền các cấp đã nhanh chóng vào cuộc, xây dựng các khu tái định cư để người dân ổn định cuộc sống. Đến nay, về cơ bản, bà con đã có nhà cửa kiên cố, song lại thiếu kế sinh nhai do không có đất sản xuất.
Để triển khai cấp điện cho nông thôn, miền núi, hải đảo, Chính phủ đã phê duyệt thực hiện Chương trình theo Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 26/8/2016 và Quyết định số 1740/QĐ-TTg ngày 13/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ với tổng nhu cầu vốn đầu tư là 30.116 tỷ đồng. Chương trình được triển khai tại 48 tỉnh thành phố với mục tiêu đến hết năm 2020 hầu hết các số hộ dân có điện. Tuy nhiên vì thiếu nguồn lực đầu tư nên chương trình không hoàn thành được đúng thời hạn.
Trong xu thế hội nhập ngày một sâu rộng như hiện nay, nhiều nét văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh có sự giao thoa, mai một. Nhưng đối với đồng bào Dao đỏ ở xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì vẫn lưu giữ được những nét văn hóa đặc sắc. Đặc biệt, lễ cưới truyền thống được duy trì theo đúng bản sắc từ xưa để lại.
Ngày 12/1/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 79/QĐ-TTg, phê duyệt Đề án sắp xếp, ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên (gọi tắt là Ðề án 79). Mục tiêu là bố trí, sắp xếp ổn định đời sống cho 12.2005 hộ, với hơn 68.000 nhân khẩu. Sau 8 năm triển khai Đề án, người dân đã không còn du canh du cư, cuộc sống đã dần ổn định. Tuy nhiên để người dân "lập nghiệp" trên vùng đất mới, vẫn cần có sự nỗ lực hơn nữa của các cấp chính quyền, tổ chức đoàn thể và của chính người dân...
Trong những năm qua, trên địa bàn huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, phong trào đoàn viên tham gia phát triển kinh tế, vươn lên xoá đói giảm nghèo được nhân rộng và phát triển nhanh. Một trong những tấm gương tiêu biểu, là chàng thanh niên sinh năm 1991, Thào A Hồng ở bản Nặm Búa (nay là bản Co Nhừ), xã Long Hẹ.
Sáng 10/1, tại không gian Vườn hoa Tượng đài Lý Thái Tổ, phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội đã diễn ra Ngày hội văn hóa “Tết Mông xuống phố” năm 2021. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh dự Ngày hội.
Mỗi cộng đồng dân tộc thiểu số ở miền Tây xứ Nghệ đều có một cái tết riêng. Nếu như người Mông vui đón Tết từ những ngày cuối tháng 10 (âm lịch) thì người Khơ Mú lại tổ chức Tết Gơ rơ vào cuối tháng 11 với nhiều nét riêng biệt, độc đáo.
Vào những năm 90 của thế kỷ trước, hàng trăm người Mông từ Cao Bằng lặn lội tìm đến “hạ sơn” ở xóm Lân Vai, xã Dân Tiến, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên sinh cơ lập nghiệp. Hơn 30 năm sau, cùng với nỗ lực của người dân và sự quan tâm sát sao của chính quyền các cấp, Lân Vai đã khoác lên mình màu áo mới, tự tin về đích nông thôn mới (NTM).
Tháng 6/2020, nghề dệt thổ cẩm ở thôn 2 Túc, xã Phúc Lợi, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái được công nhận Làng nghề thêu dệt thổ cẩm cấp tỉnh. Đây là niềm vui, động lực và tạo điều kiện giúp bà con người Dao nơi đây gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá, nâng cao đời sống kinh tế...
Tại vùng đất Lạng Sơn, đồng bào dân tộc Nùng với 3 nhóm địa phương là Inh, Phàn Slình và Cháo sinh sống đan xen cùng với các dân tộc khác. Từ xưa, người Nùng ở Lạng Sơn có tục thờ cúng Mè Nàng chứa đựng nhiều ý nghĩa, biểu tượng văn hóa sâu sắc.
Cư ngụ dưới chân dãy Trường Sơn hùng vĩ, đồng bào dân tộc Cơ Tu ở huyện Đông Giang (tỉnh Quảng Nam) sở hữu kho tàng di sản văn hóa đa dạng và phong phú gồm: Không gian văn hóa làng, các phong tục tập quán, múa Tâng tung za zá, kiến trúc Gươl, dệt thổ cẩm…
Từ xưa đến nay, gia đình luôn là mái ấm dành cho mọi người xây dựng tình yêu thương và hạnh phúc. Ở đó hình ảnh người phụ nữ giữ vai trò quan trọng trong sinh hoạt thường ngày. Từ chuyện chăm sóc chu đáo cho những đứa con, chuẩn bị món ăn cho từng bữa cơm, đến chuyện nâng khăn sửa túi cho chồng phải thật lịch thiệp khi bước ra đường hoặc đến cơ quan… Có biết bao là việc từ việc nhỏ đến việc to, nhưng bản chất của người phụ nữ Việt Nam vẫn luôn âm thầm, cần mẫn. Một bản tính hiền hòa, dung dị bao đời nay.
Vừa qua, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Khánh Hòa đã ban hành Kế hoạch kiểm kê trang phục truyền thống dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh năm 2021.
Xã Công Sơn (huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn) là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Dao thuộc ngành Dao Lù Gang. Nơi đây thuộc vùng núi Mẫu Sơn, không chỉ có khí hậu ôn hòa, trong lành mà đồng bào DTTS còn lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa đặc sắc, tiêu biểu như nghi lễ đám cưới truyền thống của người Dao.
Không chỉ có công phục dựng lại ngôi chùa có lịch sử hàng ngàn năm ở huyện Hoằng Hóa, sư thầy Thích Đàm Ngoan còn khiến cho ngôi chùa thành mái ấm tình thương cưu mang, đùm bọc những đứa trẻ mồ hôi bất hạnh.
Con người ta sinh ra vốn mang trong mình hỉ, nộ, ái, ố. Tuy nhiên, những cảm xúc vui vẻ, hồn nhiên nhiều lúc bị áp lực cuộc sống chôn vùi. Dần dần, con người trở nên khô khan về cảm xúc, thay vào đó là sự vô cảm. Con người dường như bị cuốn hút vào công việc, kiếm tiền… mà vô tình đánh mất nhiều thứ quý giá khác trong cuộc sống.
Người Rơ Ngao là một nhánh của dân tộc Ba Na sống tập trung tại làng Kon Trang Long Loi, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum. Cứ vào dịp cuối năm hoặc sau khi mùa thu hoạch hoàn tất, cộng đồng người Rơ Ngao nơi đây lại tổ chức Lễ cúng "Nước giọt" nhằm tạ ơn những điều tốt đẹp mà Yàng Ia (Thần nước) đã mang đến cho dân làng và cầu mong một mùa màng tốt tươi sẽ đến trong năm mới.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có văn bản yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành tại địa phương triển khai các biện pháp an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch năm 2021.
Với chủ đề “Đón Xuân vùng cao”, các hoạt động trong tháng 1/2021 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ giới thiệu không khí vui Tết đón xuân đầu năm mới, cùng các nghi lễ, phong tục tập quán và giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc tại Làng.